Em làm quen với Khuông nhạc – Nốt nhạc

( Tài liệu Tu học Ngành Đồng – Bậc Chân Cứng

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2004 – PL 2548 )

 

I. EM CẦN BIẾT :

1. Một khuông nhạc gồm có 5 dòng ( đường kẻ ) song song và cách đều nhau. Năm dòng này tạo nên 4 khe.

Ngoài  những dòng và khe chính còn có những dòng, khe phụ ở phía dưới và phía trên khuông nhạc.

2. Nhạc hiện nay thường sử dụng 7 nốt nhạc phổ thông Tây phương với tên gọi : Đô, Rê, Mi, Pha, Sol, La, Si.

Thông thường người ta dùng khóa Sol để xác định tên nốt trên khuông. Khóa Sol được viết bắt đầu từ dòng thứ 2 ( tính từ dưới lên ). Từ nốt Sol chúng ta có thể tìm được vị trí các nốt khác theo thứ tự liền bậc ở khe, dòng, đi lên hoặc đi xuống.

Sự thay đổi giữa các nốt nhạc này tạo nên cao độ. Hai nốt liền nhau cách  nhau 1 cung ( trừ hai nốt Mi – Pha  = ½  cung , và Si – Đô  = ½ cung ).

3. Về trường độ, sự khác nhau được phân biệt bởi các hình nốt. Hình nốt là kí hiệu ghi độ ngân dài ngắn của âm thanh.

II. EM TRẢ LỜI VÀ THỰC HÀNH :

–   Kể tên các nốt nhạc theo thứ tự.

–   Kẻ khuông nhạc, viết khóa Sol và ghi 7 nốt.

–   Đọc tên các nốt nhạc trên khuông.

–   Viết các hình nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, móc đơn, móc kép và so sánh giá trị giữa các nốt.

 

 

Bài khác nên xem

Chuyện tiền thân : Nai ngọc

datthinh

Khóa Tu Chánh niệm và sinh hoạt cấp Tấn, cấp Tín Miền Liễu Quán

phuocthanh

Mẫu chuyện đạo : Hạnh tu nhẫn nhục

datthinh