Câu chuyện Về TRUYỀN THỐNG

Có người hỏi tôi rằng: “Anh hiểu thế nào là truyền thống? Truyền thống của các anh là gì mà mê dữ vậy!?
Tôi chợt mỉm cười không vì những câu hỏi mà vì người đã đặt ra câu hỏi đó với cá nhân tôi!

Trước đây, tôi có tham dự Lễ Chu Niên một đơn vị tại địa phương. Trong lời Đạo từ của mình, một vị Thượng tọa Hiệu trưởng một trường Trung Cấp Phật Học ở Đà Nẵng, Thầy thao thao bất tuyệt giải thích hai từ TRUYỀN THỐNG trong khi anh chị em chúng tôi mỗi người một việc, xì xầm nhỏ to bàn chuyện khác mà chẳng thể hòa chung trong một khung cảnh và hệ tư tưởng đánh giá, nhìn nhận sự việc này. Thầy nói: “TRUYỀN THỐNG là như một con sông cuộn chảy, nó được bắt đầu từ nguồn đổ về và bồi đắp những tinh túy mà chúng ta nhận được hôm nay. Vì thế, các anh chị cần phải biết thay đổi, tiếp nối truyền thống như những dòng nước và phù sa. Đón nhận và phát huy những cái mới của thời đại ngày này, bắt nhịp cho kịp để không phải là một tổ chức lạc hậu……”

Nghe Thầy dạy là thế, nhưng thật tình tôi nào dám trả lời câu hỏi về hai chữ TRUYỀN THỐNG như trên, sợ lại bị cho là Htr có cái nhìn thiển cận, vong ơn bội nghĩa trước sự biến đổi của thời cuộc. Dù gì cũng qua sách báo, kinh kệ, thực tế trãi nghiệm những giá trị trong cuộc sống mà ngày nay tôi may mắn được học hỏi, chỉ có thể lý giải hai chữ TRUYỀN THỐNG qua suy nghĩ của cá nhân được tích góp không nhiều, mong nhận được sự hoan hỷ từ mọi người:

Nói đến TRUYỀN THỐNG, tức là nói đến những Giá trị văn hóa – Những Đức tính – Tập tục – Thói quen – Tư tưởng – Đạo đức – Lối sống có tính Nhân bản cao và được mọi người công nhận. Nó được lưu truyền, gìn giữ, kế thừa và phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ kia mà không hề thay đổi bởi bất kỳ một tác động nào của thời cuộc…

Với TRUYỀN THỐNG của tổ chức chúng tôi ( GĐPT Việt Nam) đó là cả một quá trình hun đúc và bồi xây trí tuệ, được đánh đổi bằng cả mồ hôi, xương máu và nước mắt của các bậc cha ông. Là những giá trị tinh hoa, cốt lõi được dựng xây và truyền trao bởi các trưởng bối và hiền nhân nhiều đời dựa trên nền tảng giáo lý của đấng tự phụ. Phàm là người dân nước Việt, ta thọ nhân ân đức từ hồn thiêng sông núi, từ tổ tiên ông bà, ta tự hào là dòng giống lạc hồng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Vậy nên, những ai phá vỡ TRUYỀN THỐNG tức là phá vỡ lề lối quy cũ, là người vong bản mất gốc, hèn hạ và nhút nhác, ích kỷ và nhỏ nhen, đánh mất nhân tâm, lừa Thầy phản bạn, bất chấp cả xuất sanh của mình từ đâu mà có được hôm nay ta sống……

Mọi việc ta làm không nằm ngoài Y báo và Chánh báo, những hạng người như thế ắc không sao tránh khỏi những Nghiệp báo sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn mà thôi!..

Thân ái!

Nguyên Linh

Bài khác nên xem

(Vĩnh Hảo) An trong cõi bất an

nhuanphap

Những Cơn Đau Mùa Phật Đản – Đức Quảng

ducquang

Đêm Nghe Sông Hằng Hát

ducquang