Cây thuốc quý

cay-thuoc-bong-1417620657726

Cây thuốc này quen thuộc với mọi người nhưng có những công dụng không ngờ tới.

Cây thuốc bỏng còn có các tên trường sinh, thổ tam thất, diệp sinh căn, lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ). Tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam) Pers (Bryophyllium calycinum Salisb). Họ cây thuốc bỏng (Crassulaceae). Có tên “thuốc bỏng” vì cây được dùng phổ biến nhất làm thuốc đắp chữa bỏng. Tên trường sinh và có nơi dùng tên sống đời, có lẽ vì có đặc điểm mép lá ra rễ thành cây khác ngay khi lá còn trên cây hoặc rơi xuống đất, xuống nước, nơi tường ẩm, tiếp tục sống mãi không ngừng. Cây mọc khắp nơi trên đất nước ta để làm cảnh và làm thuốc. Cây còn sống ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Thành phần hóa học có 3 nhóm hoạt chất:

– Các acid hữu cơ như: malic, citic, succinic, fumaric, pyruvic, axala acetic, oxalic, lactic…

– Các glycozit flavonoic như: glycozit A, glycozit B và quexetin glycozit C là kampfearol 3 -glycozit.

– Các hợp chất phenolic gồm: acid p.cumaric, syringic, cafeic, phydroxybenzoic.

Công dụng: cây thuốc bỏng thể hiện rõ tính chất tiêu viêm, kháng khuẩn. Được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong hoặc ngoài cơ thể.

Cây thuốc bỏng đã được dùng trong các trường hợp sau:

Tai nạn đứt da chảy máu, dập nát, bầm huyết, bỏng lửa, rắn rết cắn: giã nhuyễn lá để đắp buộc lên vết thương.

Trĩ (nội, ngoại) dịch lá sống đời uống vào sáng và tối, mỗi lần 60ml (20 – 25 lá).

Chốc lở sài đầu, mụn nhọt lở ghẻ ở trẻ em: trong uống dịch lá bỏng, sáng tối, mỗi lần 20 – 25ml. Ngoài đắp rửa bằng nước lá bỏng giã nhuyễn.

Mụn trứng cá: trong uống, ngoài đắp rửa.

Các bệnh phong ngứa dị ứng (lở sơn, mề đay, chàm): trong uống, ngoài xoa đắp rửa.

Viêm họng khô rát ngứa: nhai ngậm lá bỏng

Cúm, sổ viêm mũi xoang: vò lá bỏng nhét vào lỗ mũi, nhỏ dịch lá bỏng.

Sốt xuất huyết: ngày đầu mỗi ngày uống 3 – 4 lần 100ml. Ngày sau 2 lần. Mỗi lần 60ml cho đến khi khỏi.

Viêm nhiễm đường hô hấp, ho, ho lao, ho ra máu: uống thường xuyên sáng tối. Mỗi lần 60 – 80ml dịch lá bỏng. Trẻ em ho gà 20 – 25ml (6 – 8 lá).

Xơ gan cổ trướng và các loại viêm gan: uống ngày 3 lần, mỗi lần 100ml liên tục. Dùng lá trong bóng râm có nhiều vị chua.

Viêm loét dạ dày chảy máu: không chảy máu uống 60ml vào sáng tối, có chảy máu các ngày đầu 3 – 4 lần với liều 100ml (khoảng 35 lá) cho cầm, sau đó ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.

Phù thận (và các loại phù thũng) uống ngày 2 lần dịch lá bỏng, mỗi lần 60ml.

Mồ hôi trộm: cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.

Táo bón: ngày 2 lần, mỗi lần 60ml.

Mất ngủ (người lớn, trẻ em): người lớn nhai ngậm nuốt hoặc trẻ em uống dịch lá bỏng đều ngủ ngon giấc.

Sốt nóng trẻ em: uống ngày 2 – 4 lần, mỗi lần 30ml dịch lá bỏng.

Nhức đầu, hồi hộp, huyết áp cao: ngày uống 2 lần mỗi lần 60ml dịch lá sống đời sẽ lợi tiểu, giảm nhịp tim, ngủ tốt hạ huyết áp, hết nhức đầu.

Đau lưng, mỏi gối: trong uống dịch, ngoài xoa đắp bã lá bỏng sẽ tiêu viêm, giảm đau.

Hôi nách: trong uống dịch ngoài xoa xát rửa bằng bã lá bỏng giã nhuyễn.

Theo BS. PHÓ ĐỨC THUẦN

Suckhoedoisong

 

Bài khác nên xem

Tin Buồn

phuocthanh

Nhạc Karaoke: Gia Đình Thân Ái – Lê Mộng Nguyên

ducquang

Lễ Tiểu tường Đức Trưởng lão Hòa thượng Đệ nhị Thượng thủ Hội đồng Tăng Già Bản Thệ