Tiến Trình Văn Nghệ GĐPT (tiếp)

3 . hình tượng mỹ thuật thứ  nhất : Huy hiệu Sen trắng

 

a) Nguồn gốc : Ai là tác giả huy hiệu Hoa Sen trắng ?

Theo Phật tử Tâm Hảo – Hồ Phùng qua lời kể lại của anh Lê Lừng ( tác giả bài ca Dây thân ái ) thì huy hiệu hoa Sen trắng được thiết kế khoảng năm 1939 -1940 . Lúc ấy Bác Tâm Minh – Lê Đình Thám đang làm phổ trưởng  Gia đình Phật hoá phổ, ông Lê Lừng và con trai của Bác Thám  tên Lê Đình Luân  đang sinh hoạt  Hướng Đạo, đoàn Đinh Bộ Lĩnh ở Huế – Ong Lê Lừng từng là tốc ký viên – viết lại những bài vở do Bác Thám đọc  để đăng trên báo Viên Âm . Với sự khích lệ và chấp thuận của bác Thám , Ông và ông Lê Đình Luân là những người đã góp ít nhiều công sức trong việc xây dựng Gia đình Phật hoá Phổ Tâm Minh  với mục đích phổ biến Đạo Phật  trong tuổi trẻ !

   Khi mô hình sinh hoạt Gia đình Phật hoá phổ nhân rộng ở Huế, ông Lê Lừng  tự nghĩ phải sáng tác ra một huy hiệu (logo) tượng trưng như của Hướng Đạo, và ông đã vẽ ra huy hiệu này. Ông Lê Lừng từng là khoá sinh hàm thụ  của trường Ecole ABC de dessin tại Paris (Pháp) nên cũng có kiến thức và khả năng về hội hoạ.

   Huy hiệu này đã được các nhân sĩ trí thức trong Đoàn Phật học Đức Dục sử dụng nhưng có thêm chữ PHĐD ở phía trên , ông Lừng cũng không ngờ sau này nó phổ biến đến mức : GĐPT nhận làm huy hiệu đã đành, các chùa chiền, đình miếu, các hội Phật học cũng treo ở trụ sở của mình, thậm chí  trên đầu quan tài người ta cũng vẽ hình hoa sen trắng để lên trên!

Ong Lê Lừng hiện nay trên 80 tuổi hiện cư ngụ tại Gia Định , Việt Nam , tuy không còn sinh hoạt GĐPT nhưng vẫn là một Cư sĩ  thuần thành , tiếp tục làm công việc soạn dịch kinh điển.(đã mất)   Về việc chánh đảng BJP (Bharatiya Janata Party) của Ấn Độ xử dụng cờ có vẽ huy hiệu  Sen Trắng , ông Lừng cho là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên!

b) Ý nghĩa của huy hiệu hoa sen :

Ong Lê Lừng nghĩ rằng : “ Đoàn thể Hướng Đạo có huy hiệu ( badge) để đeo trên áo, sao mình lại không thể  ?

Có lẽ  ông chịu ảnh hưởng ít nhiều huy hiệu hoa bách hợp này (artichaut) cộng hợp với sự  quan sát hình thái của hoa sen để  thiết kế  nên một hình sen trắng hoàn thiện.

 Nội qui GĐPT ViệtNamđiều 11 chương III chấp nhận Huy hiệu Hoa sen là biểu tượng chính thức của GĐPT . Trên tất cả các hiệu kỳ lớn, nhỏ  huy hiệu Sen Trắng trong nước đều nằm về phía bên phải – không chú ý điểm này, những hoa sen nằm phía trái cờ là sai ( Cờ Hải Ngoại 2 bên đều có Hoa Sen)

Bản thể của hoa sen vốn là vô nhiễm đối với  nhiều dân tộc Á Đông – Trong kinh Pháp Hoa dùng Hoa sen làm ảnh dụ  cho giáo lý Phật Đà . Còn ý nghĩa  trong GĐPT :

–         viền tròn trắng biểu thị  sự viên dung cô ngại của Đạo Phật ( Cũng có thể hiểu là  cứu cánh giải thoát – Trí tuệ siêu việt )

–         Ba cánh dưới biểu hiện Tam Bảo : Phật ( giữa ) , Pháp ( trái ) , Tăng ( phải ) .

–         Năm cánh trên tượng trưng năm hạnh và 5 vị Phật , Bồ Tát  mà Phật tử  gắng noi theo .

–         Nền xanh lá mạ tượng trưng cho hy vọng tuổi trẻ vươn lên (  đức Dũng của Phật tử  , Tùng địa dũng xuất )

     Với  những ý nghĩa trên  Huy hiệu Sen trắng đã trở thành một biểu tượng, một Pháp khí  linh thiêng. Một đoàn sinh  được phát nguyện đeo Hoa sen  là chính thức trở thành đoàn viên GĐPT. Phải trân trọng huy hiệu, phải tu học trau giồi  thanh khiết như hoa sen, phải gìn giữ  thanh danh GĐPT .

–         Bất cứ một huy hiệu trại nào do GĐPT tổ chức  không thể thiếu huy hiệu Hoa sen .

–         Không nên  dùng huy hiệu hoa sen để biếm họa , hài hước.

(kết luận huy hiệu Sen trắng đúng là do ông Lê Lừng thiết kế – còn ý nghĩa Sen Trắng là do HT Minh Châu và huynh trưởng Phan Xuân Sanh)

5. Hình tượng mỹ thuật thứ nhì :  Ấn Cát tường – Ấn Tam muội ( chánh định  ).

 Nội qui GĐPT VN chương III , điều 12 , khoản c : Chào kính GĐPT là ân Cát tường , chỉ  áp dụng khi mặc đồng phục GĐPT .

– Chư Phật thường xử dụng ấn này  để tiếp độ , cứu khổ , ban vui (  cát tường )

–  Phật tử thủ ấn tu trì  Chánh định  đến chỗ tịch lặng an nhiên .

– Đoàn viên GĐPT  với tiếng reo “Tinh Tấn “  bắt ấn cát tường chào Sen trắng , chào đón BHD , chào tống tang nghi thức GĐPT, tan hàng .

– Cấp dưới chào cấp trên trước và xả ấn sau .

– GĐPT không chủ trương thủ ấn ( giữ nguyên ) khi chào cờ , trình diện báo cáo như Quân đội hoặc Hướng Đạo, hay các đoàn thể khác !

Bài hát thứ ba : Bài hát chính thức GĐPT ViệtNam – Bài  Sen Trắng , nhạc Ưng Hội, lời Phạm Hữu Bình – Nguyễn Hữu  Quán. Đầu tiên lời hát viết bằng tiếng Pháp  xử dụng trong đoàn Phật học Đức Dục . Đến năm 1942  mới viết ca từ lại bằng chữ quốc ngữ – Đây là một thể loại ca khúc ngắn chỉ với 16 trường canh mà diễn tả được hết  mục đích lý tưởng của GĐPT Việt Nam .

   Nội Qui GĐPT ViệtNam, điều 12 , khoản a công nhận  bài Sen Trắng là bài ca chính thức  của Gia đình Phật tử . ( Nếu đã là Nội Quy xin đừng thêm bớt bất cứ điều gì, vì có nhiều em gọi bài ca tên là Hoa Sen Trắng!!!)

  • Ngày 25 /1 / 1950 Hội đồng Tăng già Trung Việt  và Hội Việt Nam Phật học  chính thức chấp thuận và trao huy hiệu  Hoa sen trắng cho BHD GĐPH Phổ  nhân ngày lễ ra mắt tại chùa Từ Đàm .
  • Gia đình Phật hoá phổ chào nhau bằng cách chắp tay hoa trước ngực. Do BHD Thừa Thiên đạo đạt và  Hội đồng Tăng già Trung Việt chấp thuận  Ấn cát tướng được áp dụng năm 1951 và chính thức được công nhận trong đại hội GĐPT toàn quốc đủ ba miền

6. Tác phẩm văn xuôi : Ánh Đạo vàng, thể loại truyện dài  của Võ Đình Cường  được Phật học tùng thư xuất bản năm 1941, bên cạnh nhiều tác phẩm khác  của đoàn Phật học Đức Dục  được đăng trên diễn đàn  nguyệt san Viên Âm  được giao cho Phật học Đức Dục điều hành vào tháng 2- 1940 . Tác phẩm Ánh Đạo vàng đến hôm nay ( 70 năm ) vẫn  còn được tái bản ( Đã được GĐPT Hướng Thiện chuyển kịch bản  diễn tại Trại họp bạn Huế 1953 )

 7 .Kịch bản Văn học : Mùa Gặt Ác  của Võ Đình Cường – Được công diễn  tại  sân khấu hí viện Gia Hội  ngày 3,4/4/1954   với áp-phích quảng cáo  khắp nơi công cộng .

Đạo diễn : Tâm Đại – Diễn viên: Tâm Huyền, Linh Chi ,Kim Quy , Mộng Liên . Tâm Bảo , Viết Lợi, Biểu Thư , Lương Hoàng  Chuẩn – Âm nhạc : Văn Giảng

Trang trí & ánh sáng: Tâm Nghi Tôn Thất Quyền

còn tiếp

 

Bài khác nên xem

Nhạc Karaoke – Hội Ngộ Tình Lam

ducquang

Nói Về Nhạc Phẩm Nhất Chi Mai – Đức Quảng

ducquang

Nhạc: Chúc Mừng Năm Mới 2014 – Happy New Year 2014

ducquang