Thời gian vật lý và tâm lý

( Tài liệu Tu học Ngành Thiếu Bậc Sơ Thiện

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2006 – PL 2550 )

 

I. VĂN :

Nói đến thời gian và không gian, người ta thường có một nét nhìn tổng quát là : “ Không gian vô cùng, thời gian vô tận ”. Khoa học ngày càng tiến bộ, người ta sử dụng kiến thức của mình được một cách khá rộng rãi, chẳng những bay được trên không gian mà còn đổ bộ lên mặt trăng và ở lại lâu ngày trên vũ trụ. Mới đây một nhà khoa học khác đã phát hiện ra thêm một giải Ngân Hà nữa, ngoài giải Ngân Hà mà chúng ta, hành tinh của chúng ta là một thành viên của nó. Đó là chuyện mang tính cách chơn thường trong duyên sinh vũ trụ. Chúng ta trở lại với thời gian thực tế và cụ thể hơn.

1.  Thời gian vât lý :

Là khoảng thời gian bởi sự vận hành của vũ trụ, các nhà bác học nương vào sự vận hành đó quy định ra ngày giờ năm tháng và gọi đó là thời gian pháp định, mục đích để quy ước với nhau, liên hệ nhau trong cuộc sống.

2.  Thời gian tâm lý :

Chỉ khác ở chỗ nó đã đi sâu vào tâm lý, tình cảm của con người. Như người ta thường nói “ Một giờ mong đợi, cầm lâu bằng một thế kỷ ”.

Thời gian tuy có vô tận, nhưng đối với người tu hành không được phép luống bỏ thì giờ. Thời gian trung bình của một kiếp người là 60 năm, nếu ai vượt quá tuổi này là một điều hiếm có trong xưa nay ( nhân sinh thất thập cổ lai hy ). Sáu mươi năm so với sự vô tận của thời gian thật qua ngắn ngủi, mà dù cho các vị tiên ông luyện phép trường sinh, kéo dài mạng sống đến ngoài 70 hay cả một thế kỷ thì đối với tâm lý cũng không có nghiã lý gì của một kiếp sống.

II. TƯ :

Đối với người Phật tử, Tổ Quy Sơn Đại Viên dạy chúng ta như thế này :

“ Thân tứ đại thường hay đau ốm, cảnh sinh già bệnh chết đâu có hẹn với chúng ta là bao nhiêu năm. Có thể là sáng còn chiều mất, chỉ trong sát na ta đã qua đời khác, ví như sương muà xuân có trong chốc lát lại liền không, như dây bò ở miệng giếng, cây đứng ở bờ mé đâu có hay lâu dài, mỗi niệm, mỗi niệm nhanh chóng trôi qua. Chỉ chuyển đổi một hơi thở thì đời ta đã qua một kiếp khác ”.

Các em đã khái niệm về thời gian vô tận của vật lý, mạng sống của con người lại ngắn ngủi không cùng như thời gian tâm lý. Từ ngoài trăm năm cho đến một ngày một giờ, và ngắn đến nỗi chỉ còn một hơi thở, một sát na. Nhưng biết như vậy nghiã là chúng ta đã biết khổ. Biết để mà trừ, để mà tu, chứ không phải chúng ta kể hành tướng của khổ ra để mà buông xuôi hay sợ hãi. Hành động buông xuôi hay sợ hãi là một hành động hoàn toàn thiếu dũng, thiếu trí mà đạo Phật không chấp nhận. Diệu lý bốn sự thật chỉ cho chúng ta thấy rõ : biết khổ để trừ, khổ đã trừ thì an vui, giải thoát sẽ đến, tịch diệt Niết Bàn sẽ chứng.

III. TU :

Biết mạng sống của chúng ta ngắn ngủi, biết thân người khó có được để chứng ta liệu mà tu tập, vượt thoát ra khỏi sự ràng buộc của thời gian mà hòa đồng với bản thể chân như vũ trụ.

 IV. CÂU HỎI :

  1. Thời gian vật lý là gì ?
  2. Thời gian vật lý khác thời gian tâm lý như thế nào ?
  3. Biết được mạng sống con người ngắn ngủi thì người Phật tử chúng ta phải làm gì để cuộc sống có ý nghiã ?

 

 

 

Bài khác nên xem

BHD Lâm Đồng tổ chức thi bậc Lực 2015

phuocthanh

Thường thức : Nấu cơm – Một vài món ăn tự làm

datthinh

Tứ chánh cần

datthinh