KHÉP LẠI MÙA PHÁP NẠN

Kính bạch chư tôn, kính thưa chư thiện hữu tri thức gần xa, anh chị em thân mến!

Vừa qua trang nhà Thế giới đã mở chuyên mục “TƯỞNG NIỆM 50 NĂM PHÁP NẠN” không nhằm khơi lại đống tro tàn lịch sử, kích động những hận thù tôn giáo, ý thức hệ chính trị đã nhận chìm dân tộc ta trong chiến tranh, nghèo khó lạc hậu, làm phá sản nền luân lý đạo đức và văn hóa dân tộc mà bây giờ và nhiều năm sau nửa vất vả lắm chúng ta mới có thể xây dựng và hàn gắn lại được. Trang nhà muốn thổi những làn gió nhè nhẹ xua đi chầm chậm những khói sương trên hoang tích và nhận diện thật rõ nét bước thăng trầm kết những vết hằng loang lổ trên thân thể trên tư tưởng mẹ Việt Nam.

Mười phương ba đời chư Phật chư Bồ tát Thánh chúng, chư Hiền thánh tăng coi chúng sanh như ân nhân đã giúp quý ngài hoàn thành hạnh nguyện và thành tựu đạo nghiệp nên lúc nào và ở đâu chánh pháp lại không gặp chướng nạn. Ngày nay chùa to Phật lớn, trường lớp tôn giáo dẫy đầy. Bằng cấp đại học, sau đại học về tôn giáo cơ man lạm phát. Hư trương cái vọng chấp giả huyễn, quên mất cái cốt lõi bên trong thử hỏi Phật giáo đang lâm nguy hay trong thời xương thịnh?

Nhìn lại quá khứ trước một chín sáu ba, Phật giáo tuy có số lượng đông nhiều, tìm ẩn trong tư duy và cội nguồn dận tộc, nhưng trên lãnh vực văn học nghệ thuật, chư tỳ kheo, tỳ kheo ni không có chổ đứng như quý vị linh mục cha xứ mục sư. Nhưng khi chế độ nhà NGÔ sụp đổ chỉ cần 10 năm sau với sự ra đời của Đại học Vạn Hạnh và sự phát triển của hệ thống Giáo dục Cộng đồng Bồ đề đã mở ra một trang sử mới trong sự nghiệp dấn thân độ đời của Phật giáo Việt Nam. Có thể nói thế hệ Phạm Công Thiện, Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát… đã tham gia các diễn đàn Văn học, Nghệ thuật, Tư tưởng, Triết học làm cho các thế hệ cha anh đi trước hãnh diện và tự hào. Chỉ cởi cái xiềng xích của chế độ 12 năm trong chiến tranh, Phật giáo đã thiết lập trên cả nước hơn 45 trung tâm dạy nghề rộng lớn, hơn 600 cơ sở Bồ đề thế học, hàng trăm Cô ký nhi viện trên địa bàn cả nước. Nay hòa bình đã lặp lại gần 40 năm, đất nước thì độc lập dân chủ nhưng Phật giáo đã làm được gì? Số lượng thì chắc chắn có nhiều nhưng chất lượng thì khiêm tốn đến mức độ xấu hổ.

Khi ta nhắc lại 50 năm Pháp nạn, có một số người nhắc lại sự nghiệp và tôn vinh chế độ Ngô Đình Diệm, đó là sự đối thoại với lịch sử để có thêm những bài học được trải nghiệm bằng máu xương, chúng ta cần trân trọng. Nhưng bảo rằng Phật giáo đã bức tử Hòa thượng Thích Quảng Đức, thao túng chính trường làm suy yếu chế độ Cộng hòa đi đến sụp đổ và thua cuộc tháo chạy vào năm 1975 là những tư duy sống sít, ngụy biện không cơ sở.

Thứ nhất Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức, trái tim bất diệt giờ vẫn còn đây, khoa học thực nghiệm giải thích thế nào về hiện tượng nầy? Xuyên tạc sự thật là có tội với lịch sử, xúc phạm đến bậc đại sĩ thì quỷ thần cũng không dể thứ tha.

Thứ hai Tổng thống Ngô Đình Diệm là người lãnh đạo anh minh là nhà chí sĩ vĩ đại của Miền Nam, thế sao Quân đội Miền Nam và nhân dân lại giết chết ông? Và thế nào là một đáp án đúng.

Ông Ngô Đình Thục là một nhà lãnh đạo thông thái của Thiên chúa giáo Việt Nam thế sao tòa Thánh Vatican rút phép thông công và ông không được phép thừa hành mục vụ?

Phật giáo đấu tranh để cải thiện chính sách chứ không nhằm lật đổ chế độ, vì Phật giáo không làm chánh trị. Phật giáo không giết ông Diệm và bộ máy hành chánh quân sự của ông. Bởi Phật giáo tôn vinh lý tưởng hòa bình. Lấy Từ bi làm phương châm hành động. Lấy Trí tuệ làm sự nghiệp trong giao lưu và xữ thế.

Phật giáo biết các điệp viên hai mang làm lung lay chế độ ông Diệm trong tận gốc rễ là người Thiên chúa giáo, nhưng Phật giáo không cho rằng người Thiên chúa giáo đã làm hỏng chế độ mà là do chế độ có tư duy chính trị và hành xữ cực đoan, lấy chủ thuyết Duy linh đối trị với chủ thuyêt Duy vật, chỉ dựa vào vài ba triệu người Thiên chúa giáo mà xem thường mười mấy triệu dân còn lại trong cuộc chiến tranh nhân dân mà thất bại?

Trong quá khứ, hiện tại và vị lai, mọi người không phân biệt màu da chủng tộc, đảng phái, ý hệ chánh trị, tôn giáo đều bình đẳng trước giáo lý của Như Lai. Cửa chùa đất chùa là vùng đất linh thiêng an lành cho những ai cơ nhở kể cả kẻ phạm tội mà thương tích không tự bảo vệ được. Cứu người là bổn phận của Phật giáo đồ dù cho có bị rắc rối, hàm oan, chụp mũ. Bởi Phật giáo có quan điểm rõ rệt vì THAM SÂN SI mà THÂN – KHẨU – Ý hành của mỗi con người phạm phải sai làm và tội lỗi.Tội lỗi không có gốc rễ (Tội lỗi vô căn). Cho nên khi con người lìa THAM bỏ SÂN khử SI thì tội liền tiêu diệt. Bởi vậy vô phân biệt trí mới là trí tuệ chân thật của chư Phật.

Đứng trước những khó khăn chướng ngại Tổ chức GĐPT VN luôn luôn nhìn lại mình, soi rọi tự thân, khát ngưỡng giới pháp kiến đàn nhận thọ. Phát Bồ đề tâm, lập Bồ đề nguyện, khuyến phát học giới. Ghi nhận ân sâu thầy tổ cha mẹ anh em, thiện hữu tri thức gần xa mà liên tục kiến đàn kỳ siêu bạt độ giải oan là những chủ trương thấy có vẻ chấp sự hành khiển. Nhưng trên tiến trình thực hiện nếp sống tâm linh đây là những động thái nhân bản nhân văn mang tầm chiến lược tranh thủ nhân tâm khi những giá trị tinh thần bị bào mòn và phá sản.

Đạo lộ nầy không dành cho riêng ai. GĐPT VN sẽ tình nguyện làm kẻ phát quang khai lộ để mọi người đồng có thể đăng trình rồi từ đó mỗi ngày được tu bổ chỉnh trang cho đến khi hoàn hảo.

Hãy đồng hành cùng chúng tôi.

Vạn lần đa tạ./.

THỊ NGUYÊN

Bài khác nên xem

BHD GĐPT Bình Thuận sinh hoạt Vu Lan

phuocthanh

GĐPT BÀ RỊA VŨNG TÀU tổ chức lễ tưởng niệm Cầu siêu-cầu an nạn nhân động đất tại Nepal

Tâm Lễ

BHD GĐPT Ninh Thuận KHẤP BÁO

phuocthanh