Khánh Hòa: Nhớ mùa Pháp nạn 1963

P1040245_Small

Hầu hết người Phật tử chúng ta đều biết hình ảnh trái tim bất diệt của Bồ tát Quảng Đức để lại cho hậu thế, chứng minh sự đắc quả vị Bồ Tát khiến lợi lạc quần sanh và toàn nhân loại khắp nơi trên thế giới đều kính phục. Xuất thân từ nguồn gốc xứ Trầm hương Khánh Hòa. Ngài chính là hậu duệ trưởng tử Như lai đã thắp sáng lên ngọn đèn tuệ giác soi sáng tận cõi u minh. Năm mươi năm trôi qua hình ảnh Ngài còn mãi trong trái tim người dân Việt nói chung, dân chúng Phật tử Khánh Hòa nói riêng. Hôm nay ngày 30 tháng 5 năm 2013. BHD Khánh Hòa tháp tùng đoàn hành hương về nơi Bồ tát thuở sinh thời, hình ảnh ngôi nhà, giếng nước, mái chùa, cây đa lưu dấu còn đây. Nhưng vị Thầy khả kính đã vào cõi vô dư. Thắp nén hương lòng không ai không khỏi bùi ngùi xúc động. Trước nhà thờ Tổ phụ của Bồ tát Quảng Đức, tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh. Hiện nay cụ Lâm Sâm là cháu ruột của Bồ tát đang coi sóc. Toàn thể Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT Tu Bông từ sáng sớm quy tụ về, xếp hàng nghiêm trang chào đón đoàn. Hòa thượng Trưởng đoàn bùi ngùi xúc động đọc 4 câu thơ tưởng niệm tại nhà thờ Tổ phụ:

 “Lửa ngất tòa sen mãi đượm hồng

Pháp thân lồng lộng tựa hư không

Danh thơm còn mãi trang thanh sử

Quả tim bất diệt, đóa sen hồng…”

 Rời đền thờ Tổ phụ Bồ tát, chúng tôi đến viếng tổ đình Linh Sơn tại thôn Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa. Tổ đình do Hòa thượng Đại Bửu (1740 – 1765), Pháp hiệu Kim Cang Đại lão Tổ sư, từ Quảng Nam vào hoằng pháp, lập chùa, đúc chuông tạo thành chốn Già Lam tịnh địa năm Cảnh Hưng thứ 22 (1761). Và hai trăm năm sau, Tổ đình Linh Sơn là nơi Bồ tát Quảng Đức dừng chân ẩn tu trên bước đường du hóa. Trước khi rời Linh Sơn, Bồ tát đã phó chúc cho pháp đệ là Hòa thượng Thích Tâm Thanh, pháp hiệu Tịch Tràng, lo việc tái thiết ngôi đạo tràng và chấn hưng Phật giáo. Hiện nay, Hòa thượng Thích Thiện Dương trú trì đang trùng tu xây dựng nhà lưu niệm, chánh điện, hậu tổ, cổng tam quan, tại đây còn lưu niệm lại dấu ấn những trụ cột, do chính bàn tay Bồ tát lúc sinh tiền xây dựng và nơi nhà ở đã xuống cấp hư hỏng nặng. Cũng tại đây chúng tôi được cho xem bộ Hồng Y của Bồ tát, với những đường chỉ sờn rách và bức mộc thư rất cũ của Ngài xưa kia.

 10g45 theo đoàn đến thăm và dâng hương tại chùa Long Sơn (Vạn Ninh) nơi Bồ tát xuất gia, lúc 7 tuổi với cậu ruột là Hòa thượng Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm, được Hòa thượng nhận làm con và chính thức đổi tên họ là Nguyễn Văn Khiết, năm 20 tuổi thọ giới Tỳ kheo và Bồ tát được pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp, pháp hiệu Quảng Đức và phụ trách Tri sự chùa. Khi Bổn sư viên tịch năm 1921, Ngài phát nguyện nhập thất ba năm trên ngọn núi đất Ninh Hòa. Trải bao năm tháng chiến tranh, cũng như qua nhiều giai đoạn trùng tu, đã mất đi nhiều di tích liên quan đến Bồ tát, những di vật đang được tập họp lại từ các hào lão địa phương, được trưng bày trong triển lãm tưởng niệm “Ngọn lửa và trái tim” tại chùa Tỉnh Hội Khánh Hòa, trong đó có mộc bản in kinh, pháp khí, bảng sắc tứ do vua Bảo Đại sắc tứ năm thứ 14 (1938)…

 Sau khi dùng bữa cơm chay đạm bạc, chúng tôi về lại chùa Đức Hòa thắp hương tưởng niệm Bồ tát. Cùng đi có Sư cô Trụ trì chùa Pháp Hải. Sư cô cho biết tại chùa Sư cô có một bức tượng tranh thêu Bồ tát Quan Thế Âm, được tôn trí từ thời Bồ tát Quảng Đức còn sinh tiền, trong những năm chiến tranh, hỏa thiêu tàn rụi cả ngôi chùa, nhưng bức tượng vẫn nguyên vẹn không cháy và đây là một trong 14 ngôi chùa có liên quan đến cuộc đời của Bồ tát ở xứ Trầm Hương Khánh Hòa.

 Đến chùa Đức Hòa, đây là chùa Chi hội Thị xã Ninh Hòa (Trụ sở Hội An Nam Phật học năm 1942…), việc xây dựng chùa do Bồ tát Quảng Đức, cùng quý Phật tử trong Tri sự chùa vận động bà con thập phương góp sức thực hiện, chùa được tạo lập xong năm Quý Mùi 1943 và Bồ tát đã cử đệ tử là Thiền sư Đồng Trí – Thông Huệ – Từ Ân làm trú trì (1886-1956). Hiện nay chùa là văn phòng của Thị hHội Phật giáo Ninh Hòa, do Hòa thượng Thích Ngộ Tánh đảm nhiệm.

 Đúng 13 giờ 30 phút ngoài trời nắng gắt không một bóng mây, đoàn đến tại Tượng đài Thánh tử đạo Thích Nữ Diệu Quang ở tổ dân phố 4, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa. Tại đây sau khi niêm hương tưởng niệm, Hòa thượng Thích Ngộ Tánh đã thuyết minh sơ lược hạnh nguyện tự thiêu của Ni cô Thích Nữ Diệu Quang và hành trình xây dựng tượng đài như thế nào,… Hòa thượng nhấn mạnh: “Tại tượng đài Thánh tử đạo Thích Nữ Diệu Quang nầy sẽ là ngôi Tam bảo để chư Tăng ni cùng đạo tràng Phật tử huyện Ninh Hòa phụng hiến cúng dường…”

Đoàn kết thúc chuyến hành hương vào lúc 15g30 cùng ngày, trong niềm hoan hỷ vô biên của những người con Phật trong hành trình “Tri ân và báo ân –Uống nước nhớ nguồn”.

Tâm Kim – Phước Minh

Bài khác nên xem

Tiểu sử Cố Huynh Trưởng Cấp Dũng Năng Quang Nguyễn Hữu Thạnh

datthinh

GĐPT.Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức hội thảo huynh trưởng Thiếu Nam

Tâm Lễ

Lễ Hiệp Kỵ GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu

Tâm Lễ