Khái lược lịch sử Phật giáo Việt Nam thời du nhập


( Tài liệu Tu học Ngành Thiếu Bậc Sơ Thiện

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2006 – PL 2550 )

 

I. ĐAI CƯƠNG :

Lịch sử Phật giáo Việt Nam không những chỉ cống hiến sự lợi ích về tìm hiểu lịch sử Phật giáo đơn thuần mà cồn nối lên tình cảm tôn giáo của dân tộc nữa.

Việc tìm hiểu Phật giáo Việt Nam thời du nhập thì có nhiều tài liệu sai khác về thời gian, địa điểm khai phá và nhân vật lịch sử.

Có 3 thuyết bàn về niên đại du nhập :

* Phật giáo được truyền trực tiếp vào Việt Nam trước Trung Hoa ( Cổ Châu Pháp Vân, Phật bản hành ngũ lục ).

* Phật giáo được truyền vào Việt Nam đồng một lúc với việc truyền vào Trung Hoa ( Nam Phong tạp chí 1928 ).

* Phật giáo được truyền vào Việt Nam theo ngã Trung Hoa ( Thuyết Chavannes ).

II. PHẬT GIÁO DU NHẬP VÀO VIỆT NAM :

1.  Con đường du nhập :

Đạo Phật được truyền vào Việt Nam bằng con đường trực tiếp từ Ấn Độ, do các thương nhân Ân đem vào, trước khi truyền vào Trung Hoa, nhưng vào thời gian nào thì chưa được xác định và tín ngưỡng Ấn Độ đã Việt hóa trước Công nguyên rất nhiều. Tuy nhiên nếu dựa vào các nhân chứng lịch sử thì Phật giáo được truyền vào Việt Nam cuối đời Linh Đế ( Trung Hoa 168 – 189 ) do Ma Ha Kỳ Vực và Khâu Đà La trực tiếp đem vào Việt Nam ( PGVN.TVG.Trg 59 ).

2.  Nhân vật lịch sử :

a.  MA HA KỲ VƯC : ( hay còn gọi là Ma Ha Kỳ Thành Marajivaka – hay Jivaka).

Nguyên quán Tây Trúc vân du khắp nơi, không trụ bất cứ chỗ nào, có các hành động mà các đệ tử không thể nào biết được. Vào Việt Nam năm 189 sau công nguyên. Ngài đi từ Ân Độ đến Phù Nam, rồi đi dọc bờ biển đến Giao Châu ( Việt Nam ). Sau chống tích trượng qua Trung Hoa.

Phép lạ : Một lần đến bến sông Tương Dương, Ngài muốn đi đò qua sông, nhưng người lái đó thấy Ngài quần áo rách tả tơi, khinh bỉ không cho Ngài xuống thuyền. Nhưng thật kỳ lạ Ngài lại quá sông trước con thuyền. Đến khỏang năm 306 Ngài về lại Ấn Độ.

b.  KHÂU ĐÀ LA :

Ngài người Ấn Độ vân du hoằng hóa vào Việt Nam khỏang năm 189 sau công nguyên. Ngài cùng với cư sĩ Tu Định ( Man Tu Định ) người Cao Miên ở tại làng Cổ Châu lập chùa Dâu tu tập ( Huyện Siêu Loại, Phủ Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh ). Ngài Khâu Đà La còn có tên là Cà La Chà Lê. ( Kà Ka Cà Rya hay Hắc Sư ). Khâu Đà La tu Mật tông.

Một hôm Ngài tụng một bài kệ rồi biến mất, người ta nghe tiếng nói của Ngài vang trên đỉnh núi phía Tây, rồi tìm kiếm Ngài nhưng vô hiệu, nên không rõ rồi Ngài ra sao.

c.  KHƯƠNG TĂNG HI :

Theo Lương Cao Tăng truyện do Huệ Hạo soạn 519, Ngài dòng dõi người Khang Cư ( Sogdian ) thuộc giống người Transoxiane lập cư tại Thiên Trúc. Nhưng Khương Tăng Hội theo cha vào Việt Nam từ lúc còn rất nhỏ ( khỏang 189 ) Ngài xuất gia lúc 10 hay 13 tuổi. Ngài là một người trác tuyệt có biệt tài học thức và rộng lượng, thấu suốt tam tạng kinh điển.

d.  CHI CƯƠNG LƯƠNG : ( Kàlaruci ) tên ngài có nhiều nghi vân :

–   Cương Lương Tiếp ( Kiang – Leang – Isie ).

–   Cương Lương Lâu ( Kiang – Leang – Loa ).

–   Chi Cương Lương ( Kiang – Leang – Leon Lehe Kàlaruci ) nghiã là Chân Hỷ.

Kàla nghiã là đen, Ruci nghiã là vui vẽ như vậy không thể dịch Kala là Chân được. Phạn văn KaLiana có nghiã là tốt hay đẹp. Vậy Chi Cương Lương phải là Kalianaruci mới đúng.

Ngài người xứ Lục Chi, vào Việt Nam năm 255 ở lại giảng đạo khoảng 10 năm, đến năm 266 qua Quảng Châu và dịch kinh Thập Nhị Du kinh.

e.  MÂU BẮC : tức là Mâu Tử.

Ngài sinh ở Thương Ngô ( nay là Ngô Châu ) bên cạnh sông Tây Giang. Khoảng năm 165 hay 170 Ngài đến Việt Nam cùng với Mâu Thân trước năm 189 sau trở về Thương Ngô, lúc 25 tuổi và lập gia đình ở đây khoảng năm 194 đến 195 Mâu Tử theo Phật giáo và nhiều người Trung Hoa ở Việt Nam bấy giờ cũng theo đạo Phật giống Ngài.

3.  Những nhà sư du hành :

a.  Đoàn thứ nhất : đến Việt Nam khoảng thế kỷ thứ tư gồm Pháp Sư Minh Viễn, Thiền sư Huệ Mạng, Thiền sư Vô Hành ( Bát Nhã Đề Bà ).

b.  Đoàn thứ hai : đến Việt Nam khoảng thế kỷ thứ V đến thứ VII gồm : Thiền sư Đàm Nhuận, luật sư Trí Hoằng, Tăng Cà Bát Ma.

c.  Đoàn thứ ba : đến Việt Nam khoảng thế kỷ thứ VIII đến thứ X gồm : Sư Vận Kỳ, Mộc Xoa Đề Bà, Pháp sư Khương Xuy, Pháp sư Huệ Diện, Pháp sư Trí Thành, Thiền sư Đại Thành Đăng.

 III. KẾT LUÂN :

Thời kỳ Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho thấy ở Việt Nam có vị trí thuận lợi, nơi giao tiếp giữa nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Mặc dù Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ân Độ vào Việt Nam ở thời kỳ sơ khởi, xuyên qua các dữ kiện lịch sử của các nhân vật ở lại Việt Nam hoằng hóa, thì Phật giáo được truyền theo trục từ Ấn sang Hoa và ngược lại từ Hoa sang Ấn, mà Việt Nam thì ở chính giữa. Do đó người Việt Nam thời bấy giờ chắc chắn đã thu nhập tư tưởng Phật giáo của cả hai con đường vận chuyển tư tưởng nói trên.

 

Bài khác nên xem

Lễ Bố tát kỳ 1 tháng 4 năm 2015

phuocthanh

GĐPT Lâm Đồng: Kết khoá bậc Kiên khoá 13

nhuanphap

Tùy duyên bất biến

datthinh