Chị ơi, có Chúng Kiểu mẫu không ?

Cuối giờ Phật pháp, theo lệ thường, chị trưởng sẽ dành 5 phút cùng trao đổi với các em mình về những thắc mắc nảy sinh từ bài học hay trong sinh hoạt. Hôm nay, vừa nghe chị trưởng hỏi có Lam nào thắc mắc gì không là Lam1 đã giơ tay xin phát biểu:

– Chị ơi, em thấy ở ngành Đồng thường tổ chức cho Đầu Thứ đàn sinh hoạt với Đàn Kiểu Mẫu, còn ở ngành Thiếu, ngành Thanh chưa nghe đến hoạt động này, vậy có hoạt động của Chúng Kiểu Mẫu không thưa chị?

Vấn đề hóc búa đây! Chị trưởng nghĩ thầm nhưng vẫn cười thật tươi và hỏi ngược  lại cả nhóm:

– Các em thấy có cần sinh hoạt này không? Chờ một lúc, thấy tất cả đều im lặng chờ nghe, chị trưởng nói tiếp:

– Thật ra, tên gọi này đã có trong trại huấn luyện huynh trưởng A Dục, ở trong bài học “Hàng đội tự trị” và được nhắc đến trong bài “Huấn luyện Đội Chúng trưởng và chăn đàn” qua nhiệm vụ đào tạo thường xuyên căn bản chuyên môn và lòng tự tin. Tuy nhiên, trên thực tế gần đây, chị chưa nghe huynh trưởng nào tâm đắc và báo cáo về hoạt động này. Đây cũng là điều chị thường nhấn mạnh mỗi khi được mời về giảng cho trại A Dục.

– Sao vậy chị? Không dừng được, cả nhóm nhao nhao hỏi.

– Trước nhất, chị nghĩ đó là do huynh trưởng còn lúng túng trong tiếp nhận tinh thần “Hàng đội tự trị” và từ gọi Kiểu mẫu. Ngay từ ngành Thiếu, huynh trưởng có bổn phận phải tập cho các em mình quen với sinh hoạt của hàng đội tự trị và Hội Đồng Đoàn. Từ lứa tuổi 13 trở lên, huynh trưởng cầm đoàn chỉ trao đổi trực tiếp với các Đội, Chúng trưởng, phần lớn là qua cuộc họp Hội Đồng Đoàn, còn việc triển khai đến các thành viên trong Đội, Chúng là do Đội, Chúng trưởng thực hiện. Trưởng ngành Thanh, Thiếu sẽ không thể cứ cầm tay chỉ việc cho đoàn sinh. Trong tài liệu đã ghi rõ: “Huấn luyện thường kỳ cho những đoàn sinh xuất sắc vào một giờ riêng để trao đổi về việc khắc phục những vấp váp, sai lầm của chính các đoàn sinh này và tạo điều kiện cho các em này sinh hoạt Đội, Chúng, Đàn Kiểu Mẫu do chính huynh trưởng cầm đoàn trực tiếp hướng dẫn (xem trang 182 tài liệu A Dục. bài Hàng đội tự trị)

– Chị ơi, em nhớ hồi ở Oanh vũ, tụi em rất tự tin khi được sinh hoạt với Đàn Kiểu Mẫu, rồi lại còn được tham dự Trại Họp Bạn Đàn Kiểu Mẫu do Ban Hướng Dẫn Trung ương GĐPT Việt Nam tổ chức. Thích lắm! Nhưng khi cắt dây lên đoàn, tụi em bé tí xíu trong đoàn Thiếu nữ nên chẳng còn được tham gia các kỳ trại bay hào hứng như trước đây. Mấy bạn em kẹt giờ học thêm nên bỏ đoàn, chẳng kỳ kèo ba mẹ xin đổi buổi học như khi còn ở Oanh vũ. Lam 3 lên tiếng.

– Chị cũng đã đem vấn đề này nói với các anh chị có trách nhiệm nhưng nhiều người còn theo nếp cũ, bảo chưa từng thấy sinh hoạt này ở ngành Thanh, Thiếu. Thật ra, ngoài các sinh hoạt thường kỳ của Hội Đồng Đoàn, chỉ xét riêng ở ngành Nữ, các buổi trưởng cầm đoàn tập trung bồi dưỡng thêm cho Chúng trưởng, phó nên mở rộng thêm đối tượng là các đoàn sinh xuất sắc, đi lâu năm nhưng còn nhỏ tuổi nên chưa có cơ hội được chọn làm Chúng trưởng. phó. Chính trong hoạt động này, chị trưởng cầm đoàn sẽ đem nếp sinh hoạt Hàng Chúng tự trị ra thực hành,  cho các em Chúng trưởng, phó làm quen với việc khơi gợi tinh thần sáng tạo, chủ động của từng thành viên để kinh nghiệm từ chúng này sẽ được phổ biến cho các Chúng trưởng khác vận dụng thực hiện. Phải nói rằng để làm được việc này, các chị trưởng sẽ phải hy sinh nhiều thời gian, công sức cho các em nồng cốt này. Ở các đơn vị mạnh, số lượng đoàn sinh trong đoàn là vài ba chục thì số thành viên của chúng nồng cốt này sẽ trên túc số quy định; còn ở những đơn vị ít đoàn sinh, với số thành viên Chúng trưởng, phó lèo tèo, nếu không kiên trì, nhẫn nại, các chị trưởng cầm đoàn rất dễ bỏ cuộc. Điều các chị trưởng cần phải nhớ là: “Nếu trách nhiệm tổ chức trại huấn luyện thuộc về đơn vị gia đình hay BHD thì việc tổ chức huấn luyện trường kỳ (thông qua sinh hoạt Chúng, Đàn kiểu mẫu) lại thuộc trách nhiệm của Đoàn trưởng, HTr chịu trách nhiệm về sự thịnh suy của đoàn trong 1 đơn vị. Ai cũng thấy thành quả của việc đầu tư công sức, thời gian cho huấn luyện trường kỳ, việc đã được gợi ý, quy định nhưng làm được, làm tốt đến đâu lại hoàn toàn tùy thuộc vào từng HTr cầm đoàn. Thế nên, trong phiên họp Hội Đồng Đoàn, các Chúng trưởng nên đạt yêu cầu này ra với chị trưởng của mình. Dù đặc thù mỗi ngành mỗi khác nhưng việc huấn luyện, chăm chút cho đội ngũ nồng cốt thì huynh trưởng cầm đoàn ngành nào cũng phải quan tâm thôi!

Thấy các em hơi căng thẳng, chị trưởng yêu cầu Lam 2 bắt một bài hát sinh hoạt. Sau đó, chị xin hẹn với các em lần gặp khác, còn giờ thì:

– Nào, mời các Lam chắp tay búp sen cùng hồi hướng kết thúc buổi học!

                                                Chị trưởng Diệu Quang

Bài khác nên xem

GĐPT Cam Ranh vui mùa Hiếu Hạnh

Huệ Quang GĐPTVN

(BHD Gia Định) Lễ khai mạc Liên trại HLHT A Dục 23 – Lộc Uyển 31

nhuanphap

Tiểu sử Thánh Tử Đạo: Đại Đức Thích Thanh Tuệ tự thiêu ngày 13.8.1963

phuocthanh