Cái Dũng của nhà Phật

ImageHandler.ashx

Đối với nhà Phật, căn nhà thế gian ta sống với ông bà cha mẹ anh chị em nẩy sinh những hệ lụy dẫn đến khổ đau phiền não hơn là Hạnh Phúc An Vui. Cho nên XUẤT THẾ TỤC GIA LÀ HÀNH ĐỘNG DŨNG không phải ai ai cũng có thể làm được. Bởi SANH-LÃO BỆNH-TỬ hằng luôn theo dõi và gây bức bách cho các chúng sanh. Khiến chúng sanh ép mình nương tựa vào nhau bảo vệ cho nhau không khác bốn bức trường thành nhốt chúng ta trong cuộc cộng sinh không thể sớm chiều có thể thoát ra được. Cho nên người xuất gia được gọi là người có chí XUẤT TRẦN THƯỢNG SĨ là vậy. Vì từ đây một bình bát xin ăn vạn nhà để sống (nhất bát thiên gia phạn). Một thân một mình trên đường thiên lý tư duy thực tập về cuộc sống đạo của đức Như Lai Từ Thị thế tôn (Cô thân vạn lý du).

Đã sinh ra trong thân phận chúng sanh thì không thể không phiền não, bởi si mê mà trong quá khứ thân khẩu ý của chúng ta đã tạo vô số tội chướng câu sanh sang đời nầy mà ta phải trả. Hành tướng của sự khổ thì nhiều nhưng không ngoài 11 thứ đó là Tam khổ (khổ khổ, hành khổ, hoại khổ) và bát khổ (Sanh – lão- bệnh – tử – ái biệt ly – cầu bất đắc – oán tăng hội – ngũ ấm xí thạnh). Khổ đau không từ trên trời rơi xuống, không từ dưới đất mọc lên mà là do mười nguyên nhân sau đây tác thành (Tham, sân, si, mạn nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến) gây nên. Muốn XUẤT PHIỀN NÃO GIA phải diệt cho được mười nguyên nhân sinh ra phiền não nầy. Muốn vậy phải xuất gia và tu theo 37 phẩm trợ đạo trong phần ĐẠO ĐẾ. Làm được vậy là DŨNG.

Thứ ba là XUẤT ÁI DỤC GIA. Trước hết là phải CẮT ÁI LY GIA. Cắt đứt tình cảm cha mẹ anh em. Cắt đứt tình cảm vợ chồng con cái. Đó là hành động DŨNG. Thái tử Tất Đạt Đa trước khi xuất gia cũng vén màn nhìn vợ con lần cuối là muốn gởi đến chúng ta một thông điệp phải cố lên.

Con đường đạo là co đường thế nào? Là con đường thượng cầu hạ hóa. Muốn cầu có hiệu quả ta phải làm sao? Ta phải xả phú cầu bần. Đức Thế tôn đã rời bỏ cung vàng điện ngọc là xả phú đi lang thang xin ăn là cầu bần lấy thân mình làm đám ruộng phước để chúng sanh thí tài thí sức để được phước lành. Bỏ nệm ấm chăn êm sống hạnh không nhà, lấy tâm đại bi làm nhà mà cầu huệ trí. Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa viết “Hành thâm Bát Nhã” chứ có ai viết “Học thâm Bát nhã” bao giờ đâu, nên XẢ PHÚ XẢ THÂN là DŨNG.

Chúng sanh sống trong biển khổ đầy ắp khổ đau nên phải tu NHĨ CĂN VIÊN THÔNG là DŨNG. Mắt thấy là tay làm. Do vậy đức THIÊN THỦ THIÊN NHÃN có ngàn tay, trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt. Nghĩa là mắt thấy là tay làm đó là DŨNG. Người đời và nhất là người nữ mắt thấy miệng nói thật nhiều mà tay làm thì chả bao nhiêu. Cuộc đời vốn khổ lại càng khổ hơn. Chúng sanh nơi chốn Ta Bà rất ngoan cường, lý thuyết phải thực hành chúng sanh mới tin, do vậy Bồ Tát thánh chúng đổ mồ hôi lao nhọc vì chúng sanh không ít đó là DŨNG.

Oan ức không biện bạch vì biện bạch là chí nguyện không kiên cường đó là DŨNG. Thấy kẻ thù của ta đạt công đức lực khó nghĩ bàn lòng sinh kính trọng bắt chước vâng làm là DŨNG. Bị kẻ thù lăng nhục xúc phạm không giận mà còn thương cho họ vì mê si mà gây nhân xấu hạnh tà phải chịu khổ quả là DŨNG.

Biểu tượng cái DŨNG của đạo Phật được biểu thị qua hình ảnh Thái tử Tất Đạt Đa cởi ngựa Kiền Trắc, có Sa Nặc cầm đuôi ngựa vượt qua dòng sông A Nô Ma.

– Trung thành, lòng kiên chí quyết bất thối chuyển cùng nguyện lực Sa Nặc.

– Tinh tấn dũng cảm, Kiền Trắc.

Đó là hai yếu tố cần đủ vượt qua sông mê tìm ra lẽ đạo đó là biểu tượng DŨNG.

Hình tượng đức Bổn sư thả chiếc bình bát vàng xuống dòng suối Ni Liên Thuyền. Bình bát trôi ngược là biểu tưởng nghịch lưu là DŨNG.

Tưởng niệm chí xuất trần thượng sĩ của đức Bổn sư hành thâm hạnh DŨNG như đã luận bàn là kiến lập một Nát Bàn tại thế. Thực hiện một Nát Bàn tại thế trong nhân thiên. Hạnh lạc biết bao!

THỊ NGUYÊN

Bài khác nên xem

BHD GĐPT Quảng Đức Sài Gòn tổ chức thọ trì giới pháp Quan Trai kỳ I năm 2015

phuocthanh

GĐPT Bà Rịa Vũng Tàu tổng kết tu học, sinh hoạt năm 2018

Tâm Lễ

GĐPT Lâm Đồng nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Hòa Thượng

Huệ Quang GĐPTVN