Nhã nhạc cung đình Huế-nền văn hóa phi vật thể của nhân loại
II. LƯỢC XÉT QUA TÌNH HÌNH VÀ TÍNH CHẤT VĂN NGHỆ
A. Định nghĩa :
Từ ngữ Văn Nghệ bao gồm nghĩa của Văn học và nghệ thuật ( Lettres et Arts ); Văn học lại bao gồm cả Văn chương và học thức phát xuất từ các nền văn hóa-văn vật cùng sự giáo dục của mỗi dân tộc, mỗi châu ; còn từ Nghệ thuật thì bao gồm nghĩa chung của Mỹ Thuật và Kỹ nghệ, như âm nhạc và hội hoạ …… (Từ “nghệ thuật” đòi hỏi một cái gì đó được tạo nên một cách khéo léo bởi người nghệ sĩ.)
B.Tình hình phát triển Văn nghệ chung trên toàn thế giới :
Trong lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại, tư tưởng đi đầu trong mọi phát kiến nhằm nâng cao đời sống mà trong đó đời sống văn hoá truyền thống tạo thành những nét đặc trưng rất riêng, yếu tố định hình của mỗi dân tộc, vài ngàn năm sau còn lưu lại những đường nét, những âm thanh ….. thuộc về mỹ thuật , kỹ thuật,văn chương thi phú, âm nhạc, vũ điệu .v..v…mà ngày nay nhân loại không ngừng tìm kiếm, phục hồi và bảo tồn các kho tàng văn hóa phi vật thể.
Đầu thế kỷ thứ XX khi bộ môn điện ảnh, còn gọi là nghệ thuật thứ bảy ra đời đã hoàn thành trọn vẹn sự phát huy cao độ các bộ môn văn nghệ của nhân loại, bảy nghệ thuật đó có một trình tự được sắp xếp tạm như sau:
1- Văn học
2- Hội hoạ
3- điêu khắc
4- Âm nhạc
5- Sân khấu (vũ,kịch)
6- Kiến trúc
7- Điện ảnh
Bảy loại hình nghệ thuật này là những phương tiện chuyển tải những góc độ trong toàn bộ đời sống tư tưởng văn hoá chung của nhân loại và sắc thái văn hoá riêng biệt của mỗi dân tộc, mỗi Châu lục , mỗi Tôn giáo ….
Do sự phát triển xã hội qua từng thời kỳ, dân trí và khả năng thưởng ngoạn nghệ thuật càng lúc càng cao hơn, đông hơn, phổ biến rộng khắp và nhanh nhất có thể, cộng với những thành tựu của khoa học kỹ thuật các loại hình văn nghệ càng lúc càng phong phú hơn. Đặc biệt, nhờ vào bước nhảy vọt của các phương tiện thông tin, liên lạc, công- kỹ nghệ hiện đại đã mau chóng đưa nhân loại gần lại với nhau hơn, cũng từ đó khoảng cách giữa nghệ sĩ thể hiện và công chúng thưởng ngoạn càng lúc càng xa hơn.
Song, chúng ta nên hiểu rõ hai khuynh hướng của người sáng tác và giới thưởng thức văn nghệ:
– Nghệ thuật vị nghệ thuật
– Nghệ thuật vị nhân sinh.
ảnh Họa sĩ Picasso
Nghệ sĩ sáng tác vị nghệ thuật hoàn toàn phát xuất từ cảm xúc thật sự của bản thân khi bắt gặp các rung động của mình qua các đối tượng để sáng tác. Họ không bị ràng buộc bởi số đông, bởi quyền lệnh, bởi quyền lợi, bởi một trật tự hay định chế nào. Do đó tác phẩm của họ phần nhiều là trừu tượng, bay bổng, số người thưởng lãm thật sự rất hiếm hoi . Các nhà triệu phú đổ xô nhau, nâng giá cao để mua tác phẩm hội hoạ của Picasso , của Leonard de Vinci , Mi ken lăng giơ …. đa phần không phải vì họ có khả năng thưởng thức các tác phẩm quí giá ấy, mà vì, theo đánh giá của những nghệ sĩ nổi tiếng đương thời “ Ông ấy ( Picasso hay Leonard ) là những thiên tài về hội hoạ, hoạ sĩ bậc thầy, những tác phẩm của ông ít người hiểu và rất hiếm hoi “
Nghệ sĩ sáng tác vị nhân sinh cảm xúc sáng tác của bản thân không khác gì các nghệ sĩ vị nghệ thuật nhưng đối tượng của họ là vì nhân sinh, vì cảm nhận của số đông, nếp sống, tập quán, định kiến, khuôn vàng thước ngọc, …….., có khi họ đã góp sức nâng cao sự thưởng ngoạn của mọi người ( đời sống văn hoá ) từng bước lên đỉnh nghệ thuật tự do trong cõi riêng một cách thầm lặng.
Đáng kể nhất Thời kỳ Văn Nghệ Phục hưng tại Âu Châu ( Thế kỷ XI – XIV )tuy có định hướng theo Nhà Thờ, Tôn giáo .. nhiều hơn, nhưng mỹ cảm về sự khao khát tự do, không bị ràng buộc bởi bất cứ thế lực hay tôn giáo nào cũng đồng hành phát triển, khuynh hướng trữ tình lãng mạn này cho ra kết quả của sự thụ hưởng từ ngũ dục của thế giới ngày nay. Quốc gia nổi tiếng với các kiến trúc kiểu Gothic , hội hoạ thời kỳ phục hưng Italy , hoặc thành phố Vienne ( Autria ) nổi tiếng lãnh vực âm nhạc; Công nghệ giải trí về điện ảnh tập trung tại Holywood ( Mỹ), Hongkong hay Bolywood (Bombay, ẤnĐộ ) Một xã hội mà đâu đâu cũng nghe, cũng thấy những làn điệu ngợi ca về ái tình, những hình tượng sexual ( sắc dục) của oán thù, của chiến tranh, bạo lực, Thế giới ngầm (xã hội đen) ….đời sống cao sang hưởng thụ thác loạn của những người nổi tiếng ( Tài,danh ) chỉ làm khơi dậy sự khao khát tham dục của nhiều người đó là mầm mống bất bình, nỗi bất an, loạn lạc trong thế giới. Lâu lâu, cũng có những bài hát, những ban nhạc, những bộ film lên tiếng vì thân phận con người, cho tình thương, cho hoà bình nhân loại …….
C. Những nét đặc thù của Văn Nghệ Việt Nam :
Văn hoá Đông phương tuy vẫn giữ gìn được bản sắc của một Xã hội kín (Closing Society ) nhưng trong thời kỳ Thực dân, Thuộc địa, Tư bản ( thế kỷ XIX – XX ) các nước nhược tiểu (trong đó có Việt Nam ) bị các làn sóng văn minh Âu – Mỹ phá vỡ hay làm lai căng đời sống văn hoá của các nước bị trị ,
Theo Thượng Toạ Tuệ Sĩ viết trong bài nói với tuổi trẻ: “ Nền Văn hiến 4000 năm Việt Nam đã bị cách tân từ hơn trăm năm trước, chữ quốc ngữ đã thay thế Hán Nôm – cho đến ngày nay khi các thầy buộc miệng nói một câu văn Hán Việt, hay bất chợt thanh niên Việt Nam đọc đâu đó một câu chữ Nho như: Mộc tùng căn trưởng – Thủy tự nguyên lưu ( cây có cội – nước có nguồn ) của Tổ tiên thì chẳng hiểu câu ấy nói gì, nếu nói rằng không mất gốc thì là gì? Viết ra câu nầy để anh chị cùng tôi suy ngẫm về văn chương thi phú cùng ca từ chúng ta đang sử dụng trong bộ môn Văn nghệ GĐPT hôm nay dù phần nhiều vẫn còn sử dụng từ ngữ Hán-Nôm nhưng cách diễn giải văn chương vẫn là chữ Quốc ngữ (latin) nếu không được vun bồi, chú giải, học hỏi sẽ khó tránh sự chệch choạc ngay trong tiếng mẹ đẻ trên chính quê hương mình .
Nghệ thuật kiến trúc cùng các mô hình xây dựng từ thế kỷ XX tại Việt Nam đã thoát ly bối cảnh nhà rường, mái ngói, vách ván, tường tô để phát triển theo kiểu bê- tông hoá chắc chắn, gọn gàng theo kiểu Âu Mỹ – Cho nên sau này những quần thể kiến trúc đền đài lăng tẩm, ở Hà Nội , Huế; những ngôi phố cổ, nhà cổ ở Hội An, chùa cổ như Giác Lâm, Viên Giác……. đều được trân quí , được xếp vào hàng di tích lịch sử quốc gia, quốc tế cần phải bảo tồn .
Sự trân quí ở đây không phải vì chúng qui mô đồ sộ hay một thời huyền thoại, hiếm hoi mà là chúng được chế tác từ những bàn tay cần cù, linh mẫn, thủ công tinh xảo của những nghệ nhân mọi thời đại, mọi triều đại, đậm nét tinh thần dân tộc, bốn ngàn năm văn vật cùng nếp sống văn hoá riêng biệt Việt Nam – Không bị lai căng hay ngụy tạo bởi những làn sóng xâm lăng , hay đô hộ đồng hoá của những nước lớn Đông – Tây. Trong khi đi tìm nguồn văn hóa đông tây bất chợt bạn bắt gặp đường nét ViệtNamtrong công trình Tử Cấm Thành hoành tráng nguy nga tại Bắc Kinh. Phân vân không biết mình giống họ hay họ giống mình thì đây, câu trả lời rất bất ngờ: “ Tổng công trình sư của Tử Cấm Thành từ kiến trúc đến xây dựng là Nguyễn An, người ViệtNambị quân Minh bắt và trưng dụng trong thời Hồ Quý Ly.
Chú ý mái ngói Tử cấm thành mang dáng dấp kiến trúc Việt Nam!!!
so với mái ngói của kinh thành Huế!!!
Một nhận xét nữa về Kiến trúc ViệtNam :
“Kiến trúc Việt Nam không có công trình nào vĩ đại như Vạn Lý trường thành của Trung Quốc, Kim Tự Tháp của Ai Cập, Taj mahal của Ấn Độ, Angko wat của Cambodia …. Mà chỉ có chùa Diên Hựu nhỏ nhoi đời Lý, tháp Rùa xinh xắn giữa hồ gươm, Văn miếu thanh nhã thời hậu Lê, tháp Linh Mụ uy nghi đời Nguyễn Chúa …. Tuy rất nhỏ nhoi, khiêm tốn nhưng lại là những biểu trưng cho tinh hoa dân tộc, cho tình thương đại nghĩa, chí nhân, vì trong đó không có tiếng khóc than kêu gào thảm khốc của những người nô lệ, không có hao phí bạc tiền từ quốc khố hay sưu cao thuế nặng của người dân.”
a/ Văn nghệ dân gian :
Song song với trào lưu phát triển văn học nghệ thuật uyên bác hay tầm cao vẫn có những dòng chảy ngầm bền bỉ thấm nhuận trong đời sống nhân gian từ đời này sang đời nọ , như những bức tranh Đông hồ tả thực, những mái đao, phù điêu long phụng trên những tháp chuông, mái chùa , văn chương truyền khẩu bình dân, những điệu hát ru ba miền – Chèo cổ Bắc phần , nhã nhạc cung đình miền Trung, dân ca, cổ nhạc miền Nam …… Không cần phải là những nghệ sĩ chuyên nghiệp, bất cứ người dân nào thuộc phù sa sông Hồng, hay Phá tam giang, hoặc Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long có tâm hồn Văn nghệ đều có thể vừa tự mình trình diễn, vừa cùng nhau mục thị như một nhu cầu sống – Đến với bản làng nơi vùng sơn cước, tham gia vũ hội cồng – chiêng, đàn T’rưng, đàn đá, múa hát quanh vòng lửa, cùng hút chung chén rượu cần chúng ta sẽ thấy rõ điều này hơn .
Có nhiều phong trào Văn nghệ khai phóng, Du ca, Dân ca, Nguồn sống, văn nghệ quần chúng …… đã được khơi dậy trong tuổi trẻ ở mỗi thời kỳ , nhưng khác với các các trào lưu văn nghệ kỹ thuật phối hợp nhiều ngành chuyên nghiệp có tầm vóc qui mô, các phong trào văn nghệ này chủ yếu khơi dậy bản năng hoà hợp, tạo không khí lành mạnh trong cộng đồng và hướng về nguồn cội của quê hương , dân tộc , tổ tiên .
b/ Bộ môn Văn nghệ giáo dục Thanh , thiếu niên :
Đầu Thế kỷ XX, tính chất phổ biến giáo dục về văn hoá nghệ thuật được phát triển mở rộng trong học đường, trong các đoàn thể Thanh thiếu niên như Hướng Đạo, Đoàn Phật học Đức dục, Đồng ấu Phật tử, Gia đình Phật hoá phổ rồi Gia đình Phật tử, Hướng đạo Phật tử, các trường Bồ Đề ……, Hội Hồng Thập tự …..và định hình ở giữa thế kỷ XX như sinh hoạt Học đường, Liên Đoàn nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng tự nhiên trong thanh thiếu niên, Với thời gian tổ chức GĐPT lớn mạnh trên toàn quốc ( trừ miền Bắc ) và sau 1975 phát triển rộng khắp các quốc gia trên thế giới . Dĩ nhiên, trong Văn nghệ Phật giáo nói chung, bộ môn văn nghệ GĐPT cũng trở nên riêng biệt và chuyên sâu theo tiến trình phát triển và hoà nhập của chúng .
Rất may, những nhà giáo dục đã có sự quán sát thâm sâu và nghiêm túc đưa ra những phương án văn nghệ lành mạnh vào trong học đường, cộng đồng xã hội qua các đoàn thể để giữ gìn cho tuổi trẻ, bên cạnh đó còn có những phong trào hoạt động lành mạnh của các hội đoàn khác gây ảnh hưởng toàn quốc hoặc toàn cầu mà những người chủ xướng là Baden Powell ( Hướng Đạo ) Bác Tâm Minh – Lê Đình Thám ( Gia Đình Phật Tử ) hay Henry Dunant ( Hồng Thập tự )….. và còn nhiều người tâm huyết nữa.
Sự khác biệt giữa các bộ môn Văn nghệ Xã hội và Giáo dục rất rõ ràng: Một bên hướng đến tình cảm ủy mị, đắm đuối, buồn vui thành bại, buông thả theo ngũ dục, thất tình thì một bên hướng đến tình yêu thiên nhiên, vạn vật , tình cảm trong sáng và hướng thượng vị tha; một bên thì phô bày lòng hờn căm, chiến tranh hay bạo lực thì một bên là tạo sự hoà đồng thân ái không phân biệt chủng tộc màu da …….
Trong khi tình hình văn nghệ thế giới phát triển theo hướng công nghệ giải trí đỉnh cao, tạo ra những phong trào, tạo thành những đợt sóng mới theo từng thời đại cuốn hút tuổi trẻ vào đó thì vẫn có những nhà giáo dục vẫn âm thầm nghiên cứu soạn thảo những chương trình văn nghệ ứng dụng làm lành mạnh đời sống cộng đồng bằng cách tự khơi nguồn và tài bồi mạch sống trong các lứa tuổi thanh, thiếu , đồng niên .
Tổ chức Gia đình Phật Tử nằm trong lòng Đạo Pháp, nói chung là nền văn nghệ Phật giáo đồng hành cùng dân tộc dĩ nhiên các hoạt động văn nghệ trước tiên chịu ảnh hưởng nơi Đạo pháp và Dân tộc. Mà Dân Tộc và Đạo Pháp thấm đượm thâm sâu vào đời sống văn hoá dân sinh hơn ngàn năm qua như một , bằng chứng là những cổ vật, di tích lịch sử, gần đây nhất là Hoàng Thành Thăng Long vừa được khai quật đa phần đều mang dáng dấp của Phật Giáo đi cùng với quê hương ,
như Thi sĩ Trụ Vũ đã viết :
Việt Nam và Phật Giáo
Phật Giáo và Việt Nam
Ngàn năm xương thịt nối liền
Tình sông nghĩa biển mối duyên mặn nồng
Chúng ta có thể lắng lòng suy tưởng:
1/ Bản sắc của Phật Giáo trong lòng dân tộc qua những kiểu cách kiến trúc các ngôi chùa cổ , những hoạ tiết , phù điêu tồn tại hơn ngàn năm nay – Thiết kế Xây dựng những mô hình trại mạc , lễ đài , sân khấu , xe hoa , thuyền hoa …..
2/ Phong cách tán tụng nhã nhạc trong các nghi thức Phật Giáo theo từng miền nhìn chung đều thấm đượm các điệu hò , giọng lý trong tự tình Dân tộc. Trong gần 20 năm nền nhã nhạc cung đình Huế bị lãng quên thì chính các nghi thức tán tụng của Phật Giáo miền Trung đã nuôi dưỡng, bảo tồn chúng – Sự kiện Giáo sư Trần Văn Khê cung thỉnh mấy chục vị Tăng sang Pháp xướng tụng ở thập niên 1990 đã khai thông tinh thần phục hưng Nhã nhạc cung đình Huế cho đến khi UNESCO công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là một trong các nền văn hoá phi vật thể của thế giới vào đầu thế kỷ XXI
3/ Các vần thi kệ, văn phú nhiều thể loại trong các kiệt tác Thiền môn – Các tranh ảnh tượng Phật, Bồ tát , các bức hình đồ như Thập mục ngưu đồ, thập nhị nhân duyên đồ, tam thập tam thiên đồ , lục đạo luân hồi ……hiện vẫn tồn tại nơi các ngôi cổ tự , đình làng.
4/ Nhạc Đạo, Đạo ca, Tâm ca, Thiền ca, nhạc Gia đình Phật Tử – Riêng tổ chức GĐPT hoạt động hơn 60 năm trong và ngoài nước nên đã phổ biến bảo tồn và phát triển bền bỉ hơn hết.
còn tiếp