Kinh Thiện Sinh

 

( Tài liệu Tu học Ngành Thiếu – Bậc Chánh Thiện

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2006 – PL 2550 )

 

A. DẪN NHẬP

Là một Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử ViệtNamluôn luôn phải ghi nhớ mục đích của tổ chưc là “ Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật Tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo ”. Vì lẽ đó, trước tiên cần phải từng bước kiện toàn tự thân, sống một cuộc sống trong lành, không gây oan nghiệp. Và để thực hiện tốt hoài bảo đó đức Thế Tôn đã giảng kinh Thiện Sanh dành riêng cho hàng cư sĩ ứng dụng trong cuộc sống đời thường.

B. NỘI DUNG :

I. NGUYÊN DO, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN PHẬT THUYẾT KINH :

Phật thuyết kinh Thiện Sinh tại nội thành La Duyệt Kỳ gần núi Kỳ Xà Quật để độ cho Thiện Sinh một người con chí hiếu của một vị Trưởng giả ngọai đạo, khi Ngài còn tại thế với số lượng đại chúng 1.250 vị.

II. KINH VĂN :

Kinh chép lại rằng : Một hôm đức Phật ôm bình bát vào thành La Duyệt Kỳ gần núi Kỳ Xà Quật để khất thực gặp con của một vị trưởng giả tên là Thiện Sinh đang đê đầu đảnh lễ lục phương : Đông,Tây,Nam, Bắc, Thượng và Hạ phương.

Phật hỏi nguyên do và Thiện Sinh bảo là cha anh có di ngôn cho anh phải lễ lạy như vậy. Phật xác nhận thực tế  quả có 6 phương ấy. Nhưng lễ bái cho đúng chánh pháp thì chưa và thể theo sự thưa thỉnh của Thiện Sinh, Phật dạy : “ Bất cứ ai biết tránh bốn nghiệp oán kết, không làm ác theo bốn chỗ. Tránh sáu nghề hao tài đều thiện sanh và hưởng phước báo đầy đủ ở cỏi trời vui lành khi xả bỏ thân mạng này ”.

* Bốn nghiệp oán kết là : Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ.

* Bốn chỗ gây tội ác là : Tham dục, sân hận, khủng bố và ngu si.

* Sáu nghề hao tài là : Đam mê rượu chè, đam mê cờ bạc, phóng đảng, đam mê kỷ nhạc, kết cùng bạn ác, kết cùng kẻ lười biếng.

Phật dạy chúng ta tránh các điều ác ấy vì :

–    Phạm bốn tội oán kết thì phải chịu quả báo luần hồi trả vay không dứt

–    Phạm bốn chỗ gây tội ác thì nghiệp lực nặng dày tuần lưu sinh tử trong ba đường ác.

–    Tránh xa sáu nghề hao tài vì :

+ Đam mê rượu chè có 6 điều bất lợi : hao tài,sinh bệnh, ưa đấutranh,đểtiếng xấu,sanh nóng giận,giảm thiểu trí tuệ.

+ Đam mê cờ bạc có 6 điều hại : Tài sản hao mòn, hơn thì người oán, kẻ trí chê bai, không ai kính nể, người đời xa lánh, sinh trọm cắp.

+ Phóng đãng có sáu điều có hại là : hay sợ hãi; những điều thống khổ ràng buộc xác thân; ưa sinh điều dối trá; thân thể bạc nhược, gia sản khánh tận, gia đình mất hạnh phúc.

+ Say mê kỷ nhạc có 6 điều lỗi : ước mơ ca hát, ước mơ nhảy múa, ước mơ đàn địch, ước mơ chơi sáo diều, ước mơ thổi kèn, ước mơ đánh trống.

+ Kết cùng bạn ác có 6 điều có lỗi : dễ sanh khinh nhờn, ưa chỗ thầm kín, dụ dỗ người nhà người khác, mưu đồ chiếm đọat tài sản người, mưu cầu tài lợi về mình, ưa phanh phui lỗi người.

+ Luời biếng cũng có 6 lỗi : giàu sang không đổ mồ hôi, lúc lạnh không chịu làm việc, lúc nóng không chịu làm việc, lúc sớm không chịu làm việc, lùc chiều tối không chịu làm việc, lúc nghèo không chịu làm việc. Người lười biếng tài sản dễ hẹp hòi thiếu hụt, sống như con vật, không tự trọng, sống bám vào kẻ khác, sau phải thọ báo thân mà trtả nợ cơm áo cho đời.

Phật lại còn dạy thêm, ở đời lại có 4 hạng người mà oán lại giả làm người thân thích : hạng úy thục – hạng mỹ ngục – hạng không kính thuận – hạng ác hữu.

+ Hạng úy phục (phục tùng vì lợi) thường làm 4 việc : cho trước đoạt lại sau – cho ít mong trả nhiều – vì sợ gượng làm thân – vì lợi gượng làm thân.

+ Hạng mỹ ngôn thì hay làm 4 việc : lành dữ đều hùa theo – gặp hoạn nạn thì xa lánh – âm thầm ngầm đón những điều hay – thấy việc nguy thường bài xích đã đảo.

+ Hạng người không kính thuận thường làm 4 việc : lúc đầu dối trá – lúc sau dối trá – hiện tại dối trá – thấy có chút lợi nhỏ đã vội xa tránh.

+ Hạng người ác hữu thường làm 4 việc : lúc uống rượu thì là bạn – lúc đánh bạc thì là bạn – lúc dâm dật thì là bạn – lúc ca vũ thì là bạn.

Lại có bốn hạng người dấn thân, sẽ được cứu giúp có nhiều ích lợi là : hạng ngăn mình làm bậy – hạng xót thương – hạng ích lợi – hạng đồng sự .

+ Hạng ngăn mình làm quấy thường làm 4 việc : ngăn đón mình làm việc ác – chỉ bày điều chính trực – có lòng từ mẫn – chỉ con đường chánh đại quang minh cho ta đi.

+ Hạng xót thương thường làm 4 việc : mừng khi minh có lợi – lo cho mình khi gặp hại – khen ngợi đức tốt của mình – ngăn đón khi mình nói điều ác xấu.

+ Hạng lợi ích thường làm 4 việc : hộ vệ mình khi phóng túng – hộ vệ mình khỏi hao tài – hộ vệ mình khỏi sợ hải – khuyên bảo mình lúc ở chỗ vắng người.

+ Hạng đồng sự làm 4 việc : không tiếc chân thành với bạn – không tiếc tài sản với bạn – cứu giúp bạn khỏi lo sợ – khuyên bảo bạn lúc ở chỗ vắng người.

III. Ý NGHĨA CỦA SÁU PHƯƠNG

Phật dạy tiếp : Bây giờ ngươi (Thiện Sinh) nên biết ý nghĩa của sáu phương

–    Phương Đông là cha mẹ

–    PhươngNamlà thầy dạy

–    Phương Tây là vợ chồng

–    Phương Bắc là bạn bè thân thích

–    Phương Thượng là các bậc trưởng thượng, sa môn, tôn trưởng.

–    Phương Hạ là người giúp việc.

1.  Phương Đông : Cha mẹ

–    Bổn phận làm con  phải giữ 5 điều : cung phụng cha mẹ không để thiếu thốn – muốn làm gì trình thưa cha mẹ trước – không trái việc cha mẹ phải làm – không trái điều cha mẹ dạy – không ngăn việc làm phải của cha mẹ.

–    Cha mẹ phải dạy con 5 điều : ngăn con làm việc ác – chỉ bày những việc hay chân chính – thương yêu thắm thiết che chở cho con – chọn nơi nhân hậu hợp tác vợ chồng cho con – tùy thời cung cấp đồ dùng cho con.

2.  Phương Nam : Thầy dạy và học trò :

–    Học trò cầu vẹn tròn 5 điều đối với thầy : hầu hạ cung cấp đồ cần dùng – kính lễ cúng dường – tôn trọng quý mến – không trái nghịch lời thầy – không quên và hành trì như ý thầy mong muốn.

–    Thầy phải hoàn tất nghĩa vụ gồm 5 điều : dạy dỗ có phương pháp – dạy những điều học trò chưa biết – làm rành rẻ đúng sở học của môn đồ – giới thiệu những bạn lành – không dấu bớt, biết bao nhiêu nói bấy nhiêu.

3.  Phương Tây : Vợ chồng

–    Năm điều chồng đối với vợ : đối đãi với nhau phải kính nể – oai nghiêm đỉnh đạc – ăn mặc phải thời – trang sức phải thời – phó thác việc nhà.

–    Năm điều vợ đối với chồng : thức dậy trước chồng – ngồi sau chồng – nói lời hòa nhã – kính nhường tùy thuận – sớm lãnh ý chồng.

4.  Phương Bắc : Bà con bạn bè thân thuộc

–    Đối với bà con, bạn bè cần giữ 5 điều : cấp cho vật tiền đầy đủ (khi ta đã no ấm) – nói lời hiền hòa – làm việc tín lợi – chung làm chung hưởng – không khi dối.

–    Bà con hay bằng hữu cũng giữ 5 điều : hộ vệ cho người đừng phóng túng – hộ vệ cho người khỏi hao tài – hộ vệ cho người khỏi sợ hãi – khuyên răn nhau ở chỗ vắng người – ngợi khen tán thán điều hay trợ duyên gây thiện nghiệp.

5.  Thượng phương : Đàn việt và Sa môn, tôn trưởng

–    Sa môn, tôn trưởng thực hiện 6 điều : Phòng hộ không cho làm ác:– chỉ dạy điều lành – dạy phát thiện tâm – cho nghe điều chưa nghe – điều đã nghe làm cho thông giải – khai mở con đường sống lành.

–    Đàn việt phải thực hiện 5 điều :– thân làm từ thiện – miệng nói từ thiện – ý tưởng hòa nhu – đúng thời cúng dường – không ngăn đón đế nhà.

6.  Hạ phương : người lãnh đao và thuộc cấp

–    Cấp lãnh đạo đối với thuộc cấp phải làm 5 điều : Tùy khả năng mà bố trí công việc – Thù lao xứng đáng với công sức – thưởng phạt công minh bình đẳng – chăm sóc khi thuộc cấp ốm đau, tai biến – phải cho thuộc cấp có thì giờ nghỉ ngơi, giải trí và lo cho gia đình riêng.

–    Thuộc cấp  phải thực hiện 5 điều : Thức khuy dậy sớm – làm việc cần mẫn – không tham lam trộm cắp – làm việc có lớp lang – bảo trọng uy danh phẩm giá cấp trên

Đến đây Thiện Sinh bạch Phật : tán thán công đức của Như Lai và xin là kẻ Ưu Bà Tắc suốt đời trì nhiếp năm giới hộ trì chánh pháp và tuyên hứa sẽ hành trì pháp Phật nghiêm túc không sai phạm.

C. SUY NGHIỆM :

 Kinh Thiện Sinh là một bộ kinh thuộc về Nhân thừa, đức Phật đã dựa trên 6 phương lễ bái để tuần tự dạy dỗ hoàn chỉnh trách phận của con người đó là cách tránh xa oán kết, xa lìa điều ác, chừa bỏ nghề hao tài, sống ở trần thế mà phiền não không sanh, ở trong cuộc đời mà thân tâm an lạc, thì đó chính là Niết bàn của thế gian đã được chính đức Phật phó chúc cho tất cả những ai biết tuân thủ hành trì

D. TU TẬP :

 Là đệ tử Phật trước tiên chúng ta phát nguyện tinh tấn tuân thủ và thọ trì 5 giới cấm. Nguyện thọ trì kinh Thiện Sinh, để từng bước hoàn thiện bản thân trong cuộc sống xã hội, và đó cũng chính là mục đích của tổ chức Gia Đình Phật Tử chúng ta.

Bài khác nên xem

BHD GĐPT NINH THUẬN THAM DỰ TUẦN LỄ HUÂN TU CÚNG DƯỜNG PHẬT ĐẢN PL.2565

Huệ Quang GĐPTVN

Lam viên Cam Ranh – Cam Lâm tu Bát Quan Trai giới lần 1 năm 2014.

Tổ Liễu Quán

datthinh