Tổ chức huấn luyện Đội – Chúng trưởng và Đầu thứ Đàn

 

( Tài liệu Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp I – A Dục

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2001 – PL.2545 )

I. NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN ĐỘI, CHÚNG TRƯỞNG, ĐẦU THỨ ĐÀN

Đội, Chúng trưởng, Đầu Thứ đàn là người điều khiển tổ chức căn bản của Gia đình. Gia đình cần phải đào tạo Đội, Chúng trưởng và đầu, thứ Đàn để các em đủ khả năng sinh hoạt và dìu dắt các bạn đồng đội theo tinh thần của Đội, Chúng, Đàn. Việc đào tạo Đội, Chúng trưởng và đầu Thứ Đàn có thể có nhiều hình thức :

1. Đào tạo thường xuyên :

Đào tạo căn bản chuyên môn và lòng tự tin : Từ lúc còn Đoàn sinh, huấn luyện thường kỳ hàng tuần cho những Đoàn sinh xuất sắc vào một giờ riêng. Đề tài huấn luyện chính là những vấn đề vấp váp sai lầm của những Đoàn sinh nầy mà Huynh trưởng nhận thấy khi quan sát tình hình sinh hoạt Đoàn, hình thức nầy hiệu quả nhất, thiết thực nhất, nhưng lại không đủ phương tiện, không đủ thì giờ

2. Hình thức mở trại huấn luyện Đội, Chúng, Đàn trưởng :

Một gia đình chính thức có thể tổ chức chung cho cả nam lẫn nữ. Có khi hai, ba  Gia đình hay Quận hợp lại tổ chức riêng nam và nữ.

II. TỔ CHỨC TRẠI HUẤN LUYỆN

1.  Tên trại :

ANOMA : Đội trưởng.

NILIÊN : Chúng trưởng

TUYẾT SƠN : Đầu đàn.

2.  Phạm vi quyền hạn :

Gia Đình được phép tổ chức trại huấn luyện Đội, Chúng trưởng, đầu thứ Đàn của gia đình mình khi thỏa mãn các điều kiện sau đây theo tinh thần Nội quy và Quy chế huynh trưởng về việc huấn luyện từ trước đến nay tại địa phương :

–    Phải là gia đình chính thức mới có thể mở trại.

–    Ban Quản trại phải là Huynh trưởng cấp Tập hay A Dục.

–    Ban Giảng huấn là Huynh trưởng cấp Tập hoặc đã dự trại A Dục (cấp 1) và có 2 năm Huynh trưởng, hoặc các Huynh trưởng thâm niên có khả năng và uy tín trong gia đình, đang điều khiển một Đoàn hay Liên đoàn.

3. Thành phần Ban Quản Trại :

–    Trại trưởng : Phải là Huynh trưởng thâm niên có cấp Tập hay đã trúng cách trại A Dục : Điều kiện chung chịu trách nhiệm với Ban hướng Dẫn về chương trình huấn luyện và quy cách trại sinh.

–    Trại phó : Cộng sự với trại trưởng trong việc lên thời khóa biểu và quản lý trại sinh.

–    Ủy viên kỷ luật : Phụ trách nề nếp của trại, kỷ luật trại sinh.

–    Thư ký trại : Phụ trách về hồ sơ trại sinh, kiểm tra điều kiện trại sinh, nắm số lượng hàngngày.

–    Đời sống trại : Phụ trách vần đề ăn uống, sức khỏe, giờ giấc và sinh hoạt vui chơi ngoài giờ học.

–    Họa mi trại : Phụ trách tâp hát những bài hát cũ phải hát cho chỉnh, tập thêm bài hát mới.

3. Tài liệu :

Có sẵn cũa Ban Hướng Dẫn Tỉnh hoặc Trung Ương. Nếu do Gia đình tự soạn thì phải do Ban Hướng Dẫn duyệt xét và quyết định. Tất cả lập thành hồ sơ gồm :

–    Đơn xin mở trại 3 bản : Đại diện Quận 1 bản – Chuyển lên Ban Hướng Dẫn 2 bản (để xếp vàp hồ sơ của Tỉnh và của Nghiên huấn)

–    Danh sách ban Quản Trại và ban Giảng Huấn chuyển lên Ban hướng Dẫn 2 bản (chuyển Ủy viên Nội vụ và Tổ kiểm phối hợp 1 bản, hồ sơ Nghiên huấn 1 bản)

Hồ sơ xin mở trại huấn luyện Đội, Chúng trưởng hay đầu thứ Đàn của Gia Đình, gởi về Ban Hướng Dẫn trước hạn định là 1 tháng tính theo ngày khai mạc khóa huấn luyện.

4.  Ban Tổ chức :

Hồ sơ hợp lệ gởi đi xem như có thể chấp nhận nếu không có gì trở ngại công việc chung, tuy nhiên nên liên lạc để biết kết quả tại Ban Hướng Dẫn và nhận quyết định. Trong thời gian nầy Gia đình tiếp tục công việc tổ chức. Ban tổ chức (chưa phải là Ban Quản trại, Ban Quản trại phải có quyết định của Ban Hướng Dẫn) gồm có :

–    Huynh trưởng Trưởng Ban tổ chức phụ trách ngoại vụ lo mua sắm chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho trại (mượn trại, bàn ghế, vật liệu 1 văn phòng trại, mua sắm vật dụng linh tinh cung cấp cho ban Quản trại và Giảng huấn).

–    Huynh trưởng ban viên phụ trách ẩm thực  lo việc ăn uống cho trại sinh và Ban Quản trại thường trực, Huynh trưởng nầy cùng Thư ký trại nhận phạn phí và trại phí lúc trại sinh nhập trại.

–    Huynh trưởng ban viên điều hợp lo tổ chức nhân sự việc nấu ăn, có thể nhờ quý Bác hay nhờ 1 Huynh trưởng coi sóc 1 số Đoàn sinh lo việc nầy,trách nhiệm là luôn luôn theo dõi việc ăn uóng của trại sinh, đi chợ hằng ngày để thực phẩm được tươi, giao dịch với các ân nhân hổ trợ cho trại.

–    Hoạt động song song với Ban tổ chức trong thời gian chuẩn bị có Ban Giảng huấn (dù chưa có quyết định), Huynh trưởng trách nhiệm về Ban Giảng huấn phân chia tài liệu, tổ chức thuyết trình để có một đường lối chung và quan niệm giảng giải các nội dung vần đề. Tránh việc “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ” sau nầy. Ngoại trừ tài liệu trình lên Ban Hướng Dẫn không được dạy thêm một môn nào khác.

* Ban Hướng Dẫn cần ban hành quyết định gấp để Ban Quản trại làm việc kịp thời.

III. TINH THẦN VÀ TIÊU CHUẨN CỦA TRẠI

Mục đích của trại là đào luyện Đội, Chúng trưởng và phó, Đầu và Thứ đàn cho Gia đình căn cứ trên những mục tiêu :

–    Giáo dục kỷ luật cho các em Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử về sự đối đãi với gia đình, với Huynh trưởng, với đồng đội, với đoàn sinh anh  em.Tạo cho các em lý tưởng kỷ luật, tự mình tình nguyện thực hành để giữ giá trị mình và làm gương cho Đội, Chúng, Đàn mình.

–    Đào luyện và phát triển tinh thần đồng đội :

+ Cho các em biết về mối liên hệ cần thiết giũa các đội chúng đàn sinh, tinh thần đội chúng đàn như thế nào, làm sao để sống Lục Hòa.

+ Thuật chỉ huy : Cách thức chỉ huy và quản trị Đội Chúng Đàn. Đối với từng loại Đoàn sinh phải như thế nào, cách sử dụng phân loại và phân công. Phát triển sức sống của Đội, Chúng, Đàn về tinh thần và thể chất.

+ Thêm cho các em ít vốn Phật pháp, chuyên môn để giúp cho mình chỉ bảo cho Đội, Chúng, Đàn, nhất là phương pháp học và thực hành với phương thức tìm hiểu để cầu tiến.

Do đó Ban Giảng Huấn cố gắngkiểm soát :

–    Khả năng hiểu biết kỷ luật và phương pháp huấn luyện của mình, thấu rõ đề tài và cách thức trình bày cho trại sinh thích thú.

–    Tư cách Huấn luyện viên : Lịch sự với trại sinh, nghiêm minh chứ không hống hách hay lỗ mãng trong lời nói và thái độ với trại sinh, phải tâm niệm rằng trại sinh kém hiểu là tại lỗi của mình.

IV. ĐIỀU KIỆN TRẠI SINH VÀ ĐIỀU KIỆN TRÚNG CÁCH

1. Điều kiện Trại sinh :

–    Đủ 14 tuổi(Đội, Chúng trưởng), 08 tuổi (đầu, thứ Đàn)

–    Đã trúng cách bậc Hướng thiện là tối thiểu (điều kiện nầy sẽ được miễn đối với các em đã là Đội, Chúng trưởng. Đầu thứ Đàn thì phải qua bậc Mở Mắt là tối thiểu, nhưng phải thời gian tại chức 3 tháng)

2. Điều kiện trúng cách :

–    Tham dự suốt thời gian trại.

–    Có đủ số điểm đã ấn định (Từ 12 điểm trở lên là Đội, Chúng trưởng, đầu Đàn – từ 10 điềm đến dưới 12 điểm là Đội, Chúng phó, thứ Đàn – dưới 10 điểm bị loại).

V. VAI TRÒ ĐỜI SỐNG TRẠI (tham khảo sổ tay Huấn luyện viên) :

1. Vị trí và tư cách :

Là người của Ban Quản trại trên phương diện điều khiển, kiểm soát và hướng dẫn đời sống Trại sinh mà cũng là người của Trại sinh trên phương diện đại diện choTrại sinh đạo đạt nguyện vọng của Trại sinh lên Ban Quản trại. Là vị hướng dẫn đời sống toàn trại mà phải thi hành biện pháp cấp thời.

Lưu ý : Cảnh cáo Trại sinh nhưng cũng cần thấy rõ trước ảnh hưởng và kết quả của hành động ấy mới nên thi hành (tế nhị, khéo léo, thận trọng) do đó Đời sống trại chỉ nên dùng tài trí để kiểm điểm hơn là dùng quyền của Ban Quản trại.

2. Quyền hạn và nhiệm vụ :

Nhận việc từ khi Thư ký bàn giao sổ sách, trình diện trại sinh và được Ban Quản trại giới thiệu với trại sinh. Đời sống trại chia Đội, Chúng, Đàn lập danh sách riêng, thông báo chương trình tổng quát hàng ngày cho các Đội, Chúng, Đàn trưởng để phổ biến cho Trại sinh.

Nằm trong Trại sinh để kiểm soát trại sinh về mặt kỷ luật, tinh thần khả năng. Ghi chú kỹ càng vào sổ tay của Đời sống trại nhưng không lộ liễu làm Trại sinh xa lánh mình, chỉ khi Trại sinh sống với Họa mi trại. Đời sống trại mới có thể buông thả Trại sinh chốc lát. Ngay cả lúc Giảng viên dạy cũng có mặt Đời sống trại tham dự (vừa học thêm, vừa kiểm soát khả năng, theo dõi các khóa và sự thâu nhận của Trại sinh).

Đời sống trại không ngủ với Trại sinh, nhưng đến giờ tịnh mới được nghỉ. Ban đêm giao toàn trại cho Trại phó và Ban Quản trại trực đêm, dù có tổ chức thi đêm Đời sống trại vẫn ngủ. Tuy vậy luôn luôn có mặt ở Trại là Đời sống trại và Thư ký trại. Trại trưởng,Trại phó và Họa mi trại là đại diện ban Quản trại.

Sổ tay của Đời sống trại là một tập vở ghi chép :

–    Tỉ mỉ về từng Trại sinh (theo hàng Đội, Chúng, Đàn) lý lịch, chuyên môn, khả năng tổng quát, có sẵn kết quả.

–    Thâu nhận thắc mắc chung của trại, riêng lẻ hoặc do Trại sinh tâm sự riêng với mình, hoặc trung gian. Hội ý với Trại trưởng trong Ban Quản trại kịp thời giải thích, bổ túc cho tinh thần trại hoàn mỹ.

–    Ghi chép những quyết định của Ban Quản trại nhờ thông báo đến cho Trại sinh.

–    Những điều nhận xét và công việc dự định của mình.

–    Linh tinh.

Tóm lại trại có thành công, kỹ niệm đẹp khắc sâu vào tâm khảm Trại sinh, mức thâu nhận của Trại sinh cao và tinh thần trại có được phát huy phần lớn đều do ở Đời sống trại. Nếu Đời sống trại không hoàn thành được vai trò của mình thì trại sẽ mất đi cái kết quả tốt đẹp.

3. Đại cương đặc trưng của Đời sống trại thuộc phạm vi từng trại :

–    Chăn Đàn có rất nhiều Đời sống trại, là Huynh trưởng tại mỗi Đoàn, mỗi Đàn. Đời sống trại và phụ tá phải hướng dẫn và nhắc nhở tỉ mỉ đối với Trại sinh. Phải sống hẳn vai trò người anh lớn.

–    Đội, Chúng trưởng : Bắt đầu dành cho các em đời sống tự lập, bắt đầu ghi chép và thảo luận phê bình vừa giữ tư cách người anh vừa là người hướng dẫn. Có khi phải đóng vai trò người bạn thân mật để các em tự nhiên thổ lộ tâm tình của mình.

VI. VÀI NÉT ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC SINH HOẠT Ở TRẠI

Cũng tổ chức thành Đoàn, Đội, Chúng, Đàn. Đoàn trưởng, Đoàn phó là những Huynh trưởng trợ tác cho Ban Quản trại.

Đội, Chúng trưởng, phó và đầu thứ Đàn do các em trong Đội, Chúng, Đàn bầu ra hàng ngày (chấm dứt nhiệm vụ trước giờ chỉ tịnh). Nhiêm vu của Đội, Chúng trưởng, phó và đầu thứ Đàn cũng như sinh hoạt ở Gia đình. Ngoài ra mội Đội, Chúng được phân nhiệm vụ riêng (do ban Quản trại phân công) và thay đổi hằng ngày, bàn giao khi kết thúc một ngày sinh hoạt trại : Đội  (Chúng hoặc Đàn) Nghi lễ – Tường thuật – Sạch sẽ (vệ sinh) – Trực v.v. . . Mỗi Đội có một lá cờ riêng (sử dụng như cờ của Đội Chúng, Đàn của đơn vị). Nhưng tên Đội, Chúng, Đàn vẫn lấy tên Sen hoặc Cánh chim.

VII. KẾT LUẬN :

Đội, Chúng trưởng, phó và Đầu, Thứ Đàn được huấn luyện kỹ càng chu đáo sẽ giúp Đoàn trưởng dễ dàng xây dựng Đội, Chúng, Đàn trong Đoàn mình vững mạnh. Đội, Chúng, Đàn có mạnh thì Đoàn mới mạnh.

Bài khác nên xem

[Ký Ức] Dự Trại Huấn Luyện Viên Phú Lâu Na 4

phuocthanh

BHD.GĐPT Khánh Hòa tổ chức Trại HLHT Huyền Trang VII – năm 2023

Huệ Quang GĐPTVN

Giáo dục trong Gia Đình Phật Tử – Tâm Minh

ducquang