Tin về lũ dữ tại Bình Định – Quảng Nam

Chạy trong mưa, ghi lại một số hình ảnh lúc 9h trong ngày 16-11-2013. Đường vẫn bị tê liệt, muốn qua một đoạn đường ngắn khoảng 300m thôi, nhưng phải vận chuyển bằng xe ô tô. Nước sông tại cầu Đôi vẫn dâng cao, nước chảy xiết. Đập tràn gắn liền với Tuy Phước đã bị nước sông xâm chiếm và hiện tại đang chảy cuồn cuộn.

Sự cố do đập Định Bình xả lũ, tìm cách sang chỉ có một đoạn đường khoảng 300m tại khu vực cầu đôi, nối liền ngoại ô thành phố khoảng 5km, nhưng không được, ngày càng mưa to và nước lũ đã dâng cao ngập cả đường quốc lộ, mạng mạch giao thông nối liền khu vực chợ Dinh và huyện Tuy Phước. Trong lo lắng chỉ còn cách gọi điện để hỏi thăm nhau về tình hình mưa lũ gây ngập lụt với các anh chị em trong tỉnh.

Với phần tình hình của xã Phước Thắng nơi quê hương của anh Phó BHD, được mệnh danh Quê Hương “chín áo một quần” vì hàng năm luôn bị chìm trong mưa lũ, chỉ cần một cơn mưa to như trút thì nơi ấy cũng đã ngập sâu trong nước, nhưng cũng thật khó ngờ được vì sự cố chưa xảy ra trầm trọng nơi đây, anh cho biết nước cũng chỉ xâm xấp mặt đường, nhà cửa vô can, vì không thể ra khỏi nhà, nên tình hình thiệt hại của một số anh chị em Huynh trưởng và đoàn sinh tại địa phương cũng chưa nhìn thấy được.

Gọi điện cho anh Đại diện tại Tây Sơn, nơi nước lũ đổ về nhanh nhất, cách thành phố Quy Nhơn 45 cây số. Anh cho hay nước về rất nhanh không kịp trở tay, đêm qua nước đã tràn lên cả mặt đường Quốc lộ 19, và vào nhà ngập sâu đến gối, rất may là đồ đạc đã được chuyển kịp nên cũng không ván đề gì, Khi hỏi đến nhà các anh chị Huynh trưởng và đoàn sinh thì được anh trả lời với giọng rất buồn: Mình cũng chưa được biết chính xác tình hình ra sao nữa, do ở cách xa đơn vị trên cây số, vùng đó thì thấp hơn nên có thể bị thiệt hại nhiều, hiện không thể thống kê được vì điện cúp diện rộng, mọi sự liên lạc trở nên bế tắc.

Qua điện thoại, gọi đến anh UVTK, hiện đang cư ngụ tại huyện An Nhơn, nhà anh nằm ven quốc lộ 19 bên kia dốc của đèo Ẹo Bà Nho, con dốc này thoai thoải nhưng dài, nên rất nguy hiểm, qua máy anh cho hay, hiện tại thì nước cũng đã gần vào nhà, chỉ thương cho các em đoàn sinh của đơn vị, nhà ở vũng sâu và trũng, anh chỉ thấy mênh mông nước và trên mái nhà có một số người đã phải dở ngói chui ra, nước cô lập hoàn toàn, điện bị cắt nên mọi sự liên lạc qua điện thoại cũng bị gián đoạn, may mà điện thoại của anh kịp thời sạc vào sáng hôm trước, nên còn một năng lượng của Pin để trả lời, nhưng cũng chỉ ngắn gọn còn để dành cho các cuộc gọi khác.

Vì không đến được huyện Tuy Phước, do nước lũ đổ tràn về ngập cầu, nên tiếp tục gọi liên lạc với anh UVNV, xã Phước Thuận, đây là một địa phương có số lượng hiện đang còn sinh hoạt đông nhất tỉnh, thì được anh cho biết nước đã lấn vào sân, mấp mé nền nhà, tôi hình dung căn nhà của anh được đổ nền rất cao cũng phải hơn sáu tấc, vậy mà nước cũng sắp vào, thì chung quanh nơi anh ở có lẽ là một vùng mênh mông nước, giọng nói buồn buồn, anh cho biết là hoa màu trồng sau vườn khoảng ngàn mét vuông bị mất trắng, ruộng thì hư hỏng cả vì ngập chìm trong nước, anh chưa thể ra khỏi nhà, nên tình hình thiệt hại hay tin tức của các anh chị em huynh trưởng trong vùng cũng chưa thể có thông tin chính xác được.

Xa hơn một chút tôi tiếp tục liên lạc với anh UVNH, thì được anh cho biết đang vận chuyển đồ đạc lên cao tránh nước, hiện tại không thể ra khỏi nhà được do nước lũ đổ về càng lúc càng cao, chung quanh là đồng ruộng nay chỉ thấy là một biển nước, qua dự đoán thì tình hình của các đoàn sinh và huynh trưởng trong đơn vị chắc cũng gặp nhiều khó khăn vì ở mãi trong đầm, nơi ấy rất trũng và sâu, chỉ kịp nhắc nhở anh nếu được thì liên lạc gấp với một số Huynh trưởng và đoàn sinh để biết thông tin và kịp thời thông báo về BHD, lúc ấy thì dòng điện cũng cắt ngang, có lẽ do điện thoại đã hết năng lượng Pin sử dụng.

Trong hoảng hốt anh phụ tá UVNH đang trú tại xã Phước Hiệp cho biết, tình hình rất xấu, nước lên ngập gần cửa chính, không thể liên lạc được với các huynh trưởng và đoàn sinh chung quanh, gia súc, gia cầm chết, trôi ngổn ngang, nhưng nhờ nhà cửa san sát nên cũng đở sợ, gần nhà có nhiều cửa hàng buôn bán thực phẫm lại ở trên vùng cao, nên cũng không đến nổi lo hết lương thực, nhưng rất lo là chưa biết gì về thông tin của các đoàn viên đang sinh hoạt trong đơn vị.

Tất cả thông tin về tình hình Lũ lụt tại Quy Nhơn tỉnh Bình Định sẻ được tiếp tục cập nhật, Chân thành cảm ơn mọi người đã chia sẻ và gọi điện để thăm hỏi đến các anh chị em Huynh trưởng và đoàn viên BHD tỉnh Bình Định.

TrucLam

Một số hình ảnh Lũ lụt tại Bình Định:

Một số hình ảnh Lũ lụt tại Ái Nghĩa – Quảng Nam:

 

 

Bài khác nên xem

Trại Tứ Ân – BHD GĐPT KonTum

phuocthanh

BHD GĐPT Đồng Nai Tổ Chức Lễ Sơ kết giữa nhiệm kỳ 2012-2016 và Phương hướng hoạt động 2015

phuocthanh

BHD Trung ương GĐPT Việt Nam chúc mừng Xuân Vạn Hạnh – năm Nhâm Dần (2022)-PL.2566

Huệ Quang GĐPTVN