Thời Tiết: Thang Đo Cấp Độ Gió

Thang đo cấp độ gió .

Vào mùa mưa bão, chúng ta thường nghe tin tức khí tượng dự báo thời tiết với gió cấp mấy. Cần phải hiểu biết để dự phòng sự nguy hiểm tại nơi cư trú,  khi đi trại hoặc du khảo đường xa.

Thang sức gió này được Francis Beaufort, một đô đốc hải quân và đồng thời là một nhà thủy văn học người Ireland, tạo ra năm 1805. Thang mang tên Beaufort có sự phát triển lâu dài và phức tạp, từ công trình trước đó của những người khác cho tới khi Beaufort trở thành người quản lý cao cấp trong Hải quân Hoàng gia Anh trong thập niên 1830. Đầu thế kỷ 19, các sĩ quan hải quân thực hiện các quan sát thời tiết theo thường lệ nhưng không tồn tại một thang tiêu chuẩn và vì thế các quan sát này là rất chủ quan – một người cho đó là “gió nhẹ” thì người khác cũng có thể coi đó là “gió vừa phải”. Beaufort đã thành công trong việc đưa mọi thứ vào quy chuẩn.

Thang ban đầu có 13 cấp (từ 0 tới 12) đã không dẫn chiếu tới các con số về vận tốc gió mà liên quan tới các điều kiện gió định tính có tác động lên các buồm của man of war, khi đó là các loại tàu chủ yếu của Hải quân Hoàng gia Anh, từ “vừa đủ để chịu lái” tới “không vải nào của buồm có thể chịu được”. Ở cấp 0, tất cả các buồm có thể giương lên; ở cấp 6 thì một nửa số buồm có thể phải hạ xuống; ở cấp 12 thì tất cả các buồm phải xếp gọn lại.

Thang sức gió này đã là tiêu chuẩn cho mọi nhật trình hàng hải trên các tàu thuyền của Hải quân Hoàng gia Anh vào cuối thập niên 1830, và đã được thích ứng để ứng dụng phi-hải quân kể từ thập niên 1850, với các số của thang tương ứng với sự xoay vòng của máy đo gió hình chén.

Thang đo sức gió Beaufort được sử dụng để phục vụ cho công tác dự báo thời tiết được tính bằng dặm Anh (mile), 1 dặm = 1.609344 Km (tính chẳn là 1,6 Km)

Ngày nay, đôi khi các cơn bão mạnh được đánh số từ 12 đến 16 sử dụng thang bão Saffir-Simpson có 5 loại, với bão loại 1 có số Beaufort là 12, bão loại 2 có số Beaufort là 13,v.v.

Tại Việt Nam, do hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson (lý do là các cơn bão mạnh trên cấp 12 hầu như đều xuất phát từ ngoài đại dương, sau khi vượt qua Philipine để đổ bộ vào Việt Nam thì sức gió đã suy giảm rất nhiều), nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 đến 7 trên một diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên một diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão. Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng trong thời gian gần đây, điển hình là các cơn bão Chanchu và bão Xangsane trong năm 2006. Mặc dù bão Chanchu không đi vào vùng bờ biển Việt Nam, nhưng với cấp 4 theo thang bão Saffir-Simpson nó đã làm nhiều tàu thuyền bị đánh chìm và nhiều ngư dân Việt Nam bị chết trên biển Đông. Trong dự báo bão cho cơn bão Xangsane, lần đầu tiên người ta đã sử dụng cấp 13 và trên cấp 13.

Tuy nhiên ,đến năm 2008 khi cơn bão số 6 mang tên quốc tế Hagupit (dùi cui) đi vào khu vực Bắc Biển Đông Việt Nam với sức gió của nó đạt 120 hải lý (knot) … tương đương với cấp 4 của thang bão Saffir-Simpson thì Việt Nam bắt đầu sử dụng cấp 13 – 17 khi đã nâng nó lên cấp ngưỡng đầu tiên của siêu bão là cấp 15.

Đức Quảng (sưu tầm và biên soạn)

Bài khác nên xem

Mưu Sinh Thoát Hiểm(Chế tạo Bếp và Nấu Cơm)

phuocthanh

Mưu Sinh Thoát Hiểm (Đọc và Sử Dụng Bản Đồ)

phuocthanh

Hướng dẫn sử dụng dấu đi đường đúng phương pháp

phuocthanh