Trong một chuyến Phật sự tôi kính cẩn đãnh lễ vấn an một thầy giáo thọ và lắng nghe thầy dạy: “Lễ kính là duyên sự tất yếu để dừng lại cái tâm viên ý mã mà quay về với bảo sở Tự Tâm mà huân tu công đức, thế mà đã bao lần tại trú xứ nầy từ lúc tuyên Phật hiệu cầu gia bị đến lúc hồi hướng chúng sanh, hồi quy phương trượng trên bàn không có miếng nước để thấm giọng, với lối tổ chức và hành xữ như vậy làm sao mà phát triển được. Cổ đức dạy: Phật pháp xương minh là do tăng già hoằng hóa, Thiền môn hưng thịnh là do đàn việt phát tâm, thế mà đã kinh qua hai phần ba mùa hạ tôi chưa thấy BHD thể hiện tinh thần ủng hộ hạ trường thì làm sao hướng dẫn các em?”. Nghe thầy dạy, tôi quỳ dưới đất mồ hôi nhỏ giọt ướt đẫm vai lưng, thấy giận ACE mình quá, sau khi đãnh lễ sám hối, nhận lỗi, xin cho chúng con có thời gian khắc phục những lỗi lầm sai sót nầy.
Sau phút cáo từ, tôi đã đi hàng trăm cây số với con đường tắt ánh tà dương, khá xa lạ để gặp gỡ anh em để hỏi thực hư của vấn đề là như thế nào. Chúng ta là một tổ chức tu học tại sao lại có những sơ suất như thế. Uống một ly nước lạnh để sự nóng bức hạ xuống, hít thở không khí trong lành của đại dương thổi vào cơn giận dịu lại, tôi lặp lại lời trách trên và các anh vô tư hoan hỷ vui vẻ nhận lỗi là có thật như vậy, khi vặn hỏi lý do anh em mới từ tốn trình bày:
“Anh biết đó, thầy giáo thọ của chúng em bận trăm công ngàn việc, do vậy khi thầy hứa khả chúng em đợi còn năm phút mới thỉnh sư, nhưng khi còn mười phút thầy đã một mình bước vào phòng, chúng em đứng dậy là thầy tuyên Phật hiệu cầu gia bị xong là bắt đầu pháp thoại, pháp thoại vừa xong đúng giờ là thầy về phòng làm việc. Anh biết đây khi thầy giảng chúng em im thin thít ai đâu ngồi đó lắng nghe nào có kịp ghi chú chi mô. Dù thế nào thì đây cũng là một lỗi lầm, chúng em sẽ cùng anh đi sám hối và nghiêm khắc nhất định phải khắc phục cho được trong tương lai. Như anh biết, thực thi chỉ đạo của BHD/TƯ, chúng em cúng dường trướng hạ ít nhất là ba ngày trai phạn ở ba nơi khác nhau, chúng em đã cúng dường T. L.Tuần đến là T. H.Linh địa một thời cưu mang mình và 23.6 Giáp Ngọ mới đến P. D”.
Tôi lớn lên, với tư chất là một Huynh trưởng nông dân xuất thân nơi ruộng đồng thôn dã, nghe anh em trình, lòng chùng xuống và nhớ pháp môn “HÃY LẮNG NGHE VÀ THẤU HIỂU” nó thực sự có giá trị như thế nào? Thấy mắt tôi hoe hoe đỏ, anh T.H. một Huynh Trưởng đàn anh của tôi bảo, có lỗi thì phải nhận và sám hối. Sám hối là một hạnh trong thập hạnh mình phải vâng làm. Huynh trưởng như tuổi anh em mình làm sao mà quên điều đó được. Nhưng lòng người ngày nay khác ngày xưa nhiều lắm. Tôi nhớ gần 45 năm trước tôi là khách mời của một trại họp bạn lớn ở Quảng Ngãi. Ban Quản trại khiển trách khối sinh hoạt. Anh Mạc Do Tri đời sống trại của trại ấy đã thể hiện tinh thần kỷ luật, đã 12 giờ trưa với tình Lam thiết tha anh không thể phạt toàn trại giữa trưa. Nhưng lỗi thì không thể tha thứ, lỗi thì không thể không phạt, anh bước ra trước cột cờ, anh hô Phật tử. Nhân danh đời sống trại xin thay mặt trại sinh thi hành kỷ luật quỳ một giờ dưới nắng. Các tiểu trại hướng về cột cờ rồi như ong vỡ tổ, trại sinh chạy ra chung quanh cột cờ đồng quỳ xuống hướng về lều trung ương xin chịu phạt và tuyên hứa sẽ không dám sai phạm như thế nửa. Trại trưởng thổi còi tập họp BQT. Ra giữa nắng dõng dạt bảo:
Toàn trại hãy nghe theo lệnh tôi “TRỜI TA”, cả trại đồng đứng dậy. Anh phủ dụ: “Đời sống trại là linh hồn của trại, Đời sống trại xử lý nghiêm bắng con tim yêu thương chứ không bằng cái đầu đầy kiến thức. Toàn trại đã thể hiện tình yêu thương anh mình bằng con tim chứ không phải cái đầu lý luận. Và giờ đây dưới cái nắng chói chan của mùa hè. Chúng ta mới thấy TÌNH LAM là dịu ngọt. Cảm ơn anh ĐST. Cảm ơn toàn thể trại sinh. Trại chúng ta thành công kể từ giờ phút nầy.”
Ngày nay trong một Phật sự do Trung Ương ủy thác tôi đã có sơ suất, nên cùng chị D.Q quỳ trước thầy sám hối và lắng nghe thầy dạy. Huynh trưởng dưới cấp đứng nhìn tôi và chị D.Q như là những tội đồ bị thầy phạt quỳ cho bỏ ghét. Mà anh xem nào thầy có phạt quỳ chị em tôi bao giờ đâu. Chúng tôi thể hiện tinh thần hạnh thứ tư của người Phật Tử mà quỳ xuống sám hối thế thôi.
Anh kính mến! Tổ chức ta nếu có xuống cấp lỗi ấy tại anh chị em chúng mình, chứ không từ một nơi nào khác đến, xin hãy cùng nhau hết lòng. Khuất tất, sai lầm là do thiếu hiểu biết, chưa phải là một tội mà là biết sai lầm mà cố phạm ấy mới là điều đáng trách. Trăng trung tuần tháng sau chiếu sáng cả vườn dừa, lén xem chúng tôi nằm bên nhau trước tiền đường. Đúng 04 giờ sáng chúng tôi dậy cùng công phu. Công phu xong chúng tôi dùng món bánh cuốn truyền thống của người Huế. Trước mặt chúng tôi là biển đông “Vừng hồng le lói chiếu trên non sông làng mạc ruộng đồng quê, chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe, tiếng thầy giảng suốt trong giờ Quốc sử… Chúng tôi qua cầu Tư Hiền nơi khai nguồn của Phá TAM GIANG trải dài dọc theo biền đông trên hàng trăm cây số đến cửa Tùng cửa Việt một tài nguyên vô tận của Quốc Gia để nuôi trồng thủy hải sản và du lịch sinh thái biển mà không dễ gì quốc gia nào cũng có được. Rất mong nguồn tài nguyên vô tận sớm được đánh thức bởi những người lãnh đạo có TẦM và có TÂM.
Tôi trở lại đãnh lễ thầy và trình bày như thế. Thầy gật gù: Mới nghe thì thật đáng thương hơn là đáng trách, nhưng là một tổ chức phải có phân công phân nhiệm, có kiểm tra và nhắc nhở. Lúc nào và ở đâu cũng phải chu toàn trách nhiệm và bổn phận nhất là trong một tổ chức giáo dục. Gia Đình Phật Tử Việt Nam xưa nay là vậy. Điều hay xin cứ y giáo vâng làm, với cái tâm kham nhẫn biết lỗi tất cả chỉ vì đến đáp PHẬT ÂN ĐỨC và SỨ MẠNG GIÁO DỤC thực hiện cho được MỤC ĐÍCH CỦA TỔ CHỨC, thực hiện hoàn mãn LÝ TƯỞNG /GĐPT/VN. Xin tất cả hãy nỗ lực hết lòng./.
(THỊ NGUYÊN)