Tam quy

( Tài liệu Huấn Luyện Đội Chúng Trưởng – Anoma NiLiên

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam ấn hành )

 

A. Đinh nghĩa :

–   Quy y : Quy là trở về, y là nương tựa, quy y là trở vệ và nương tựa một nơi nào chắc chắn, có thể che chở đùm bọc mình được. Quy y định nghĩa từ tiếng Phạn là NAM MÔ.

–   Tam Bảo : Là 3 ngôi báu : PHẬT, PHÁP, TĂNG.

Quy Y Tam Bảo là trở về và nương tựa phật, Pháp, Tăng là 3 ngôi báu nhất trên đời, có thể đùm bọc, che chở, hướng dẫn chúng ta ra khỏi bể khổ mênh mông của cuộc đời.

–   Quy Y Phật :

Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn, không còn mê lầm, thoát ra khỏi vòng khổ não, hoàn toàn sáng suốt và có thể hướng dẫn chúng sanh thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Vì Phật là một vị quý báu như thế nên chúng ta cần phải quy y theo Ngài. Ngoài Ngài ra không còn một vị nào có khả năng đủ tài đức hơn Ngài để chúng ta trông cậy và tôn thờ.

–   Quy Y Pháp :

Pháp là do chữ DHARMA mà ra. Hiểu theo nghĩa rộng thì pháp là lý lẽ màu nhiệm của sự vật. Hiểu theo nghĩa hẹp thì pháp tức là phương pháp tu hành mà Phật đã phát huy ra dể dạy bảo chủng sanh thoát khỏi cảnh khổ đau và chứng được qua Phật.

Chúng ta phải quy y Pháp vì Pháp là những phương pháp quý báu nhất mà chỉ có đức Phật, nhờ trí tuệ hoàn toàn sáng suốt mới khám phá ra được, nhờ Pháp của Phật, chúng ta mới biết đường lối tu hành thoát ra khỏi hoàn cảnh khổ đau đi dần đến quả Phật.

Đức Phật, trước khi nhập Niết Bàn có dạy : “ Này, các người hãy tự thắp đuốc lên mà đi ! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc, các người hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát. Đừng tin sự giải thoát ở một kẻ nào khác ”.

Vậy sau khi quy y Phật rồi, tất cả chúng ta phải quy y theo Pháp của Ngài.

–   Quyng :

Tăng hay Tăng Già là do chữ SANGHA mả phiên âm ra. Sangha là một đoàn thể tu hành gồm từ 4 tu sĩ trở lên, cùng chung sống một chỗ, đồng giữ giới luật của Phật, đồng chia sớt cho nhau những quyền lợi vật chất và tinh thần.

Như vậy, Tăng là các vị tu hành theo đúng giáo lý của Phật mà tu hành. Các vị ấy có nhiệm vụ thay Phật để hướng dẫn, dạy bảo chúng ta trong sự tu hành. Trong thời đại không có Phật thì chúng ta phải nương theo, tin cậy vào Tăng để bước trên đường đạo.

Trước khi nhập Niết Bàn chính thức Phật cũng đã có dặn các vị Tỳ Kheo như sau :

“ Hỡi các Tỳ Kheo, các người có thêm một bổn phận là truyền đạo ta, thay ta để đưa đường chỉ lối cho mọi người. Các người phải tìm hiểu nghĩa lý sâu xa màu nhiệm của giáo pháp ta để làm lợi lạc cho chúng sinh ”

B. Phải quy Y như thế nào ?

Quy y phải đủ sự và lý. Sự quy y là phải giữ đúng quy luật, thực hành đúng đắn các lời phái nguyện quy y trước Tam Bảo.

Lý quy y là quy y theo Tự Tánh Giác Ngộ bên trong bản tâm chúng ta. Nếu chúng ta chỉ thực hành SỰ QUY Y, chỉ rong rũi theo TAM BẢO BÊN NGOÀI mà quên LÝ QUY Y là quên TAM BẢO BÊN TRONG chúng ta, thì chúng ta chưa thực hành đúng nghĩa Tam Quy. Thật thế, bên trong chúng ta có đủ Tam Bảo, chúng ta phải thực hành lý quy y hay Tam Tự Quy ( trở về với Tam Bảo trong bản tâm chúng ta ), tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng. Tự quy y Phật là trở về với Phật Tánh sáng suốt, của mình. Tự quý y Pháp là vâng theo Pháp Tánh của mình. Trong tâm ta có đủ Pháp Tánh :Từ Bi, Trí Tuệ, Bình Đẳng, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn. Chúng ta cần phát huy những Tánh ấy và hành động theo chúng. Tự quy y Tăng là vâng theo Thầy trong tâm mình. Thầy trong tâm mình là đức tánh thanh tịnh hòa hợp của mình, như Tăng Già là hiện thân của hòa hợp thanh tịnh bên ngoài. Bấy lâu vì mình mê muội không nhận thây được Ông Thầy trong tâm, nay nhờ Phật dạy mình nhận thấy dược Ông Thầy thanh tịnh ấy thì mình phải theo vị Thầy ngay chính trong bản tâm của mình trước.

Nói tóm lại mình phải nương tựa quay về với Đức Phật trong tâm của mình là từ bi hỷ xã, với tăng của mình là sự hòa hợp thanh tịnh của bản tâm.

Thực hành đúng sự và lý quy y như lời đã phát nguyện thì con đường giải thoát dù xa cũng sẽ có ngày thấy đích.

 

 

Bài khác nên xem

BHD GĐPT Đồng Nai tổ chức Trại A Dục 7 – Lộc Uyển 13 năm 2015

phuocthanh

Ý nghĩa ngày Hiệp Kỵ

Áo Lam

Tiểu Sử cố HTr cấp Tín Thiện Siêu Nguyễn Quốc Việt

phuocthanh