Tâm lý Ngành

 

( Tài liệu Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp I – A Dục

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2001 – PL.2545 )

 

Ở bậc Kiên chúng ta đã có dịp bàn đến Tâm lý trẻ. Phải hiểu rõ tâm lý các em thì việc giáo dục mới có hiệu quả. Cũng trong bài ấy, chúng ta phân tích kỹ những yếu tố ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Đó là : Môi trường, di truyền, tuyến nội tiết. Chúng ta cũng đã nắm được những phương pháp tìm hiểu tâm lý trẻ :

–    Phương pháp nghiên cứu

–    Phương pháp ngoại quan

–    Phương pháp nội quan.

Khi tham dự trại Lộc Uyển chúng ta lại có dịp bàn sâu thêm về Tâm lý trẻ – Thảo luận vấn đề thăm dò Tâm lý trẻ theo từng lứa tuổi.

Hôm nay trong thời gian ngắn ngủi của bài Tâm lý Ngành nầy chúng ta phải nắm chắc lại những vấn đề mấu chốt về Tâm lý trẻ theo từng ngành để áp dụng một cách thực tiển vào sinh hoạt và giáo dục hầu đem lại hiệu quả nhiều hơn.

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TÂM LÝ ĐOÀN SINH :

Như đã nói ở trên, tâm lý các em thay đổi sai khác tùy hạn tuổi hay phái Nam, Nữ, nên ở đây ta cũng chia ra tâm lý theo giới tính của từng ngành Thanh , Thiếu và Oanh vũ để dễ phân biệt tìm hiểu.

1.  Tâm lý Thiếu niên, Thanh niên :

Tuổi thiếu niên là một thế giới lạ lùng, kỳ ảo và phức tạp. Tuy nhiên ta cũng có thể liệt kê vài đặc điểm nổi bật của hạng tuổi nầy như sau :

–    Hiếu động (thích chơi đùa, hoạt động).

–    Hiếu thắng ( thích ganh đua)

–    Mạo hiểm ( thích những trò chơi mạnh, mạo hiểm)

–    Hào hiệp (thích hành động hào hiệp)

–    Bồng bột ( thích ganh đua, làm mà ít suy nghĩ chín chắn, nóng nảy khi chạm tự ái).

–    Bắt đầu lý luận (thích cãi nhau)

Đối với tuổi Thanh niên (từ 18 tuổi trở lên) những tính bồng bột, hiếu động đã bắt đầu lắng xuống, người thanh niên  bắt đầu tỏ ra :

–    Đứng đắn

–    Điềm đạm

Giới nữ thông thường có vài điểm ngược lại những đặc tính trên của giới nam là :

–    Đằm thắm ít ồn ào

–    Rụt rè, nhát gan

–    Thiếu sáng kiến

–    Không quả quyết

–    Dễ cảm xúc.

2.  Tâm lý Oanh vũ :

Tâm lý hạng tuổi Oanh vũ (từ 5, 6 đến 12) cũng rất phong phú và phức tạp mà ta cần hiểu rõ, nếu không, sự giáo dục của ta sẽ hoàn toàn thất bại.

–    Bắt chước : Đây là đặc điểm quan trọng nhất (giảng viên cần nêu những ví dụ cụ thể trong thực tế).

–    Hiếu động : Cũng là đặc điểm quan trọng

–    Tò mò

–    Tưởng tượng phong phú

–    Thích khôi hài và khôi hài giỏi

–    Thành thật

–    Nhát gan

–    Dễ chán nãn – Tham ăn.

Oanh vũ nữ cũng có những đặc điểm như trên, nhưng có vài điểm trái ngược như :

–    Đằm thắm – ít khôi hài

–    Bẽn lẽn

–    Dễ cảm xúc.

II. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC :

1.  Với Ngành Thanh, Thiếu :

Áp dụng phương pháp huân tập và hoạt động, bắt đầu phương pháp lý giải (cho ngành Thiếu). Đối với ngành Thanh thì chú trọng phương pháp lý giải (xem bài phương pháp giáo dục trong Gia Đình Phật Tử).

Ta có thể áp dụng các hình thức sau đây :

–    Áp dụng luân lý đạo Phật : 5 hạnh, Ngũ giới …

–    Kể mẫu chuyện đạo

–    Nhắc nhở châm ngôn và luật

–    Tập sống tự lập. Chia trách nhiệm.

–    Tập hàng đội tự trị. Thi đua trong tinh thần kỷ luật, xây dựng.

–    Tập tháo vát

–    Tạo môi trường để học tập,thảo luận thuyết trình (nhất là cho ngành Thanh)

–    Điều quan trọng nhất là tự mình nêu gương tốt.

2.   Đối với Oanh vũ :

Áp dụng triệt để phương pháp giáo dục huân tập và hoạt động :

–    Nêu gương tốt về mọi mặt.

–    Tổ chức trò chơi, việc làm, hành lễ, du ngoạn, trại.

–    Cho thấy, cho xem, cho nghe, cho hỏi.

–    Phát huy óc tưởng tượng bằng trò chơi, kể chuyện, việc làm

–    Cho diễn trò, ca hát.

–    Tin cậy

–    Cho ăn uống trong tinh thần lục hòa.

–    Khích lệ, an ủi

–    Vỗ về, đối đãi dịu dàng, thương yêu, săn sóc và đùm bọc.

III. KẾT LUẬN :

Giáo dục là một nhiệm vụ hết sức thiêng liêng cao cả, người Huynh trưởng có thể hãnh diện. Nhưng muốn đạt dược mục đích cao đẹp đó, chúng ta cần phải hiểu rõ tâm lý Đoàn sinh của chúng ta để có thể áp dụng phương pháp giáo dục thích hợp như vị y sĩ cho thuốc con bệnh. Hiểu tâm lý trẻ cũng phải có phương pháp. Nhưng trước hết người Huynh trưởng cần phải bền chí, chịu đựng, kiên nhẫn, mỡ rộng tình thương và nhất là phải biết dẹp bỏ tự ái cá nhân mình để hoàn thành trọng trách mà mình đã một lần phát nguyện mang lấy trên vai suốt đời.

Chú ý : Trước khi học bài nầy – thông báo cho Trại sinh ôn lại bài tâm lý trẻ ở bậc Kiên và ở chương trình trại Lộc Uyển.

–    Giảng viên cần có trong tay và nghiên cứu lại bài đó.

–    Nếu có thời gian, phần II nên tổ chức dưới hình thức thảo luận.

 

Bài khác nên xem

Nền giáo dục vượt qua – Thích Thái Hòa

phuocthanh

Hướng Dẫn Khải Đạo

phuocthanh

Trò chơi Đội Chúng

datthinh