Phúc lợi xã hội theo quan điểm Phật giáo

Đối với các Phật tử, phúc lợi xã hội bắt đầu từ mỗi cá nhân. Nhân tính mà nó vun bồi sự thiện lành đạo đức và đưa đến sự hiểu biết đầy thương yêu về thực tại thì nuôi dưỡng các yếu tố tích cực về phúc lợi xã hội. Song “hệ thống phúc lợi” của Phật giáo không bị chi phối bởi luật lệ chính trị và những điều luật về công bằng; người Phật tử không đề cao các nhóm phúc lợi.

Lấy Thái Lan làm ví dụ. Có những cộng đồng Phật giáo ở Thái Lan do người Phật tử lãnh đạo. Tại Yokkrabatt, miền trung Thái Lan, cộng đồng trước đây mù chữ và nghèo khổ. Lúa và cây trồng chính của họ thường bị ngập mặn. Sakkron, một nhà lãnh đạo Phật tử đã khuyến khích người dân trồng dừa lấy trái, rau, quả và cây cọ để tạo dựng tài sản. Vài năm sau, cuộc sống người dân trông khá hơn nhiều.

Đây là quan điểm Phật giáo về phúc lợi xã hội. Nó dựa trên phương pháp “tự cứu” hơn là được cứu trợ. Người Phật tử tin rằng tự cứu sinh ra ý thức tự lập và khả năng thành công. Cứu trợ chỉ là cách giúp đỡ tạm thời. Chẳng hạn, bạn không thể tìm thấy Phật tử cứu thương ở chiến tuyến, nhưng Phật tử tích cực hơn trong việc góp ý các nhà lãnh đạo chính trị, nhằm kiềm chế cuộc chiến nổ ra.

Với nội dung được trình bày chi tiết trong Tứ diệu đế hay Bát chánh đạo, không có sự trình bày cụ thể nào nói về khổ đau thuộc xã hội – chính trị; không có sự tiên liệu nào về mọi cơn bệnh trên thế giới. Tiêu điểm là luôn tập trung vào cá nhân. Tự chế, kiên nhẫn và từ bi đều là đạo đức sáng ngời của mỗi cá nhân. Nhưng nếu cả một ngôi làng ở Phi châu bị tiêu diệt một cách tàn nhẫn bởi thổ dân Tutsi thì điều đó là gì? Đơn giản là con người đã có mặt ở đó tại một thời điểm không thích hợp và một không gian không thích hợp. Người Phật tử thì luôn tập trung vào nghiệp xấu của hành vi, cảnh báo rằng nghiệp xấu ấy sẽ trổ quả xấu. Họ thường đưa ra những giải pháp ngăn ngừa, và nếu thất bại, thì cần làm nhiều hơn nữa để ngăn ngừa tình huống tương tự ở trong tương lai. Tóm lại, người Phật tử không bao giờ tuyệt vọng.

Đa số quốc gia phương Tây đều hỗ trợ các hệ thống phúc lợi xã hội. Trên căn bản, các hệ thống này chú trọng đến nhu cầu vật chất. Còn về nhu cầu tinh thần, đặc biệt về phẩm cách con người và niềm hy vọng cho tương lai, có khuynh hướng là công việc của các nhóm có chuyên môn, như tổ chức Thiên Chúa giáo chẳng hạn. Người Phật tử không theo hệ thống này. Giữ lấy tinh thần của triết học Phật giáo, họ mong mỏi “chứng ngộ”, để cá nhân có thể chọn lựa tìm những phương pháp đối với những vấn đề xã hội.

Đạo đức từ bi (metta) là chìa khóa để hiểu lập trường Phật giáo về phúc lợi xã hội. Từ bi là sự thực hành trí tuệ thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày. Từ bi làm cho tâm tĩnh lặng, phát triển nó để diệt trừ tham-sân-si. Có từ bi thì không còn tham vọng để bạo động hay phân biệt. Đây là quan điểm của Phật giáo liên quan đến phúc lợi xã hội. Mong muốn thay đổi hoàn cảnh của một cá nhân thì có sức mạnh hơn việc được trao cho một vài “công cụ” tùy tiện để tạo nên một sự thay đổi tạm thời.

Một số người cho rằng, việc giải thích của Phật giáo về phúc lợi xã hội chứa đựng yếu tố tàn nhẫn, sinh ra hiện tượng thờ ơ. Trên lý thuyết, biện pháp ngăn ngừa nghe có vẻ hoàn hảo, nhưng thực tế áp dụng thì thấy rằng nhiều người đau khổ không phải do lỗi của chính họ. Về điểm này, người Phật tử dường như hết sức mơ hồ và quá mức im lặng. Một số khác lại tin rằng hệ thống tín ngưỡng Phật giáo nên “cập nhật” một ít về quan điểm này. Cuối cùng, những lãnh vực khác của Phật giáo phản ánh từ bi và trí tuệ siêu việt.
Tuy nhiên trở lại trường hợp ở Thái Lan, không ai có thể phủ nhận lời tán dương cao cả dành cho các Phật tử về những việc làm kỳ diệu của họ, khi họ đưa tất cả cộng đồng thoát khỏi vực thẳm thất bại. Và tất cả điều này đã bao hàm ở trong một bộ mặt hợp nhất, chính phủ không trợ giúp. Những thành tựu của họ là hết sức phi thường.

“Phật giáo nhận thấy sự cần thiết để quan tâm đến những nhu cầu vật chất căn bản của con người chính nó không phải là mục đích, mà như là phương tiện để đạt đến cứu cánh cao hơn.” (www.maithri.com)
Có lẽ Phật tử là những người thành tựu lặng lẽ, và những người làm công tác xã hội như chúng ta cần nhìn xa hơn về tương lai.

• Gemma Wiseman
• Tuệ Giác (dịch)
theo www.crosscurrents.org

 (Nguồn: TS. Pháp Luân số 61)

Bài khác nên xem

Điếu văn của BHD GĐPT Việt Nam tại Hải Ngoại

datthinh

Tin Buồn: Thân mẫu Thượng Tọa Thích Thông Trí quy tây

phuocthanh

BHD GĐPT Ninh Thuận Phân Ưu

phuocthanh