Trong các ngành nghệ thuật tạo hình như hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc… các nghệ sĩ thường áp dụng những nguyên tắc bố cục để sắp xếp chủ thể vào đúng vị trí “hợp nhãn” hay “bắt mắt” với người xem.
Trong nghệ thuật nhiếp ảnh người nghệ sĩ nhiếp ảnh phải làm việc theo quy trình ngược lại. Đứng trước một phong cảnh thiên nhiên lãng mạn hoặc hùng vĩ, ít có người nghệ sĩ nào cầm máy và bấm máy ngay được liền. Mà trước đó đã có sự cân nhắc vị trí chủ thể, sắp xếp chủ đề rồi mới bấm máy.
Nguyên tắc bố cục không phải là giáo điều cứng nhắc mà nó là những thủ pháp giúp nghệ sĩ đặt chủ đề đúng vào những vị trí xứng đáng và thích hợp trên khung ảnh. Hoặc cũng thể là những thủ pháp bố cục tạo hình theo những quy luật mỹ học.
Bố cục tạo hình theo nguyên tắc vần luật (bố cục theo mô thức)
Vần luật là nghệ thuật tạo hình theo quy luật sắp xếp các hoạ tiết, mảng màu, đường nét, hình khối hoặc những hình tượng biểu thị cảm xúc theo nguyên tắc lặp đi lặp lại có nhịp điệu hoặc biến tấu. Có 4 thể loại vần luật là vần luật liên tục, vần luật tiệm biến, vần luật biến tấu và vần luật giao thoa. Một khi chủ đề được sắp xếp theo đúng thủ pháp vần luật, bức ảnh sẽ tạo ra được một cảm xúc hợp nhãn, ưa nhìn. Cung bậc của vần luật sẽ dẫn dắt người xem, nhờ đó tác phẩm tạo được sự lôi cuốn.
Vần luật liên tục hoặc còn gọi tiết điệu là nguyên tắc bố cục các hoạ tiết lặp đi lặp lại thay đổi có nhịp điệu.
Vần Luật Liên Tục
Ảnh: belu gheorghe
Vần luật tiệm biến
Vần luật biến tấu