Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam (tiếp)

Kiểu “mái đao” chùa Việt Nam

II. Đặc trưng của kiến trúc Phật giáo Việt Nam: Những yếu tố quan trọng trong kiến trúc Phật Giáo Việt Nam nói lên được đường nét kiến trúc Phật Giáo Việt Nam là:

–                     Kiểu mái cong chùa ViệtNam

–                     Kết cấu về sườn nóc.

–                     Tháp ViệtNam

–                     Bố cục địa lý chùa ViệtNam.

     1) Kiểu mái cong chùa Việt Nam: Mái cong tại ViệtNam xuất hiện từ bao giờ không rõ, nổi bật nhất là những mái cong của chùa cổ miền Bắc, cho ta hình dung rõ nét hơn hết.

Ở Trung Hoa và Nhật Bản đến thế kỷ thứ 7 mới thấy hớt cong nhè nhẹ ở góc mái. Kỹ thuật làm mái của những xứ này theo phương pháp “chồng đầu tiếp đuôi” do đó diềm mái trong thanh nhẹ lại thường được trang hoàng chạm trổ, sơn vẽ hoa mỹ rực rỡ.

Mái Việt nam làm theo phương pháp “tầu đao lá mái”, tầu đao là cái đòn tay hình chữ nhật, bên trên có đính thêm một mảnh ván mỏng gọi là lá mái đỡ hàng ngói cuối cùng. Kiểu tầu đao lá mái gọi là chân tầu (tầu thực) để phân biệt với tầu hộp là có đòn tay vuông không dùng để thực hiện những góc mái cong.

Những mái đao chùa Bắc

Nhớ có những “chân tầu lá mái” mà những mái đao góc cong vút, lợp ngói mũi hài nặng, đá chịu đựng mưa giông gió giật của bao thế kỷ. Mái ViệtNamlàm theo kiểu kiến trúc kẻ chuyền bấy góc nên không xoè ra quá rộng như của mái Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản.

Sở dĩ mái của các xứ này xoè rộng hơn, vì làm theo phương pháp “đồng đầu tiếp đuôi” và cũng vì vậy mà mái làm võng xuống theo đường dốc mái.

Còn dốc mái ViệtNamthì làm thẳng băng từ nơi đường bờ nóc trên cao chạy xuống để tì lên “chân tầu lá mái” ở bên dưới.

     2) Kết cấu và sườn nóc: Khi dựng một bộ dàn trò (khung sườn nhà) cùng đặt một bộ tàu đao, lên đầu những kẻ bẫy là ta thấy cái hình dáng của toà chùa dù lụp xụp (thấp) nặng nề vẫn có những nét lượn cong vươn lên để điều hoà bằng một vẽ vững vàng hấp dẫn.

Điều quan trọng là sắp xếp bố trí kết cấu, kích thước toàn bộ ngôi chùa chịu ảnh hưởng theo yêu cầu mà từ kiến trúc dân gian cổ xưa biến cải thành, để có một chánh điện thích nghi với sinh hoạt vừa là nơi Lễ Phật, hội họp, giảng đạo và cần nhất là uy nghi, trang trọng, ấm cúng đầy thiêng liêng hồn dân tộc. (Xem phụ bản)

     3) Tháp Việt Nam.

          a- Nguồn gốc của ngôi Bảo Tháp: Từ Phù đồ (stupa) tháp Ấn Độ đến ngôi Bảo tháp Việt Nam (pagoda) Phù đồ và Bảo tháp được lập ra đều để ghi dấu tích Phật, nhưng hình dạng, kiến trúc khác nhau dẫu rằng bảo tháp bắt nguồn và là biến thể của Phù đồ ở Ấn Độ mà ra.

Phù đồ hình dung từ thời tiền sử của Ấn Độ là những nấm mồ của các tù trưởng, vua chúa, đắp hình vòm cầu rồi phát triển thành những đài kỷ niệm và được Phật Giáo sử dụng làm như vật tiêu biểu chính và làm trung tâm của chốn thờ tự.

Kể từ khi vua A Dục (Asoka) thế kỷ thứ III trước tây lịch cho dựng 84000 toà Phù Đồ để ghi dấu tích Phật Thích Ca rãi rác trên khắp lãnh thổ của đế quốc Ngài, thì phần công trình này trở thành phần công trình căn bản, hầu như thiết yếu cho mỗi tu viện hay mỗi ảnh chùa theo mô hình của những toà Phù Đồ Ấn Độ nguyên thuỷ hay biến diễn ra hoặc theo hình thể của những toà bảo tháp Á Đông.

Phù Đồ hay bảo tháp nếu không phải dựng lên chỉ để làm kỷ niệm thì tất phải là để tàng chứa xá lợi. Những di vật như bình bát, tích trượng, áo mũ hoặc kinh sách, chú Đà La Ni hoặc những hình tượng Phật, Bồ Tát và vì vậy được coi là vật thờ tôn kính.

Phù Đồ được coi như chính sự hiện diện của Phật nên ngay từ thuở ban đầu, được tôn thờ bằng những nghi lễ Ấn Độ như chạy đàn vòng quanh Phù Đồ theo đường mặt trời, như dâng cúng đủ thứ và vái lạy.

Vì sự thích dụng nên Phù Đồ được xây cất đứng độc lập dù chỉ là một bộ phận kiến trúc liên hệ phụ thuộc trong lòng một điện thờ.

Người ta có thể cho rằng Phù Đồ là một vật kiến trúc xưa nhất của Phật Giáo vì khởi thủy các tu sĩ chỉ cần một chỗ trú ngụ tạm thời trong những hang động hay một mái lều đơn sơ, còn những toà ốc thực sự sử dụng vào việc thờ phụng cùng với những tượng pháp chỉ có thể bắt đầu và cần thiết mãi về sau này khi Phật Giáo Đại thừa phát triển.

Tất cả những hình dạng khác về bảo tháp và phù đồ tại toàn thể các xứ Phật Giáo ở Á Châu đều trực tiếp hoặc gián tiếp do kiểu mẫu căn bản trên mà biến diễn ra .

          b- Tháp nung đời Đường tại Việt Nam: Di tích nghệ thuật Phật Giáo Đời Đường (Thế kỷ IX) có thể tin rằng xác thực là những cây tháp nung tìm thấy ở núi Bát Vạn huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh Những hòn gạch ở đây đều nung màu đỏ son, hình dung một cây tháp nhỏ vuông, dưới rộng khoảng 16-17cm trên thu nhỏ dần đến chóp là một hình nhọn. Tháp chỉ làm 5 tầng thêm một bệ cao ở bên dưới và một chóp dài nhọn ở bên trên. Chóp này nhắc lại truyền thống từ phù đồ Ấn Độ, gồm một vòm cầu, đội một cây tàng lọng nhưng làm to sù sì tựa một con tiện hình chóp nhọn. Những tầng được chia theo nhịp thu nhỏ khá đều đặn và cách nhau bằng vành mái cong nhè nhẹ, có khắc thành những đường ống ngói và những tầng gờ đỡ bên dưới, giữa mỗi mặt tháp gần như vuông ở mỗi tầng là một ô khảm hình chữ nhật bên trong ngự toạ một hình tượng Phật và mỗi bên cạnh tháp mỗi tầng đều có ghờ nổi lên tựa như trụ vuông để đỡ đà ngang cho mỗi tầng mái. Dáng dấp mỗi tầng cũng như toàn thể tháp trông dễ coi, những mẫu tháp này phản ảnh mẫu kiến trúc giản dị rõ ràng của những cây tháp vuông đời Đường và những cây tháp đương thời mà nay không còn thấy dưới trời ViệtNam.

          c- Tháp nung thế kỷ XI-XII ở Việt Nam: những di tích về tháp danh tiếng Triệu Lý gồm có:

-Tháp nung Đại La (Đời Lý) thế kỷ XII màu gạch đỏ).

-Tháp nung Đại La (Tháp nung đồ gốm Bát Tràng)

-Tháp Bình Sơn, Huyện Lập THạch Tỉnh Vĩnh Yên, thế kỷ XI)

-Chùa Nhất Trụ (Một cột) hay Liên Hoa Đài tại Hà Nội khởi tạo 1049 thời Vua Lý Thánh Tông, trùng tu 1954.

-Tháp chùa Phổ Minh, Làng Tức Mặc, tỉnh Nam Định cao 21m, Triều Trần năm 1313.

Hiện nay mỗi chùa của Việt Nam đều coa một bảo tháp được sử dụng tuỳ theo yêu cầu của mỗi chùa, như để Xá Lợi, Tượng Phật, những vật lưu niệm của các vị Sư Trù Trì, cũng có nơi xây tháp xây Kim Tỉnh để vị sư Trù Trì tịch được đưa vào nhập tháp

Các dạng của Tháp thường có chiều cao từ 5-7-9 tầng với hình vuông, lục giác, bát giác v.v….

     4) Bố cục địa lý chùa Việt Nam:

Như chúng ta đã biết Phật Giáo là tôn giáo được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng. Phật giáo và dân tộc thường được ghép liền với nhau. Vì vậy chùa chiền rất được tôn trọng, lại thêm thuyết phong thuỷ làm người ta tin rằng những nơi linh địa coa ảnh hưởng thần bí quan trọng đến sự yên ổn của dân cư một vùng nên rất ít ai dám xâm phạm đến những nơi thắng địa có thờ tự.

Thuật phong thuỷ có từ lâu, đến đời Đường them ảnh hưởng của đạo Lão và đạo Thiền, cả hai đều ưu ái thiên nhiên nên lại càng được để ý, sự linh nghiệm đến như thế nào không rõ nhưng cứ lấy mắt thường mà nhận xét thì ta cũng phải công nhận rằng thuật này quả có đưa ra nhiều nguyên tắc hữu lý về việc chọn lựa những thế đất cho thích hợp với thiên nhiên cho cảnh trí thêm thuận đẹp.

Trước đây tại Việt Namcũng như tại Trung Hoa như việc định âm phần (mồ mả lăng tẩm) và việc thiết lập dương cơ (nhà cửa, đền chùa, cung phủ, dinh thự, thành trì) nhất nhất đều tim phương hướng định hướng theo thuật phong thuỷ (thí dụ như Ngọ môn quan lúc nào cũng hướng Nam)

Vì tin tưởng vào ảnh hưởng quan trọng của thuyết phong thuỷ nên địa điểm phương hướng chọn rất kỹ lưỡng. Hướng chùa vì vậy không nhất định theo một hướng nào nhưng vẫn kiêng tránh hướng bắc.

Những ngôi chùa lớn dựng ở những thế đất to có đủ sơn thuỷ thường khéo phối hợp kiến trúc với thiên nhiên nên một Già Lam danh tiếng (Danh lam) cũng là một cảnh đẹp nổi tiếng (Thắng cảnh).

Trong sách An Tượng do chùa Thiền Pháp, thôn An Trạch HN ấn tống, về việc chọn đất dựng chùa, lập chùa ở xứ nào, nên chọn đất lành, ngày lành, giờ lành. Đất lành là bên trái nên rộng trống, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc(thanh long), bên phải hổ sơn (bạch hổ) nên cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hoa sen, tràng phan bảo cái hoặc có rồng phượng, rùa rắn, chầu bái. Ấy là dương cơ thịnh vượng vậy. Cũng lại nên cưỡi đảo lại, cũng như cưỡi ngựa đi thi đầu phải ở phía trước, dòng nước chảy đảo sang phía trái. Nếu là đảo kỵ (Cưỡi đảo lại) mạch vào từ phía trưứoc vậy. Trước mặt có minh đường(án ngữ) hoặc không minh đường đều được cả. Đằng sau không nên có núi (áp) bức. Thế là đất lành. Còn muốn xem ngày tốt nên dùng sách Ngọc Hạp, Tu Cát xem nhận cho Kỷ.

Nếu hay được những phương cách như thế, thì hay được hưng hiển đạo pháp, người trù trì sinh trí tuệ, người thí chủ được đại công đức, âm phúc đến con cháu vậy. Nếu không được như thế, thì sau tất sớm hư hoại không có công đức gì. Hãy cẩn thận vậy…”

Chùa Giác Lâm Saigon – kiểu chùa miền Nam

Về mặt bố trí kiến trúc đối với chùa có khuôn viên rộng ta thường thấy thứ tự như sau:

–         Tiền cổng.

–         Cổng chính – Già Lam – Hộ Pháp.

–         Tháp, nhà mát, Bia kỷ niệm, chuông kỷ niệm, khánh v.v…

–         Chánh điện, hậu tổ, Hội trường, lầu chuông trống.

–         Nhà khách, Tăng xá, vườn hoa.

–         Trai đường, nhà trù.

–         Miếu thổ địa, thành hoàng.

III. Kết luận:

Những nghiên cứu nhận xét về đường nét kiến trúc Phật Giáo ViệtNamcăn cứ trên những ngôi chùa đã được sắp xếp vào những ngôi chùa cổ xưa tứ mái, kết cấu sườn nóc, tháp và bố trí về địa lý. Nhưng hiện nay kiến trúc dân gian đã thay đổi nhiều và ngay chính cả kiến trúc chùa cũng thay đổi nhiều tuỳ theo cách bố trí thờ độc tôn hay tam thế. Về phần mái đã lai tạo nhiều, không riêng về kết cấu, chùa không làm nhiều cột như xưa nữa, các bước cột càng xa càng tốt để tìm không gian rộng, thoáng và chứa được nhiều Phật Tử khi làm lễ.

Về phần tháp, là bộ phận kiến trúc làm đẹp thêm quang cảnh chùa, tạo sự hùng vĩ, không còn hoà hợp với thiên nhiên mà chỉ tạo cảnh quan.

Bài thuyết tình này, có lẽ cũng chưa làm thoả mãn yêu cầu tìm hiểu của quý vị, mong rằng quý vị niệm tình hoan hỷ và đóng góp thêm nhiều ý kiến sau này.

Nam Mô Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát

Tâm Kim Nguyễn Sơn Hoàn

Bài khác nên xem

KÍNH MỪNG VU LAN PL.2567 – DL.2023

Huệ Quang GĐPTVN

Phát Hành Kỷ Yếu Ngành Nữ GĐPT Việt Nam

phuocthanh

Những Pho Tượng Đức Phật Thích Ca Lớn Nhất Việt Nam

phuocthanh