Giáo dục không tình thương như xây thành không vôi hồ

             Anh chị em Lam viên thân mến!

          Từ những viên gạch nhỏ mà xây nên ngôi nhà lớn, kể cả những lâu đài, những biệt thự, cho đến thành quách… cũng từ những viên gạch, những tản đá mà nên. Nhưng nếu không có vôi hồ, chỉ là những tản đá chồng chất lên nhau thì dù chỉ cao có một mét thôi, cũng phải ngã đổ. Giáo dục cũng thế, nội dung giáo dục, có hay đến đâu, phương pháp giáo dục có hoàn chỉnh đến bậc nào mà người đảm trách giáo dục thiếu ” Tình thương ” thì cũng không thể nào thành tựu. Giáo dục không xây dựng trên tình thương, người làm công tác giáo dục không có trái tim thương yêu thì chỉ là ” giáo dục ảo “.

          Ngày nay, các nhà giáo dục tiếng tăm trên thế giới, khi nghiên cứu kinh điển Phật giáo, đưa ra nhận xét: Đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại của thế giới; vượt cả không gian và thời gian. Họ đưa ra nhận định trên là có cơ sở, khi phân tích giáo dục của Đạo Phật và nhìn kết quả giáo dục ấy qua hàng chục thế kỷ.

          Nhưng thưa các anh chị! Có phải Đức Phật thị hiện là cốt để làm bậc thầy chu du khắp thiên hạ như Khổng Tử không? Ngài ra đời là để ” cứu độ nhân loại”, Ngài ra đời vì tấm lòng thương yêu chúng sanh, vì Đại Từ – Đại Bi. Tình thương bao la như thế nên lối giáo dục lại vẹn toàn.

          Ngày nay, Gia Đình Phật Tử hình thành, chắc chắn và dứt khoát là ” sứ mệnh giáo dục tuổi trẻ” (Những ai đã học qua lược sử Gia Đình Phật Tử đều rõ.). Điều ấy đã khẳng định trong mục đích Gia đình Phật Tử, ghi ở nội quy :”Đào tạo Thanh Thiếu đồng niên thành phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo”.  Ắt hẳn nền giáo dục ấy phải lấy Từ Bi làm căn bản. Châm ngôn Gia Đình Phật Tử là Bi – Trí – Dũng.

          Vào đầu niên khoá này, có một thầy giáo, thường có thiện cảm với Gia Đình Phật Tử, đã tâm sự với chúng tôi : ” Năm nay Nhà nước bỏ ra đến trên một ngàn tỷ đồng cho công tác cải cách giáo dục, Gia Đình Phật Tử chúng ta đã trên 60 năm rồi, lối giáo dục củng cần phải cải cách, nhưng lấy đâu ra mà cải cách “.

          Chúng tôi rất cảm động trước sự thương yêu Gia Đình Phật Tử của vị khách ấy. Chúng tôi đáp lời rằng : “Tôi rất xúc động trước câu nói của anh, nhưng xin anh đừng lo, Gia Đình Phật Tử chúng tôi giàu lắm! Giàu tình thương đối với trẻ, giàu tinh thần phục vụ cho tổ chức Áo Lam lắm!”. ( Đúng thế không thưa các anh chị?). Còn giáo dục hiện thời mấy chục năm nay rồi, cứ cải cách và cải cách, đổ ra bao nhiêu tiền của cho cải cách mà kết quả ra sao? Trong ngành giáo dục, chắc anh hiểu rõ hơn ai hết!

          Thưa các anh chị, tôi nhớ trước đây khoảng sáu năm, trong một kỳ hội thảo giáo dục, một vị Hiệu trưởng kể lại việc nhẫn nhịn của một cô giáo trong vấn đề cảm hoá học sinh cá biệt. (Cô giáo này thuộc thành phần giáo viên giỏi). Trong lớp ấy có một học sinh bướng bỉnh, lười học, nhiều lần nhà trường đã liên hệ với phụ huynh nhưng vấn đề vẫn chưa thấy chuyển hoá. Lần này giờ kiểm tra bài cũ, cậu ta cũng không trả lời được một câu nào, Cô giáo rầy la và cho về chỗ ngồi. Cậu ta hậm hực vùng vằn lãm nhảm, cố để cho Cô giáo nghe : ” Vài năm nữa ta sẽ trở về dạy Cô giáo”.

          Cô từ từ xuống chỗ ngồi của cậu học sinh xất xượt này, vuốt tóc em dịu dàng nói :”Cô cảm ơn em, nhưng muốn có được ngày ấy thì bây giờ em phải chăm học lên chứ”.

          Năm năm sau, tình cờ gặp lại Cô giáo cũ, Cô ta cũng chẳng nhận ra nhưng cậu học trò năm xưa ấy đã đến bên cô, quấn quýt nắm lấy tay Cô: ” Thưa Cô! Em là An đây. Nhờ câu nói của Cô năm ấy mà bây giờ Em đã thành đạt, Em vô cùng biết ơn Cô.” Ông Hiệu trưởng kết luận: “Người giáo viên phải biết dằn lòng, nhẫn nhục mới có thể thành công”.

          Nhưng tôi lại không nghĩ như thế. Cô giáo kia không tức giận trước một học sinh ngổ ngược mà lại có cư sử dịu dàng trìu mến và lời nói ngọt ngào ấy, chắc chắn phải xuất phát từ lòng thương yêu học sinh. Sau đó, tôi cố tâm tìm tòi, thì ra cô ta là một nữ Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử.

         Vâng, thưa các anh chị! Anh chị đang là một Huynh trưởng ư? Đối tượng giáo dục chính là Đoàn sinh của mình nhưng dù ở đâu cũng là ” nhà giáo dục của Gia Đình Phật tử”. Chỉ tiết rằng những cô giáo ấy trên bục giảng đang là quá hiếm, chỉ là những hạt muối bỏ biển mà thôi.

          Trong lúc ấy, bất cứ ngôi trường nào cũng nhan nhãn trên tường dòng chữ “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Quá tiết chỉ có trên khẩu hiểu mà thôi !

          Chắc chắn chúng ta thì không thể, dứt khoát phải xuất phát từ lòng yêu thương của mình.

Nguyên Từ – Nguyễn Đức Thương

Bài khác nên xem

Gia Đoạn 2 Trại Lộc Uyển 16/ Bà Rịa Vũng Tàu

phuocthanh

Trại Ca Vạn Hạnh – Như Vinh

ducquang

Thái tử Tất-Đạt-Đa xuất gia: Biểu tượng của TỪ BI, TRÍ HUỆ và DŨNG LỰC.

Huệ Quang GĐPTVN

1 comment

Minh Triết 27/08/2011 at 18:04

Cái gì từ tấm lòng sẽ đi tới tấm lòng.
Tâm đắc với anh Nguyên Từ câu này “Giáo dục không tình thương như xây thành không vôi hồ”

Comments are closed.