Đêm Thơ Nhạc do Ủy Viên Văn Nghệ BHD Quảng Đức tổ chức

Tối nay 10.9.2011(nhằm ngày 13 tháng 8 năm Tân Mão), Ủy Viên Văn Nghệ BHD GĐPT Quảng Đức phối hợp với BHT GĐPT An Linh, tổ chức đêm THƠ – NHẠC đón Tết Trung Thu.

Sau lời khai mạc của Anh Trưởng Ban “Trong kế hoạch năm nay Anh Ủy  viên Văn nghệ có ý nguyện tổ chức một đêm thơ nhạc vào Lễ thượng nguyên, hoặc rằm tháng 8, cũng rất may mắn trên có Thượng Tọa Trú trì đã thương yêu, cùng BHT GĐPT An Linh giúp đỡ  nên tổ chức được đêm thơ nhạc như hôm nay. Đêm thơ nhạc cũng mở ra một hướng mới trong hoạt động của GĐPT Việt Nam, tạo thêm một sân chơi cho lứa tuổi lão niên ”

Mở đầu đêm thơ nhạc, sau lời giới thiệu của chị Quỳnh Mai, thi sĩ Ngọc Sang ngâm bài thơ “Dặn dò” cua Thiền Sư Nhất Hạnh, bài thơ này được Anh Nguyễn Hoàng và Trần Cường phổ nhạc qua giọng ca Đức Quảng “Xin hứa với tôi hôm nay, trên đầu chúng ta có mặt trời, và giữa trưa đứng bóng – em không thù hận con người”

Đạo hữu Minh Chánh “Thật  là một khung cảnh Thơ tuyệt vời, thơ là sức sống trong cuộc đời, các nhà Đại thi hào, khi phát biểu một câu gì cũng thành thơ, thơ thiền trong Phật giáo hướng về cái hay, cái đẹp của đạo giải thoát” xin đọc một đoạn thơ của Cụ Nguyễn Thượng Hiền :

Hỏi hoa xin mượn mùi hương

Hỏi trăng xin mượn gương vàng thử soi

Anh minh Chánh cũng kể lại giai thoại bài thơ Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế,  tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756,  đời vua Đường Túc Tông Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời  nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây thưởng lãm.

Phong Kiều dạ bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

 

Trương Kế đến chơi gần chùa Hàn San và ngẫu hứng làm được hai câu thơ đầu của bài Phong Kiều dạ bạc:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Tới đó thì nhà thơ bị “bí ” không làm ra được hai câu nữa

Trong khi đó nhà sư ở chùa Hàn San, đêm nay không ngũ được được, cũng làm được hai câu thơ, hai câu sau lại bí:

Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,

Bán tự ngân câu, bán tự cung

Sư cụ cũng bí như Trương Kế.

Chú tiểu thấy vậy hỏi ngài sao không được vui, nhà sư mới cho chú tiểu hay, ta đang bí thơ của mình.

Chú tiểu ra nhà sau nhìn xuống bóng trăng dưới hồ:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn

Bán trầm thủy để, bán phù không

 

Sư cụ vỗ tay đúng là thiên tài

Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,

Bán tự ngân câu, bán tự cung

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn

Bán trầm thủy để, bán phù không

Lúc đó nữa đêm, sư dạy chú tiểu thỉnh chuông tạ Phật về sự hoàn thành của bài thơ.

Tiếng chuông vọng đến thuyền của Trương Kế gợi ý cho ông làm thêm hai câu cuối:

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Bài thơ Hướng về Phật đài

Này Em hỡi hãy im nghe Anh kể

Hơn hai nghỉn năm trước tại Tì Ni

Vườn Lâm xưa đẹp nhất kinh kỳ

Một thái tử đã ra đời vì đại nguyện…

Chị Diệu Hạnh ca bài Ánh đạo vàng “ từ ngàn xưa, bên thành Ca Ty La Vệ…..”

Bài thơ tiếng chuông Thiên Mụ được ngâm bởi giọng ngâm của Nghệ sĩ Ngọc Sang

Tôi lớn lên bên này sông Hương

Con sông chẻ đời thành những vũng thương nhớ

Khách mời Đặc biệt anh Thị Nguyên đọc bài thơ Tiêu khúc Champa

Hồn thiêng núi sông

Vượt qua bão giông

Mà nghe con trỗi

Tiêu khúc Champa này

Tình thơ thiền cứ cuồn cuộn chảy, Bướm bay vườn cải hoa vàng, bài thơ tôi rất thich khi còn bé

Này em hởi, em có về xin đưa mẹ cùng về

Để tôi hát  em nghe, cho tóc em dài xanh như tóc mẹ

Bài thơ này được hai Anh nguyễn Hoàng  phổ nhạc, Anh Đức Quảng hát, khúc ca khép lại chương trình thơ nhạc, như Anh Ủy viên Văn nghệ, đây lần đầu tiên chưa mạch lạc, ý thơ chưa tuôn trào, hy vọng Lễ Thượng ngươn sẽ gặp lại.

VP BHD Quảng Đức


%name

%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name


%name
%name

Bài khác nên xem

Hình ảnh Lễ Hiệp Kỵ năm Mậu Tuất – 2018

phuocthanh

Trại Ca Nguyên Y – Bài Ca Trại Đàn Kiểu Mẫu Ngành Đồng

ducquang

Tổ Đình Tường Vân- Huế

phuocthanh