Chào mừng Hội thảo Văn nghệ toàn quốc

Van Nghe 2013 tronz

Văn nghệ là một trong bốn bộ môn tu học thường xuyên của Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Bộ môn nầy bao gồm các lĩnh vực: Văn -Thơ – Ca – Vũ – Nhạc – Kịch – Điện ảnh – Hội họa – Nhiếp ảnh -Kiến trúc – Điêu khắc – Mỹ học. Có thể nói đây là những phương tiên thiện xảo trang bị cho Lam viên bất kể là Huynh trưởng hay đoàn sinh dễ dàng thu phục quần chúng trong công tác hoằng pháp lợi sanh, thổi sinh khí nâng cao lĩnh vực tinh thần làm cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Với sinh hoạt Gia Đình Phật Tử, VĂN NGHỆ như chiếc đủa thần xuất hiện bất cứ nơi đâu và bất cứ vào lúc nào. Nó như chất phụ gia của ba bộ môn còn lại và đưa ba bộ môn nầy vươn lên tầm cao thành toàn sứ mạng của mình một cách thiêng liêng mà không hề kể cộng. Nó nào khác như mặt trời mặt trăng, cuộc sống dường như không tồn tại và nếu có tốn tại thì cũng mất hết một phần lớn ý nghĩa.

Thế nhưng nếu lục tìm trong tài liệu tu học của Huynh trưởng và đoàn sinh thì chúng ta không tìm thấy bóng dáng nó. Nếu đây là một khuyết thiếu thì chắc chắn các lý thuyết gia xây dựng cơ cấu, các nhà sư phạm không dễ dàng bỏ qua. Rõ thật đây là một  bộ môn không có giáo trình, không có giáo án, không có kịch bản.

Thế thì lấy gì để đánh giá rút ưu khuyết điểm, tránh sai lầm và tiến những bước vững chắc xây dựng và hoàn hão cá nhân góp phần xây dựng tổ chức. Tôi không lấn sân các nhà chuyên môn hội thảo viên. Tôi chỉ biết bộ môn nầy giúp cho người hướng dẫn lẫn người tiếp thu thư giản, tự tin, khích lệ, mạnh dạn bày tỏ tư duy, tình cảm vươn lên trên tinh thần cao thượng, lẽ đương nhiên chiều hướng ngược  lại không phải là chủ đích của chúng ta. Vì văn nghệ đóng vai trò sinh hoạt tinh thần trong cuộc sống con người nên chương trình giáo dục phổ thông luôn có đề cập đến bộ môn nầy. Do vậy các Ủy viên sẽ đưa ra định hướng, tiêu chí chắc lọc lựa chọn và cách ứng dụng thực hành. Thể hiện tinh thần cân não nầy, anh Bửu Ấn đã soạn cuốn Sinh Hoạt Chuyên Đề Văn Nghệ dành cho các trại chuyên năng và các tiểu luận đã đăng trong Sen Trắng.

Nếu ACE đã từng xướng niệm đãnh lễ: “NAM MÔ TẬN HƯ KHÔNG BIẾN PHÁP GIỚI QUÁ HIỆN VỊ LAI. . . ” Thì rõ ràng cuộc đời nầy là một sân khấu và mỗi một chúng ta là một diễn viên. Diễn viên giỏi, tài năng là diễn viên đóng đúng y như thật vai diễn ở ngoài đời. Người ta sẽ ủng hộ rơi nước mắt, hay căm hận oán trách theo từng động tác của diễn viên. Do vậy sống trong đời sống xin hãy đóng đúng vai diễn. Chồng ra chồng. Vợ ra vợ. Cha ra Cha. Con ra con. Thầy ra thầy. Trò ra trò. Rồi mới có thể tiến lên địa vị hiền nhân, thánh nhân và sau cùng là giác ngộ thành Phật.

Trên thực tế Huynh trưởng hướng dẫn các em đơn ca, song ca, đồng ca, diễn kịch ngâm thơ là kèm theo lời dặn dò cốt tủy uốn nắn từng em một, nào khác tông chỉ của thiền môn. Anh Nguyên Định Bửu Ấn không dạy gì nói gì nhưng trong bài hát tưởng niệm chị Cúc có câu rằng “Thành Tâm Tưởng Niệm” anh Đức Quảng đã lấy phần nhạc nầy trổi lên trong phút tưởng niệm đã làm cho Chư tôn đức và Lam viên gật gù. Hẳn anh Nguyên Định sẽ mĩm cười khi người kế nhiệm của mình đã biên đạo đưa bản nhạc của mình trở thành một tuyêt tác.

Bửu Ấn, Như Vinh hay Đức Quãng, mỗi người một vẻ nhưng đều có chung một chí hướng làm sáng trong tuổi trẻ hôm nay, biết làm lành lánh ác với những giai điệu gần gũi doanh vây: Hãy doanh vây quanh nhau trong vòng tay yêu thương, hãy buông bỏ những hận thù si mê. Hãy bắt tay nhau vượt qua những ê chề của cuộc sống, tha thứ và độ lượng, khai đạo mạch thông lưu để pháp luân luôn mang dòng sữa ngọt cho anh cho chị cho em và cho cả những ai đang bơ vơ lạc lõng giữa chợ đời khi của tiền không thiếu, sự sản quá dư thừa nhưng không biết đi đâu về đâu.

Hội thảo Văn nghệ không còn mấy giờ nửa khai mạc. Biết đâu đây không là trăn trở của một số anh chị em hội thảo viên. Sau cùng xin chúc Hội thảo thành công./.

                                                                  THỊ NGUYÊN

Bài khác nên xem

Huynh Trưởng Nhạc Sĩ Tâm Trí Quang Vui

ducquang

Văn nghệ GĐPT Việt Nam cho tuổi trẻ hôm nay

phuocthanh

PHÁP HỘI THÙ ÂN

nhuanphap