Cấp cứu

 

( Tài liệu Huấn Luyện Đội Chúng Trưởng – Anoma NiLiên

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam ấn hành )


I. BẤT TỈNH

1.  Bịnh trạng và nguyên nhân :

Người bị bất tỉnh thường không cử dộng, mặt tái nhợt hẳn, mạch đập nhẹ, sở dĩ bất tĩnh là do các nguyên nhân sau :

–  Bị đau quá.

–  Sự sợ hãi.

–  Mệt.

–  Ăn không tiêu.

–  Bị thắt cổ.

–  Bị dìm xuống nước.

–  Ngạt hơi.

–  Hít nhiều thán khí, hơi độc.

–  Bị điện giật.

–  Chảy máu.

–  Say nắng.

–  vết thương ở đầu

2.  Cấp Cứu :

Khi cấp cứu nên để nạn nhân nằm dài, đầu thấp hơn chân, cởi bỏ bớt áo quần hoặc tất cả cái gì ngăn cản máu lưu thông bắt mọi người đứng ra xa và nếu tiện, cho ngửi chút Ether hay dấm. Không nên đổ chất lỏng vào miệng người bất tĩnh, vi sẽ làm người đó ngộp thở. Gỡ bỏ răng giả, kẹo cao su hoặc vật khác trong miệng, có thể làm ngạt thở nạn nhân.

Nếu nạn nhân nằm không tỉnh ta phải dùng các phương pháp hô hạp nhân tạo : Syhester, Seherfer, Nelson miệng với miệng, phải kiên nhẫn, chớ bao giờ nản lòng. Có khi ta vô tình để người đó chết mặc dầu còn cứu được.

II. XUẤT HUYẾT :

1.  Nguyên nhân và bệnh trang :

Máu chia làm hai loại đỏ và đen. Ở động mạch chảy ra, sắc máu hồng tươi và mạnh thành tia như bơm. Trái lại ở tĩnh mạch máu đen, máu đỏ sẫm gần như đen và khi chảy thì hay loang ra. Có hai loại xuất huyết : Xuất huyết trong và xuất huyết ngoài.

  • Xuất huyết ngoài : Trông tuy sợ nhưng ít nguy hiểm vì có thể ngăn ngừa được.
  • Xuất huyết trong người: Mạch máu bị vỡ ở bên trong, rất nguy hiểm, có thể nạn nhân bị thương nặng ở bụng, vỡ gen hay vỡ lá lách. Bệnh nhân thấy khát nước, người trắng bạch mệt mỏi, mồ hôi lạnh toát ra, mạch chạy nhanh và yếu.

2.  Cách cứu chữa :

  • Xuất huyết ngoài : Thấy máu chảy, điều cần nhất làm cho máu đông lại. Nếu nạn nhân mệt và mất nhiều máu, phải ủ cho ấm, cho uống nước nóng, tiêm thuốc cho khỏe và nếu cần phải truyền máu.
  • Xuất huyết trong : Trường hợp bất khả kháng, đặt nạn nhân nằm im một chỗ, ủ cho ấm rồi lập tức đem vào bệnh viện.

III. PHỎNG :

1.  Nguyên nhân và bệnh trang :

Những vết phỏng sinh ra do nhiệt độ quá cao đối với da thịt con người hay do nhiễm chất hóa học. Có bai trường hợp bị phỏng :

a.  Phỏng nh : Chiếm diệt tích nhỏ một phần trên mặt da.
b.  Phỏng năng : Chiếm diện tích 30% trở lên trên mặt da, da phồng lên hoặc cháy thành than.

2.  Cách cứu chữa :

a.   Phỏng nh : cần được che đậy bằng băng khô hay băng cứu thương nếu có sẵn. Nếu không cứu nên để nguyên vết phỏng.
b.   Phng năng : Phải tránh sự nhiễm trùng và bị kích xúc, băng với băng khô như thường, không nên sờ mó vào nạn nhân với bất cứ thứ gì, phủ quần áo lên vết phỏng, cố gỡ những mảnh vải dính vào da, gắng lau sạch vết phỏng, chọc thủng những chỗ phỏng cho chảy ra hoặc thoa Valleline hay Pommađe lên trên vết phỏng.

Tránh sự kích xúc bằng cách đầu và vai thấp hơn phần còn lại của cơ thể và bù đắp cho cơ thể các chất muối và nước.

Nếu nạn nhân còn tỉnh, không nôn mửa và không bị thương, cho uống nước mát hay lạnh, có hòa lẫn muôi ( cloruare de natrium + Bicarbonate de soude ). Không nên dùng muối ấm có thể gây cho nạn nhân mửa.

IV. BĂNG BỎ VẾT THƯƠNG :

1.  Muc đích :

Giữ gìn vết thương khỏi đau vì sự va chạm bên ngoài và ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào vết thương.

2.  Săn sóc :

Rửa vết thương bằng nước nấu chín hay Alcool, lấy vải mỏng đã sát trùng để thấm nước rửa, cũng có thể rửa với nước Đa Canh ( Liqueur de Dakin ), nước Alilour, nước Oxy Genée, thuốc tím.

3.  Khử trùng :

Thuốc đổ với vết thương cạn, thuốc Suỉfamiđe với vết thương sâu.

4. Cách băng bó

–  Chọn băng : Tùy theo vết thương lớn, nhỏ, vị trí mà chọn băng – băng doris bằng vải.

–  Cách cầm băng : Nếu là băng doris, một tay cầm đầu băng, tay kia cầm băng và mở cuốn băng bằng ngón cái.

–  Cường độ băng : Khi băng bó tay phải nhẹ nhàng, nếu làm mạnh nạn nhân sẽ bị đau nhiều.

–  Mở đầu băng : Để chừa đầu băng và xếp lại được chắc chắn bởi vòng băng thứ hai.

–  Các loại vòng băng :

* Vòng thưa.

* Vòng xoắn dày

* Vòng rẽ quạt

* Vòng số 8

* Vòng Xấp

5. Nối băng :

–  Bằng kim băng, tiện và chắc chắn.

–  Bằng nối chồng lên nhau.

6. Kết băng :

–  Bằng hai giải.

–  Bằng ô một giải.

–  Bằng kim.

–  Băng cườm tay

 

Bài khác nên xem

BHD.GĐPT Gia Định khai mạc Trại Huấn luyện Huynh trưởng cấp I A Dục – Khóa 27

Huệ Quang GĐPTVN

Chương trình huấn luyện Huynh Trưởng Sơ cấp – Lộc Uyển

datthinh

Nghề Đội Chúng trưởng

datthinh