Nước

cay-nuoc

(Bài viết dành cho ngành Thiếu và ngành Đồng)

Thị Nguyên

 

Nguồn tài nguyên quan trọng thứ hai không những chỉ với con người mà còn là đối với muôn loài chúng sanh, từ hữu tình đến vô tình. Vì thế các nhà khoa học nỗ lực dò tìm nguồn nước trên các hành tinh vì nơi nào có nước là nơi ấy có sự sống. Các loài thai sinh, noản sinh, thấp sinh, hóa sinh không có nước không thể sống được. Tiếp đến các loại ngũ cốc không có nước không thể nẩy mầm và duy trì cuộc sống.

Nước do đâu mà có? Dịch học nói “Thiên nhất sinh thủy” trời số một sinh thùy. Nước vốn có trong không khí, nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được. Nhưng qua đất ta thấy được hình thể của nước. Dịch viết: “Địa lục thành chi” Địa số 6 chỉ nước, qua suối khe, ao hồ, sông biển. Nước ở thể lỏng, không màu, không mùi, không vị. Tánh của nước là thấm ướt, tẩy rửa. Địa vị của nước là nhường chỗ cao ráo sạch đẹp cho kẻ khác, nhận chỗ trủng thấp làm nơi an cư. Cái đức vô tranh của nước là nguồn năng lực vô biên, các nhà khoa học đã tận dụng năng lực nầy mà kiến lập các nhà máy thủy điện. Trong văn học nhân gian có thành ngữ “Nước chảy đá mòn” cũng không ngoài ý nghĩa đó.

Hãy quan sát lộ trình của nước: khởi đầu là các khe rất nhỏ ra lạch, ra suối, ra sông nhỏ rồi sông lớn và cuối cùng ra biển. Từ khe ra đến bờ biển nước được gọi là ngọt (thực ra là không vị vì không có hàm lượng C6H12O6 hay C6(H10O5)n). Trong quá trình nầy con người muôn thú và cỏ cây đều doanh vây quanh nước. Cho nên bài học mưu sinh tìm nguồn nước các anh chị luôn nhắc nhở các em về những hình ảnh nầy. Các nhà hoằng pháp thường hay nói “Đạo Phật như Nước như Hư Không”, có nghĩa đạo Phật cần thiết cho muôn loài chúng sanh từ hữu tình đến vô tình như nước như hư không, luôn luôn thường tại và diệu dụng. Nước là nguồn năng lượng quý hóa như thế nhưng thế gian muốn đối xữ với nước như thế nào nước vẫn nhẫn chịu và làm hết tánh phận của mình là cung cấp sự sống, tẩy rửa cho sạch dù với bất cứ món bất tịnh nhớp nhúa đến cở nào.

Trong xã hội Nông nghiệp, nhân dân sống quần cư theo đơn vị xóm làng thôn xã. Cứ mỗi khu dân sinh vuông vức được chia làm chín ô. Tám ô chung quanh là vườn nhà của dân chúng. Ô chánh giữa là công điền để xây đình thờ thần Hoàng khai sinh ra làng xã và những công dân ưu tú, những nhân vật lịch sử đem lại sự vẻ vang cho xóm làng. Cộng vào đó là trồng một cây đa và xây một giếng nước công cộng. Bởi ngày xưa chưa có nước máy và giếng khoan, việc đào và xây giếng rất tốn kém không phải gia đình nào cũng thực hiện được. Giếng làng, giếng xóm là trung tâm thông tin của làng của xóm. Cho nên Quan Hôn Tang Tế của bất cứ nhà ai cũng nhanh chóng được loan truyền. Nước là nguồn năng lượng sống của tạo hóa ban tặng cho chúng sanh không dành cho riêng ai. Không ai có quyền tước đoạt quyền xữ dụng tài nguyên nầy mà đem bán. Hai chữ BÁN NƯỚC có ý nghĩa cực kỳ xấu xa không ai muốn nói ra cửa miệng dù hiểu theo nghĩa bóng hay nghĩa đen. Ngày xưa đất nước còn quá ư nghèo khó ở bến xe, nhà ga, bến càng có những người bán nước chè xanh hay trà đá, người ta cũng gọi trệch đi là “ĐỒI NƯỚC”. Nền văn hóa nước ta nặng tính nhân bản như vậy được lưu truyền từ đời nầy đến đời kia thành một hiến ước không thành văn mà tạo thành nền VĂN HIẾN nước nhà có gần đến năm ngàn năm. Cho nên chuyện cuộc sống của mỗi nhà trong ý nghĩa đồng bào thì nó không còn là chuyện riêng tư của ai mà là của cộng đồng tức là chuyện của NHÀ NƯỚC là chuyện của QUỐC GIA. Bởi vậy quân Nguyên Mông xâm lăng nước ta, vua nhà Trần bằng họp Hội nghị Diên Hồng để trưng cầu ý dân là “NÊN HÒA HAY NÊN CHIẾN” và Hưng Đạo Đại Vương mới viết HỊCH CHIẾN SĨ động viên ba quân và toàn dân một lòng bảo vệ quê hương.

Cho nên không có nước, chúng sanh sẽ chết, thảo dã cũng không còn. Mất nước nhân cách của con người không còn, chỉ còn thân phận của kẻ nô lệ. Tốt đẹp gì mà rũng rĩnh ngựa xe, vinh quang gì mà đi lại nói cười ngạo nghễ.

Do vậy là Thiếu Niên Nhi Đồng anh chị em chúng mình phải biết ơn nước và dốc lòng báo trả bảo vệ nguồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường cuộc sống. Đừng bao giờ làm kẻ bán nước phản bội quê hương, ngược lại phải tài bồi với bất cứ giá nào để không thẹn với tổ tiên liệt đại tiền nhân.

Thân ái cùng tất cả các em./.

 THỊ NGUYÊN

Bài khác nên xem

Mãi nhớ Yến Phi…

Huệ Quang GĐPTVN

GĐPT Khánh Hạnh(BHD GĐPT Đồng Nai) tổ chức đêm Đạo ca cúng dường Vu lan Báo Hiếu

phuocthanh

Nhạc Karaoke: GĐPT Việt Nam – Đức Quảng

ducquang