Ảnh thiên văn đẹp tuần qua do NASA bình chọn

Mời các bạn chiêm ngưỡng những bức ảnh về đề tài thiên văn – vũ trụ tuần qua của NASA.

Tinh vân cầu Abell 39 thoạt nhìn giống như một bóng ma. Nó rộng tới 5 năm ánh sáng và nằm gọn trong Ngân Hà và cách chúng ta 7.000 năm ánh sáng về phía chòm sao Hercules. Abell 39 là một tinh vân hành tinh hình thành sau khi một ngôi sao cỡ Mặt trời phát nổ hàng nghìn năm trước đồng thời để lại ở trung tâm của nó một ngôi sao lùn trắng. Cấu trúc tròn đơn giản của nó lại là manh mối rất tốt cho các nhà thiên văn tìm hiểu thành phần hoá học và vòng đời của các ngôi sao. Nền trời phía sau của thiên hà có thể nhìn rõ xuyên qua tinh vân mờ ảo này.

Tàn tích Simeis 147 của một vụ nổ sao siêu mới này cách chúng ta 3000 năm ánh sáng, rộng 150 năm ánh sáng và trải rộng bằng 6 Mặt trăng trên bầu trời. Bên trái hình là ngôi sao Elnath thuộc chòm sao Kim Ngưu. Màu đỏ được làm nổi lên cho thấy bức xạ của khí hydro. Vụ nổ đã xảy ra khoảng 4 vạn năm trước và để lại không chỉ đám mây này mà còn một ngôi sao neutron hoặc một pulsar ở trung tâm.

Theo Thần thoại Hy Lạp, thần Atlas đỡ bầu trời trên vai, nhưng trong bức hình này, cây đèn hải đăng Nauset ở mũi Cod, Masachusettes, Mỹ mới làm điều đó. Ghép lại từ 30 bức ảnh phơi sáng dài 1 phút, những vệt sáng này của bầu trời sao phương Bắc biểu thị rõ chuyển động tự quay của Trái đất quanh trục với Thiên cực Bắc nằm ẩn sau ánh đèn hải đăng. Mỗi ngày bầu trời sao quay hết 360 độ tức là 15 độ/giờ.

Vùng trời này của chòm sao Cung Thủ trải rộng 3 độ, tức là bằng 6 lần Mặt trăng tròn trên bầu trời. Bên dưới là tinh vân M8, bên phải trên là tinh vân M20 và bên trái dưới là NGC 6559, nằm giữa muôn vàn các ngôi sao ở trung tâm Ngân Hà. Màu đỏ là từ các hạt bụi phản chiếu ánh sáng còn màu xanh trong thực tế là màu đỏ do các tinh vân phát xạ hydro. Thiết bị chụp có cảm biến 1.4 gigapixel được dùng để dò quét bầu trời, tìm kiếm các thiên thạch và sao chổi có nguy cơ va chạm với Trái đất và nghiên cứu bầu trời.

Vùng trời này của chòm sao Cung Thủ trải rộng 3 độ, tức là bằng 6 lần Mặt trăng tròn trên bầu trời. Bên dưới là tinh vân M8, bên phải trên là tinh vân M20 và bên trái dưới là NGC 6559, nằm giữa muôn vàn các ngôi sao ở trung tâm Ngân Hà. Màu đỏ là từ các hạt bụi phản chiếu ánh sáng còn màu xanh trong thực tế là màu đỏ do các tinh vân phát xạ hydro. Thiết bị chụp có cảm biến 1.4 gigapixel được dùng để dò quét bầu trời, tìm kiếm các thiên thạch và sao chổi có nguy cơ va chạm với Trái đất và nghiên cứu bầu trời.

Đám mây mờ ảo trải rộng trong chòm Thiên Mã này đang phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao lấp lánh. Đây là tinh vân MBM 54, cấu tạo từ các đám mây phân tử, cách chúng ta gần 1000 năm ánh sáng. Thiên hà xoắn NGC 7497 cách ta 60 triệu năm ánh sáng, rất xa sau đám mây nằm ở chính giữa bức ảnh.

Vũ Lộc (Theo Space, Kiến thức)

 

Bài khác nên xem

Phật Giáo Và Các Cuộc “Cách Mạng” Truyền Thông

phuocthanh

Đăk Lăk: Cá lóc nổi 18 chữ Hán trên đầu

phuocthanh

Nguyên Nhân Tai Nạn Giao Thông

phuocthanh