1. NHỊP VÀ PHÁCH
Mỗi bài hát có 1 chu kỳ luân chuyển tuần hoàn giữa phách mạnh và phách yếu khác nhau trong một trường độ đều. Ở bất cứ bản nhạc nào, đầu Khuôn nhạc luôn có số ghi biểu thị trường độ và phách nhịp trong bản nhạc. Để phân biệt cái này rất đơn giản, chỉ cần nắm rõ các nội dung sau:
Đây là khuôn nhạc, đầu khuôn biểu thị khóa Sol, khóa này phổ biến trong hầu hết các ca khúc, ngăn một khung nét vạch nhịp chia khuôn nhạc thành những ô nhịp đều nhau
+ Xem số bên trên là Tử số ,bên số dưới là Mẫu số.
Tử số : cho biết số phách trong một ô nhịp , (1 Ô nhịp cách nhau bởi dấu ” | “ ) . Với người mới học xem như mỗi phách là một lần gõ xuống.
Thí dụ: nhịp 3/4 => trong mỗi ô nhịp có 3 phách, 4/4 => trong mỗi ô nhịp có 4 phách, 7/8 => trong mỗi ô nhịp có 7 phách.
Mẫu Số: cho biết giá trị trường độ của một phách,
Thí dụ mỗi phách có giá trị kéo dài bằng 1 nốt đen. Chú ý trường độ của một phách không cố định chính xác theo thời gian, mà tùy người chơi muốn nhanh hay chậm thôi.
Chỉ nên nhớ 3 loại mẫu số hay dùng: 2 , 4 , 8 ,12.
2: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Trắng
4: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Đen
8: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Đơn
12 : giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt móc kép
Thí dụ: 9/8 => mẫu số = 8 => GTTĐ 1 phách = 1 nốt đơn.
+ Ngoài ra có 2 ngoại lệ qua trọng là : người ta thường thay thế 2 loại nhịp là: 2/2 bằng chữ ¢ và 4/4 bằng chữ C
Vậy, khi gặp nhịp 6/8 : thì kết luận là : Mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng 1 nốt móc đơn.
+) nhịp 3/8, 6/8, 2/8 thì một phách của nó tương đương với một nốt đơn. (Đập xuống và nhấc lên)
nhịp 3/8 là có 3 phách trong một ô nhịp, tức là có 3 nốt đơn trong một ô nhịp. Tương tự nhịp 6/8 có 6 nốt đơn (6 phách) trong một ô nhịp.
2/8 thì cũng thế, có 2 nốt đơn (2 phách) trong một ô nhịp.
Đức Quảng (Còn tiếp)