Dự Án Chương Trình Huấn Luyện Huynh Trưởng Được Trích Trong Tài Liệu Đại Hội 1973

Dự Án Chương Trình Huấn Luyện Huynh Trưởng

Được trích trong tài liệu Đại Hội 1973

 I.      NHẬN ĐỊNH:

  1. Huynh trưởng đã có một chương trình tu học trường kỳ, cho nên một số đề tài đã được học hỏi kỷ lưỡng, không cần thiết phải học ở trại Huấn luyện.
  2. Trại nhắm vào 2 đích chính: Thống nhất tổ chức, thống nhất điều hành và rèn luyện ý chí.
  3. Khóa trại Huấn luyện căn bản là Trại Lộc Uyển cần phải thực hiện kỷ hàng và chu đáo. Nếu trại sinh Lộc Uyển được Huấn luyện tới nơi tới chốn để Huynh trưởng có căn bản vững chắc, các Trại trên sẽ  nhẹ nhàng hơn
  4. Mỗi Trại có tinh thân riêng nên từ việc tổ chức đến sinh hoạt, kỷ luật của trại cũng thay đổi. Từ Trại Lộc Uyển đến Trại Vạn Hạnh, phải có một hệ thống Huấn luyện liên tục mà trại sinh không thể bỏ băng một Trại nào cả.

   II.      TỔ CHỨC: cần được thống nhất lại và do Ban Hướng Dẫn Ấn hành.

1 Hành Chánh:

–          Hồ sơ trại sinh

–          Sổ trại sinh

–          Danh sách trại sinh

2   Cấp phát chứng chỉ:

–          Mẫu chứng chỉ

–          Do Ban hướng Dẫn ký chứng chỉ và ghi sổ trúng cách

3 Quản trị:

–          Chánh bản lưu giữ tại BHD TƯ

–          Phó bản 1 lưu tại Tỉnh, Thị xã

–          Phó bản 2 lưu tại Gia Đình

4 Ban Quản Trại:

–          Để thống nhất đường lối, thống nhất tổ chức, thống nhất hướng dẫn, các khóa, Ban Quản trại và Huấn luyện viên nên phải qua một trại huấn luyện.

–          Chuyên môn hóa các Trại, ở tại trung Ương cũng như tại các Tỉnh, sẽ có Trại trưởng chuyên biệt cho mỗi trại.

5 Thiết lập trại trường tại mỗi Tỉnh: Mỗi Tỉnh cố gắng xin một Địa điểm để thiết lập một Trại Trường cho Tỉn

III.      TRẠI LỘC UYỂN:

1. Đặc Tính:  Trại Căn bản cho Huynh Trưởng. Vì là căn bản trại sinh cần được hướng dẫn kỷ càng. Bước đầu của đời Huynh Trưởng rất quan trọng vì nó định đoạt cả tương lai hoạt động. Mất tinh tưởng Trại ở đầu tiên, hoặc không được hướng dẫn đúng mức, đúng tinh thần, trại sinh sẽ chán nản, sự hoạt động của Huynh trưởng sẽ thiếu năng lực.

2. Ban Quản Trại:

–          Do tinh thần trên, mà Ban Quản Trại cần được chọn lọc. Lâu nay, Trại này  thường bị coi thường mà giao phó cho những Huynh trưởng thiếu kinh nghiệm, thiếu tâm lý và những Huấn luyện viên thiếu khả năng hướng dẫn.

–          Ban Quản trại của trại Lộc Uyển phải hùng hậu và thường xuyên có mặt tại Trại, để hướng dẫn Trại sinh không những trong giờ của khóa huấn luyện mà còn cả trong giờ nghĩ ngơi, đó là giờ hướng dẫn tinh thần

3. Trại sinh:

–          Đi đến thâu nhận Đoàn sinh lớn tuổi hay Đoàn sinh ngành Thanh. Nếu đã trúng cách các Trại Huấn luyện Đội,Chúng Trưởng ngành Thiếu, ngành Thanh thì càng tốt, ít nhất các Đoàn sinh này cũng đã biết qua sinh hoạt Gia Đình Phật Tử.

–          Trước khi đi dự Trại, trại sinh phải qua giai đoạn tu học trường kỳ Huynh trưởng và có chứng chỉ Huynh Trưởng cấp A

4.Đời Sống Trại Sinh:

–          Đưa Trại sinh vào kỷ cương Huynh trưởng, áp dụng kỷ luật nhiều.

–          Tập cho Trại sinh chịu định bền bỉ. trại sinh phải qua nhiều thử thách.

–          Trại sinh cần được thực tập nhiều cho thuần thục sau khi trình bày lý thuyết.

–          Kiểm soát sự lãnh hội của Trại sinh thường xuyên.

5 Mục đích:

– Thấu đáo Gia Đình Phật Tử

-Thấu đáo tổ chức một Đoàn

– Đào tạo Đoàn phó chính thức

6. Chương Trình Huấn Luyện: ( Đại Cương)

a.Phần Tổng quát.

–          Tinh thần Huấn luyện của GĐPT

–          Huynh trưởng GĐPT

–          Trại Lộc Uyển

–          Tâm lý trẻ

b.Phần Phật Pháp

–          Những đặc tính của Phật Giáo

–          Đức Phật với Thanh niên

–          Đức tin của Huynh trưởng

–          Huân tập trong giáo dục GĐPT

–          Ứng dụng Phật pháp và sinh hoạt trong GĐPT

–          Đạo pháp với Dân tộc

c.Thấu Đáo về GĐPT

–          Lược sử Gia Đình Phật Tử

–          Nội Quy- Quy chế HT GĐPT

–          Các ngành trong GĐPT(Đại cương)

–          Các bộ môn tu học trong GĐPT(tinh thần và ứng dụng)

–          Huynh trưởng và Đoàn sinh cho Đạo Pháp và Dân tộc

–          Hình thức GĐPT

–          Chào Kính

d.Thấu đáo về tổ chức một Đoàn

–          Người Đoàn phó

–          Quản trị một Đoàn

–          Lễ lượt của Đoàn

–          Cách tổ chức một Đoàn

–          Hình thức tập họp, hiệu lịnh

–          Sinh hoạt Đoàn

e.Thực tập:

7.Thời Gian:  10 ngày, có thể chia làm 2 đợt, đợt đầu 6 ngày đêm liên tục. Đợt nhì 4 ngày  đêm liên tục. Đợt 2 cách đợt đầu 1 năm.

8.Chứng Chỉ: chỉ cấp chứng chỉ thực thụ 6 tháng sau khi đã trúng cách toàn khóa.

9. Tuổi: 20 tuổi trở lên

IV.      TRẠI A DỤC:

1. Đặc Tính:  sau khi khóa Huấn luyện Lộc Uyển. trại sinh đã có căn bản. Nếp sống  trại sinh thuần thục, trại sinh không còn bở ngở. Lề lối sinh hoạt, tại Trại cũng đã quen thuộc. Nói tóm lại, Trại sinh đã được chuẫn bị kỷ lưỡng tinh thần rồi. Hơn nữa Trại A Dục đào tạo Đoàn trưởng, là những người tương đối lớn tuổi, cho nên chúng ta đã có một thái độ Huấn luyện khác hơn tương đối bớt khắc khe hơn.

2 Ban Quản Trại:

–          Một Ban Quản Trại thường trực có khả năng để giúp ý kiến cho trại sinh. Huấn luyện viên không cần phải thường trực, nhưng có khả năng về ngành.

3.Trại sinh:

–          Bắt buộc phải qua Lộc Uyển mới thâu nhận, nếu không, đời sống trại sinh sẽ lạc lỏng ngay.

–          Phải có chứng chỉ tu học Bậc B

–          Cho Trại sinh sống Trại đời sống tự trị Đội, Chúng nhiều để sau khi rời khỏi Trại áp dụng đúng mức hàng Đội tự trị

–          Cho trại sinh góp ý vào công việc tổ chức, giảng huấn bằng những phiên họp mỗi tối.

4 Mục Đích:

– Thấu đáo tổ chức của Giáo Hội

– Hiểu thấu đáo về ngành

– Đào tạo Đoàn trưởng

5.Chương Trình Huấn Luyện: ( Đại Cương)

a.Phần Tổng quát.

–          Tinh thần Huấn luyện (Đặc biệt về A Dục)

–          Người Đoàn Trưởng

–          Mục đích và Phương pháp giáo dục trong GĐPT

–          Lý tưởng của Huynh trưởng

–          Các vị Cư sĩ hộ pháp: A Dục và Lương Võ Đế

–          Trung thành với tổ chức

b.Phật Pháp:

–          Tứ nhiếp pháp với Đoàn trưởng

–          Tứ Diệu đế

–          Đại cương về Bát thức

–          Đức phật Thích Ca với vấn đề giáo dục

c.Hiểu Thấu đáo về Giáo Hội

–          Cuộc vận động của Phật Giáo năm 1963

–          Tính chất của Giáo Hội Phật Gíao Việt Nam Thống Nhất

–          Hiến chương Giáo Hội Phật Gíao Việt Nam Thống Nhất

d.Hiểu Thấu đáo về ngành

–          Tâm lý ngành

–          Hiểu trẻ và biết nhu cầu của trẻ

–          Ý nghĩa chia ngành trong GĐPT

–          Khung cảnh

–          Những trẻ khó tánh

e.Cầm Đoàn

–          Vạch chương trình tu học

–          Hoạt động của Đoàn

–          Hàng Đội tự trị

–          Trại

–          Báo Đoàn

–          Thực hiện công tác xã hội

–          Huấn luyện Đội, Chúng trưởng, chăn đàn

–          Thi vượt bậc

–          Trò chơi: một phương pháp giáo dục hữu hiệu

–          Lửa Trại

g.Thực tập

6. Thời Gian:  7 ngày đêm liên tục và sau khi trúng cách Lộc Uyển, thêm một khóa bổ túc 3 ngày đêm liên tục.

7.Chứng Chỉ: chỉ cấp chứng chỉ sau khi đã trúng cách 1 năm

8.Tuổi: 22 tuổi (bắt buộc) trở lên

V.      TRẠI HUYỀN TRANG:

1.Đặc Tính:

–          Một giai đoạn mới cho việc huấn luyện, cũng như một trách nhiệm mới cho Huynh trưởng: Trách nhiệm Liên Đoàn trưởng

–          Liên Đoàn trưởng không còn điều khiển Đoàn sinh, mà hướng dẫn trách nhiệm trong ngành của mình. Trách nhiệm Liên Đoàn trưởng là trách nhiệm thịnh suy của một Gia Đình, Đơn vị là hạ tầng của Gia Đình Phật Tử ViệtNam

–          Vì họ là người “lớn”, chịu trách nhiệm lớn, nên ngay tại trại, họ cũng lấy tra1hc nhiệm về sự thịch suy của “Trại”

–          Trách nhiệm về sự thịnh suy, Liên Đoàn trưởng tưởng cần sự suy tư, sự trầm tỉnh, sự phán đoán nhiều hơn sự hoạt động chạy nhảy.v.v.

Cần gây ý thức ấy cho Trại Huyền Trang

2.Điều Hành Trại:  Làm nỗi bật ý thức trên, sự Điều hành của Trại nằm vào 3 cơ quan.

a.Ban Quản Trại: Lo về tổ chức, hành chánh, đời sống vật chất, liên lạc bên ngoài.

b.Hội Đồng trại Sinh: Do chính trại sinh bầu lên và tự quản tự lấy đời sống nội bộ của Trại ngay cả đến kỷ luật.

c.Hội Đồng Gỉang Huấn: Chuyên trách hướng dẫn chương trình Huấn luyện

Ba cơ quan này hợp thành Hội Đồng Quản Trại

3.Đời sống Trại sinh:

–          Trại sinh được sống thoải mái hơn và có nhiều giờ suy tư, sinh hoạt cũng nhẹ nhàng, thiên về tinh thần hơn.

–          Tổ chức những cuộc bầu Hội Đồng trại sinh trong tinh thần dân chủ và trách nhiệm.

4.Mục Đích:-

– Thấu đáo về Phật Giáo ViệtNam

– Trách nhiệm thịnh suy một GĐPT

– Đào tạo Liên Đoàn trưởng

5.Chương Trình Huấn Luyện:

a.Phần Tổng quát.

–          Tinh thần Huấn luyện (Đặc biệt về Huyền Trang)

–          Sinh hoạt riên biệtNam, Nữ

–          Huynh trưởng với quê hương

–          Người Liên Đoàn trưởng

–          Sự liên hệ ngành ngang- dọc

–          Phê bình, kiểm thảo

b.Phật Pháp

–          Tám chánh đạo

–          Tám trai giới

–          Huyền Trang Pháp sư với Đại thừa Phật Giáo

c.Điều Động Gia Đình

–          Quản trị Gia Đình

–          Lễ lượt Gia Đình

–          Tổ chức các Trại nghiên cứu địa phương cho Ban Huynh Trưởng

–          Chương trình thường niên cho Ban Huynh Trưởng Gia Đình

–          Trại công  tác

–          Trại hè

–          Tủ sách Gia Đình

–          Báo Gia Đình

–          Triển Lãm

–          Một buổi văn nghệ

d.Thực Hành : Một kỳ bát quan trai

6.Thời Gian: 5 đến 7 ,sau một khóa hàm thụ

–          Sau khi trúng cách trại A Dục 3 năm

–          Khóa Hội thảo bổ túc sau khi trúng cách 2 năm

7.Chứng Chỉ: chỉ cấp chứng chỉ sau khi đã trúng cách 18 tháng

8.Tuổi: 25 tuổi (bắt buộc) trở lên

VI.      TRẠI VẠN HẠNH:

1 Đặc Tính:

–          Trại Cao cấp nhất của Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử ViệtNam

–          Chịu trách nhiệm về sự thịnh suy Gia Đình Phật Tử ViệtNam

–          Có bổn phận phát huy GĐPT VN trên thế giới

2.Ban Quản Trại:

 

–          Chỉ có trách nhiệm về phương diện tổ chức, hành chánh, không mang sắc thái điều khiển.

3.Trại sinh:

–          Mỗi Trại sinh được xem như là một con “Người tự tại”, tự điều khiển lấy mình, không có một quy luật nào được đặt ra. Đời sống trại sinh tại Trại là một Đời sống nội tâm.

4.Mục đích:

– Hiểu biết Phật Giáo trên thế giới

-Phát huy Gia Đình Phật Tử ViệtNam

– Đào tạo lãnh đạo Gia Đình Phật Tử ViệtNam

5. Chương Trình Huấn Luyện: ( Đại Cương)

a.Phần Tổng quát:

–          Sứ mệnh Huynh trưởng

–          Người Lãnh Đạo

–          Các Tổ chức Thanh Niên trên Thế Giới và tại nước nhà

b.Phật Pháp:

–          Đạo Phật và Thanh Niên

–          Tri hành trong Đạo Phật

–          Nhân sinh quan và Vũ trụ quan Phật Giáo

–          Thánh Tử Đạo

–          Sự truyền bá Phật Giáo

–          Vạn hạnh Thiền Sư

c.Phát huy GĐPT VN:

–          Tâm lý quần chúng

–          Phật Giáo trong đời sống xã hội

–          Hiện trạng Thanh niên ViệtNam

–          Trại trường

–          Trại Huấn luyện

–          Họp bạn

6.Phương Pháp Huấn Luyện: Hội thảo

7.Thời Gian:

–          5 đêm ngày liên tục, qua một khóa huấn luyện hàm thụ.

–          Sau khi trúng cách Huyền trang 5 năm và có chứng chỉ tu học Huynh trưởng cấp D.

–          Cứ 3 năm mở một khóa Hội thảo một lần

8.Tuổi: 30 tuổi trở lên

VII.      ĐẶC BIỆT: Trại “TRẠI TRƯỞNG” do Ban Hướng Dẫn Trung Ương soạn

Bài khác nên xem

Bổn phận đối với Gia đình – Học đường – Đồng đội

datthinh

GĐPT BÀ RỊA VŨNG TÀU tổ chức Liên trại huấn luyện Huynh trưởng A DỤC 12 – LỘC UYỂN 18 NĂM 2021

Tâm Lễ

Nhiệm vụ Đầu Thứ Đàn

datthinh