10 phát minh y học quan trọng nhất trong năm 2016

Trong năm qua, y học đã có những bước phát triển gì mới? Dưới đây là 10 phát minh quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tật.

1. Ra đời vắc xin đầu tiên cho chứng sốt xuất huyết

blank
(Ảnh: Joe)
Sốt xuất huyết—một loại virus được lây truyền phổ biến nhất nhờ muỗi Aedes aegypti—lây nhiễm cho khoảng 400 triệu người mỗi năm. Biểu hiện: Sốt cao, đau đầu kinh khủng, nôn mửa, thậm chí tử vong. Khoảng 40% dân số thế giới đứng trước nguy cơ mắc chứng bệnh này, và khi khí hậu toàn cầu trở nên ấm hơn cùng các hoạt động du lịch gia tăng, nguy cơ này thậm chí còn lớn hơn nữa.
Năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới giới thiệu loại vắc xin đầu tiên phòng chống sốt xuất huyết, và công tác tiêm chủng đã bước đầu được thực hiện ở những khu vực ấm áp như Brazil và Philippines. Có bốn loại virus gây sốt xuất huyết, nên các nhà nghiên cứu đã phải cần đến 20 năm để phát triển một loại vắc xin chống lại cả bốn loại này. Tiềm năng là rất lớn. Nếu 20% dân số thế giới được tiêm chủng, số ca mắc sốt xuất huyết có thể giảm một nửa chỉ trong vòng 5 năm. Kiểm soát tốt sốt xuất huyết sẽ giúp giảm thiểu 9 tỷ USD chi phí y tế mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu.

2. Cấy mô dưới da hỗ trợ cai nghiện ma túy

(Ảnh: Braeburn Pharmaceuticals)(Ảnh: Braeburn Pharmaceuticals)
Trong quá trình điều trị cai nghiện ma túy, thiếu mất một hoặc hai liều thuốc cắt cơn có thể khiến triệu chứng vã thuốc tái phát. Để giải quyết vấn đề này, hãng dược phẩm Braeburn Pharmaceuticals đã phát minh ra loại mô Probuphine kích thước ngang que diêm, dùng cấy bên dưới da. Loại mô này sẽ liên tục giải phóng hoạt chất buprenorphine, với lượng nhỏ, đều đặn giúp kháng lại triệu chứng vã thuốc. Phát minh y học này hiện đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục tích cực khỏi trạng thái nghiện thuốc.
Vị trí mô cấy ghép trên cơ thể. (Ảnh: Braeburn Pharmaceuticals)Vị trí mô cấy ghép trên cơ thể. (Ảnh: Braeburn Pharmaceuticals)
3. Thuốc chống ung thư từ virus
(Ảnh: Amgen)(Ảnh: Amgen)
Từ lâu các nhà khoa học đã biết rằng virus có thể kích hoạt hệ miễn dịch kháng lại ung thư, nhưng chưa thể điều chỉnh virus để không ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Cuối năm 2015,IMLYGIC đã trở thành loại thuốc virus kích hoạt hệ miễn dịch diệt ung thư đầu tiên được FDA phê duyệt.
Được dùng để điều trị u hắc tố, biến thể virus herpes sẽ được tiêm vào khối u; tại đây nó sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch đối với khối u ung thư.
4. Stent tự tiêu
(Ảnh: Abbott)(Ảnh: Abbott)
Stent kim loại là ống nhỏ dùng để thông tắc động mạch, một công cụ quan trọng trong phẫu thuật tim. Nhưng do miếng kim loại này lưu ở đó lâu dài, nên mảng bám có thể tích tụ xung quanh. Chính vì vấn đề này, hãng Abbott đã nghiên cứu phát triển một loại stent tự tiêu sinh học có khả năng tự phân hủy sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Được làm từ polylactide, một loại polymer dễ phân hủy sinh học có trong thành phần chỉ tự tiêu, phát minh y học này có chất lượng tương đương stent kim loại trong thử nghiệm lâm sàng.
 
Hình minh họa Stent tự tiêu của hãng Abbott.Hình minh họa Stent tự tiêu của hãng Abbott.

5. Nhiệt kế hồng ngoại “2 giây biết kết quả”

(Ảnh: Sam Kaplan)(Ảnh: Sam Kaplan)
Nhiệt kế cặp nách thủy ngân (hay điện tử) thông thường cần đợi 3 phút trước khi biết kết quả, nhưng với chiếc nhiệt kế Thermo hồng ngoại của hãng Withings này, thời gian chờ đợi chỉ là 2 giây. Mười sáu cảm ứng hồng ngoại ghi nhận số đo hơn 4.000 lần từ động mạch vùng trán mà hoàn toàn không cần chạm vào da. Giá thị trường: 100 USD

6. Robot phẫu thuật khéo léo

Robot phẫu thuật STAR đang tiến hành ca mổ. (Ảnh: Children's National Medical Center)Robot phẫu thuật STAR đang tiến hành ca mổ. (Ảnh: Children’s National Medical Center)
Robot phẫu thuật STAR (Smart Tissue Autonomous Robot) có thể khâu ráp một trong những khu vực khó thao tác nhất trên cơ thể người: phần ruột. Hệ thống cảm ứng trong robot phẫu thuật STAR sẽ cảm nhận và phản ứng với các tác động lực kéo và sự thay đổi áp suất cực nhỏ, từ đó nâng cao độ chính xác của robot. Khi khâu ráp ruột lợn, vốn có độ đàn hồi tương đương, robot STAR có thể khâu cách đều hơn so với bác sĩ, thậm chí so với cánh tay robot hỗ trợ phẫu thuật.

7. ‘Làn da thứ hai’ loại bỏ tức thì các dấu hiệu lão hóa

LớpLớp “da” thứ hai được làm từ silicon. (Ảnh: MIT)
Các nhà khoa học tại MIT (Mỹ) đã phát triển được một “làn da thứ hai” khiến bạn trông trẻ trung hơn. Khi đắp lên da, chất liệu này sẽ “mô phỏng đặc tính cơ học và đàn hồi của một làn da trẻ trung, khỏe mạnh”.
XPL có một độ đàn hồi đáng kinh ngạc – nó có thể trở lại trạng thái ban đầu sau khi được kéo giãn 250%, trong khi làn da bình thường chỉ có thể kéo giãn được 180%.

8. Thiết bị kiểm tra đường huyết không cần lấy máu

(Ảnh: Abbott)(Ảnh: Abbott)
Những người mắc tiểu đường được chỉ định tiêm insulin (tiểu đường nặng) thường sẽ phải lấy máu đầu ngón tay cả chục lần mỗi ngày để kiểm tra lượng đường trong máu (đường huyết – glucose). Thiết bị FreeStyle Libre của hãng Abbott có thể loại bỏ công đoạn lấy máu đau đớn này. Một cảm ứng nhỏ, tròn trên cánh tay trên chứa một sợi nhỏ mà, khi được cấy ngay bên dưới da, sẽ liên tục giám sát lượng đường huyết. Các bệnh nhân sử dụng một máy quét nhỏ để kiểm tra chỉ số đường huyết của họ. Đối với những người sử dụng phát minh y học mới này, trạng thái đường huyết thấp xảy ra ít hơn 38%.
Có hai phiên bản của thiết bị FreeStyle Libre. Một phiên bản chuyên gia, FreeStyle Libre Pro, sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ, đã được FDA chứng nhận vào tháng 9 vừa qua. Một phiên bản người tiêu dùng, FreeStyle Libre, hiện đang được FDA giám định.

(Ảnh: Abbott)Ảnh: Abbott)
9. Phương pháp xét nghiệm virus Zika chi phí thấp, lấy kết quả nhanh của MIT
(Ảnh: MIT)(Ảnh: MIT)
Mối đe dọa lớn nhất của virus Zika là nguy cơ gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ, tuy nhiên các bà mẹ tương lai có thể không biết họ bị lây nhiễm. Phương pháp xét nghiệm virus zika thông thường tại phòng thí nghiệm cho ra kết quả sau nhiều ngày, đồng thời đòi hỏi nhiều trang thiết bị không có sẵn ở vùng nông thôn. Các nhà nghiên cứu tại MIT đã phát minh ra một phương pháp xét nghiệm bằng giấy cho ra kết quả trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Khi tiếp xúc với mẫu máu chứa virus Zika, các chấm vàng trên giấy sẽ chuyển tím. Các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp tương tự có thể giúp chẩn đoán nhanh các loại bệnh khác, như sốt rét.

10. Liều thuốc tê nha khoa “không tiêm, qua đường mũi”

(Ảnh: St. Renatus)(Ảnh: St. Renatus)

Tiêm thuốc tê thường là công đoạn đau đớn nhất của việc trám (hàn) răng. Đứng trước vấn đề này, hãng St. Renatus đã cho ra đời Kovanaze, một loại thuốc gây tê qua đường mũi. Hai lần xịt vào lỗ mũi phía bên răng cần thao tác sẽ giúp xóa đi cơn đau khi trám răng.

 

 Theo Popular Science,
Việt Anh

10 phát minh y học sẽ bùng nổ trong năm 2016

Ra đời vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh công cộng được xếp đầu bảng trong Top 10 phát minh của năm 2016.

Cứ vào dịp cuối năm, Bệnh viện Cleveland, Mỹ, lại công bố danh sách Top 10 phát minh y học ‘điểm nhấn’ trong năm tiếp theo. 10 công nghệ dưới đây theo Cleveland sẽ bùng nổ trong năm 2016, giúp định hình diện mạo ngành y trong tương lai không xa.

1. Ra đời vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh công cộng

Tại Hội nghị Cách tân Y học Cleveland nhóm họp ngày 28/10/2015, việc ra đời các loại vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh công cộng được xếp đầu bảng trong Top 10 phát minh của năm 2016. Điều này cho thấy, cộng đồng y học thế giới đang trọng tâm đến lĩnh vực phòng bệnh.

Theo Dr. Steven Gordon ở Viện Y học Sức khỏe cộng đồng, người  tham gia trong ban giám khảo bình chọn các phát minh này, vắc-xin phòng chống bệnh truyền nhiễm được ngành y rất quan tâm, hy vọng ngăn chặn nhiều loại bệnh nan y lan truyền mà nhiều người mắc phải, như HPV (bệnh lây qua đường tình dục) là một ví dụ.

10 phát minh y học sẽ bùng nổ trong năm 2016 - ảnh 1

Ra đời vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh công cộng được xếp đầu bảng trong Top 10 phát minh của năm 2016 (Ảnh minh họa: Internet)

2. Thử nghiệm lâm sàng theo hướng gen

Hiện tại, con người mất rất nhiều thời gian và tiền của để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng nhưng tương lai, phương pháp thử nghiệm lâm sàng đi theo hệ gen sẽ được thay thế, dựa trên tỉ lệ trao đổi chất để xác định thuốc điều trị, nhằm khẳng định tác dụng điều trị trong giai đoạn đầu, giai đoạn được xem là quan trọng nhất của quá trình điều trị. Tiến sĩ Charis Eng ở Viện Gen Mỹ cho hay, viện này đang có kế hoạch thực hiện một cuộc thử nghiệm điều trị bệnh tự kỷ bằng kỹ thuật nói trên, dự kiến dài một năm rưỡi, bắt đầu từ năm 2016.

3. Chỉnh sửa gen bằng CRISPR

Gần đây, dư luận nhắc nhiều đến thủ thuật này song không phải là vị trí số 1, nhưng nó sẽ thịnh hành từ năm 2016 để điều trị hàng loạt những căn bệnh liên quan đến rối loạn di truyền. Việc ứng dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR được ví như ‘dập tắt một đám cháy rừng’.  Một trong những thành công nổi bật trong năm 2015 là dùng tế bào biến đổi gen để trị bệnh ung thư máu cho một bé gái người Anh 1 tuổi mắc bệnh bạch cầu thể nặng (leukaemia) sau khi đã hết phương cứu chữa. Chỉnh sửa gen bằng CRISPR (Gene editing using CRISPR) là thay đổi các ADN như bổ sung các thông tin di truyền nhằm tạo ra các đặc điểm mới hoặc loại bỏ khu vực mã di truyền, tức những vùng gây bệnh cho con người.

4. Ra đời hệ thống lọc nước phòng ngừa bệnh truyền nhiễm

Năm 2016, sẽ ra đời hệ thống lọc nước phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, chính xác hơn là lọc nước thải hay rác thải thành nước sinh hoạt, có thể uống được ngay. Đây là dự án Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) của tỉ phú công nghệ Bill Gates hợp tác với hãng Janicki Bioenergy, cho ra đời hệ thống lọc nước có tên Omniprocessor.

Theo Bill Gates, nước đóng vai trò quan trọng, nếu hợp vệ sinh sẽ ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm. Hệ thống Omniprocessor không chỉ cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh cho gần một nửa dân số toàn cầu, mà nó còn tạo ra một nguồn năng lượng bền vững, một viên đá ném trúng hai con chim. Sản phẩm thử nghiệm đã được Bill Gates uống trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người. Sau khi uống, Bill Gates cho hay, đây là thứ nước uống an toàn giống như nước thông thường.

Nguyên lý lọc của Omniprocessor có thể tóm tắt như sau: rác thải sinh hoạt hoặc nước thải được đưa qua công đoạn xử lý sơ bộ, sau đó nạp vào cho Omniprocessor. Quy trình kéo dài 5 phút, gồm các công đoạn chủ yếu như đun sôi và lọc. Sản phẩm đầu ra là nước sạch và điện năng dùng cho chính hệ thống Omniprocessor, nếu thừa sẽ phát lưới, chất thải dạng tro dùng làm phân bón.

5. Xét nghiệm ADN thai nhi không tế bào

Xét nghiệm ADN thai nhi không tế bào (cffDNA) hay xét nghiệm ADN tự do của thai nhi, tức ADN của thai nhi lưu hành tự do trong dòng máu của người mẹ. Nó tồn tại trong máu thai phụ sau tuần thứ 7 mang thai và tự mất 2 giờ sau khi vượt cạn. Đây là một xét nghiệm mới về di truyền không xâm lấn, giảm đáng kể kết quả âm tính giả mà hiện nay y học đang tìm hương khắc phục. Theo Viện sức khỏe phụ nữ Mỹ, xét nghiệm này dùng để phát hiện giới tính, các rối loạn di truyền, xác định tính bội không chỉnh (aneuploidies) trong bào thai đang phát triển, phát hiện sớm nguy cơ sảy thai…

6. Phân tích chất tạo sinh học protein tầm soát ung thư

Đây là phương pháp phân tích protein mới nhằm tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc protein ở nhóm người mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú có số lượng và cấu trúc protein bất thường. Ngoài ra, phép phân tích này còn có thời gian xác định bệnh nhanh hơn so với phương pháp truyền thống.

7. Chân tay nhân tạo điều khiển tự nhiên

Khoa học dự báo, trong năm 2016, hệ thống cài đặt EEG sẽ không cần phải mổ xẻ, cấy ghép, chỉ cần đặt trên đầu sẽ có tác dụng giúp cho chân tay giả di chuyển, tạo ra những cử chỉ đúng với ý nghĩ của người trong cuộc thông qua các tín hiệu thần kinh. Với cải tiến này sẽ giúp cho người bệnh không cần phải phẫu thuật đau đớn, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh.

10 phát minh y học sẽ bùng nổ trong năm 2016 - ảnh 2

Khoa học dự báo, trong năm 2016, hệ thống cài đặt EEG sẽ không cần phải mổ xẻ, cấy ghép (Ảnh minh họa: Internet)

8. Chế ngự rối loạn HSDD

HSDD (Hypoactive Sexual Desire Disorder) là bệnh rối loạn chức năng tình dục phổ biến ở phụ nữ, bệnh nhạy cảm ít được công khai, hy vọng năm 2016 con người sẽ tìm ra thuốc ‘đặc trị’, đó chính là loại thuốc Viagra dùng cho Eva. Tuy không giống Viagra nhưng nó lại đảm nhận chức năng hóa học, kích hoạt não, làm tăng ham muốn cho phụ nữ. Thuốc uống hàng ngày, ít để phản ứng phụ và giúp phụ nữ cải thiện cuộc sống tình dục, làm cho cuộc sống hôn nhân thêm bền chặt và nhiều tác dụng tích cực khác cho sức khỏe.

9. Sôi động thị trường sinh trắc học chăm sóc sức khỏe

Từ lâu, nhóm thiết bị chăm sóc sức khỏe mang trên người (wearable) được xem là bùng nổ, trào lưu này hiện đang duy trì phát triển. Riêng tại Mỹ có khoảng 20% dân số sử dụng các thiết bị nói trên. Tương lai, từ năm 2016, trào lưu thiết bị mới không xâm lấn mang tên sinh trắc học sẽ lên ngôi. Rất đa dạng như dấu vân tay, quét vân tay trên iPhone,  quét tĩnh mạch lòng bàn tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học hành vi, đo nhịp tim… cho đến miếng dán trên da để theo dõi nồng độ glucose…

10 phát minh y học sẽ bùng nổ trong năm 2016 - ảnh 3

Riêng tại Mỹ có khoảng 20% dân số sử dụng các thiết bị này (Ảnh minh họa: Internet)

10. Phương pháp mới điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ

Phương pháp này dùng stent mạch máu thần kinh (Neurovascular stent retriever), kết hợp với các loại thuốc truyền thống để khử cục đông máu. Theo Viện Thần kinh Mỹ, phương pháp này không phải là mới nhưng sau nhiều năm thử nghiệm, được chứng minh là mang tính hiệu quả cao trong điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ và sẽ được ứng dụng đại trà kể từ năm 2016.

Theo Khắc Nam/Suckhoedoisong.vn

Bài khác nên xem

Trần Nhân Tông

phuocthanh

Trang trí nội thất theo phong cách Thiền

phuocthanh

Gia chánh: Xôi lá sen

phuocthanh