Tư cách và nhiệm vụ Đầu Đàn

( Tài liệu Huấn Luyện Đầu Thứ Đàn – Tuyết Sơn

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam ấn hành )

I. MỞ ĐẦU :

Với tư cách một Đầu Đàn, một Oanh vũ phải hội đủ các yếu tố chính để nhiếp phục được các em Đàn sinh tuân theo sự điều khiển của mình và các chỉ thị của anh chị trưởng.

Chính vì thế mà tư cách một Đầu Đàn được đặt vào hàng chính yếu, quan trọng hơn cả. Tư cách của Đầu Đàn gồm có những điểm cần được nêu ra để các Đầu Đàn lưu ý.

II. KHẢ NĂNG :

–   Một Đầu Đàn phải sinh hoạt ở Đoàn ít nhất là đã 3 tháng (12 tuần lễ ).

–   Đã vượt Bậc Chân Cứng, Cánh Mềm và đã phát nguyện.

–   Phải am hiểu hệ thống tổ chức của Đoàn.

–   Biết rõ điạ chỉ từng em trong Đàn mình và địa chỉ Huynh trưởng để liên lạc khi cần.

–   Y phục và dụng cụ sinh hoạt đầy đủ, chỉnh tề.

III. TINH THẦN :

–   Đối với Gia đình Cha mẹ : là đứa con hiếu thảo.

–   Đối với học đường : người học sinh tốt ( chăm học, hạnh kiểm tốt ).

–   Đối với Đoàn là một Đoàn sinh gương mẫu.

–   Đi họp đều, tuân kỷ luật, đầy đủ bổn phận của một Oanh Vũ : Về nhà đối với cha mẹ, Anh chị vừa lòng. Ra đường bạn mến, thầy thương. Đến Đoàn mọi người quý trọng.

IV. BỔN PHẬN :

–   Đối với Đoàn sinh luôn luôn hoà nhã.

–   Giữ gìn cử chỉ đúng đắn.

–   Lời nói cẩn thận ( không thô tục ).

–   Năng thăm viếng Đàn sinh, nói chuyện cùng chơi.

–   Liên lạc báo cáo lên Huynh trưởng biết khi Đàn sinh mình đau yếu.

Tóm lược :

Đầy đủ đức tính của một Đầu Đàn Oanh vũ như các điểm nêu trên là các em đã đủ tư cách một Đầu Đàn trong tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam rồi vậy.

Bài khác nên xem

Tổ chức huấn luyện Đội – Chúng trưởng và Đầu thứ Đàn

datthinh

Tinh thần Trại Lộc Uyển

datthinh

Kết Khóa Trại Lôc Uyển 16 – BHD Khánh Hòa

datthinh