TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA
(1918 – 1973)
Hòa thượng pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên, sanh ngày 07 tháng năm Mậu Ngọ (1918), tại làng Tân Qui, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. vì quy y từ thuở ấu thơ, Ngài lấy pháp danh là thế danh, nên húy là Trần Thiện Hoa. Thân phụ Ngài là ông Trần Văn Thế pháp danh Thiện Huệ, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sáu pháp danh Diệu Tịnh. Ngài là con út trong gia đình tm anh chị em, ba người anh chị của Ngài cũng xuất gia đầu Phật.
Cả gia đình Ngài đều quy y với Tổ Thiền chùa Phi Lai núi Voi, Châu Đốc, pháp danh Thiện Hoa là do Tổ đặt cho Ngài.
Nhân đi chùa Phước Hậu, làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn làm lễ kỳ siêu cho cha. Ngài quyết xin mẹ cho ở chùa xuất gia, lúc ấy Ngài được 7 tuổi. Sau đó, Ngài được gởi tới chùa Đông Phước, huyện Cái Vồn theo học với Tổ Khánh Anh, được Tổ đặt pháp hiệu là Hoàn Tuyên.Năm 1931, Tổ Khánh Anh lãnh chùa Long An ở Đồng Đế, Trà Ôn và khai lớp học gia giáo tại đây. Ngài được nhập chúng theo học, lúc ấy Ngài 14 tuổi.
Năm 1935, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng, Ngài được theo học tại đây, và ngay năm ấy, Ngài thọ giới Sa Di, lúc 17 tuổi.
Năm 1938, Ngài được Ban Giám Đốc Phật học đường cử ra Huế học cùng với các Tăng sinh khác trong lớp đầu tiên, lúc ấy Ngài 20 tuổi, Ngài học ở Phật học đường Tây Thiên hai năm. Sau đó Ngài vào chùa Long Khánh, Qui Nhơn học Phật pháp với Tổ Phước Huệ chùa Thập Tháp hết một năm tròn. Ngài lại trở ra Huế dự học tại Phật học đường Báo Quốc gót bốn năm, rồi đến tòng lâm Kim Sơn một năm. Sau tám năm theo học Ngài trở về miềnNam.
Năm 1945, Ngài hợp tác cùng Hòa thượng Trí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, Trà ôn. Số Tăng sinh đến học trên ba mươi vị. Năm 29 tuổi, Ngài thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát tại giới Đàn chùa Kim Huê, Sa Đéc.
Năm 1946 – 1947, phong trào chống Pháp cứu nước đã ảnh hưởng đến trường học.
Hòa thượng Trí Tịnh trở lên Sài Gòn, chỉ còn Ngài ở lại. Vừa dạy học vừa mở phòng thuốc giúp đỡ nhân dân, Ngài hướng dẫn Tăng Ni vừa công tác chẩn trị y học vừa học kinh điển. Ngài lại mở những lớp học, Bình Dân dạy ban đêm để chống nạn mù chữ. Học viên đạt kết quả nhanh chóng nhờ Ngài có sáng kiến soạn tập sách vần Chữ O .
Năm 1953, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt cử Ngài giữ chức Trưởng Ban Giáo Dục và Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, kiêm Đốc Giáo Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang, Sài Gòn.
Ngoài việc đích thân giảng dạy cho học Tăng ở trường này, Ngài còn dạy các Phật học Ni trường Từ Nghiêm và Dược Sư. Số lượng Tăng Ni được đào tạo ra từ các trường đều là những vị xuất sắc sau này phụ lực với Ngài đảm đang các Phật sự của Giáo hội cũng như công tác hoằng pháp và giáo dục.
Năm 1957, Ngài lại chủ xướng mở những khóa huấn luyện trụ trì lấy tên là Như Lai Sứ Giả. Tăng giới đặt tại chùa Pháp Hội, Ni giới đặt tại chùa Dược Sư. Những vị tốt nghiệp các khóa này được bổ về chùa khắp lục tỉnh tập sự hoằng pháp. Phong trào này làm dấy lên sự tu học của tín đồ Phật tử và là mơ ước của mọi Tăng Ni muốn trở thành sứ giả Như Lai.
Với trách nhiệm Trưởng ban Giáo dục trong Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Ngài đã khuyến khích, hỗ trợ mở trường Phật học tại khắp các tỉnh miền Tây và chính Ngài giảng dạy khắp nơi để động viên các trường. Hầu hết Tăng Ni miền Namđương thời đều chịu ân giáo dục của Ngài ít nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp.
Với trách nhiệm Trưởng Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, đích thân Ngài huấn luyện Tăng Ni thành Giảng viên thật sự có thể đi diễn giảng các nơi. Ngài cịn huấn luyện hng cư sĩ theo học có khả năng truyền đạt lại cho các lớp học sau.
Ngài đã mở các lớp giáo lý Phật học phổ thông do Ngài chủ trương tại các chùa Ấn Quang, Phước Hòa, Xá Lợi, Giác Tâm, Dược Sư….để giảng dạy cho Phật tử, làm cho phong trào học Phật miền Nam trỗi dậy mạnh mẽ, người người hăng say tu học.
Năm 1956, Ngài giữ chức vụ Ủy viên Hoằng Pháp của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, cùng với Thượng tọa Nhất Hạnh xuất bản nguyệt san Phật Giáo Việt Nam . Ngài tổ chức phát thanh Phật giáo hằng tuần trên đài phát thanh Sài Gòn. Ngồi ra, Ngài xin lập nhà xuất bản Phật giáo lấy tên Hương Đạo do Ngài chịu trách nhiệm, và chủ trương một Phật học Tùng thư với tám chuyên đề sách.
Năm 1963, chống sự áp bức của chế độ nhà Ngô, Ngài đã tích cực đấu tranh cho Phật giáo, Ngài nhận chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. Với uy tín sẵn có, Ngài kêu gọi Tăng Ni và Phật tử miền Nam đứng lên bảo vệ Đạo pháp, đã được sự đáp ứng nồng nhiệt của Tăng tín đồ đấu tranh kiên trì cho đến ngày thành công.
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài nhận chức Đệ Nhất Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, kế đến nhận chức trụ trì Việt Nam Quốc Tự.
Năm 1966, Ngài đảm nhận chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất). Trong giai đoạn này mặc dù có nhiều sóng gió, nhưng Ngài vẫn vững vàng chèo chống, lấy sự tồn tại của đạo pháp trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại làm đường lối lãnh đạo.
Năm 1968, Ngài được toàn thể đại biểu bỏ thăm lưu nhiệm chức Viện Trưởng Viện Hóa Đạo. Lúc ấy dù căn bệnh đã bộc phát, nhưng Ngài vẫn không nề hà gánh lấy trách nhiệm Giáo Hội càng ngày càng nặng nề. Trong giai đoạn này, mọi Phật sự đáng kể ở miềnNamđều được Ngài khuyến khích trợ giúp đến thành công.
Năm 1973, bệnh tình càng nặng Ngài phải giải phẩu và không trở dậy được nữa. Cho đến ngày 20 tháng Chạp năm Nhân Tý, nhằm ngày 23 tháng Giêng năm 1973, Ngài đã an lành viên tịch, thọ 55 tuổi đời và 26 tuổi đạo.
Cả cuộc đời, Ngài hy sinh trọn vẹn cho đạo pháp từ lúc lớn khôn cho đến ngày theo Phật, lúc nào Ngài cũng chỉ biết lo cho đạo và làm việc cho đạo. Với tấm lòng bao dung hòa ái, nhưng rất cương nghị trong đường lối mà Ngài vạch ra, dù khó khăn đến mấy cũng quyết thực hiện thành công. Và Ngài đã thành công rực rỡ trong việc thực hiện sứ mạng của một sứ giả Như Lai, để lại cho mai sau lòng kính trọng và mãi mãi ghi khắc công ơn Ngài.
VP Viện Hóa Đạo phụng soạn