Thiên Văn: Dự Đoán Thời Tiết

Kỹ năng xem Thiên Văn để đoán biết thời tiết là cả một quá trình dài trong lịch sử tiến hóa nhân loại. Do theo dõi các sự kiện chuyển động tương tác trong vũ trụ rất liên quan đến đời sống của vạn vật, của loài người mà môn Thiên Văn – Địa lý sớm hình thành. Đây là khoa Thanh Minh trong Ngũ Minh Pháp của Phật Giáo. Sự tham cứu, hiểu biết về thời tiết, khí hậu, mùa màng… làm cho chư Tăng dễ dàng hòa nhập vào đời sống dân tình mà hoằng Pháp.

Môn học Thiên Văn trong Hoạt động chuyên môn Gia Đình Phật Tử chỉ là phần giản lược, thu hẹp trong nhiều bậc học để tổng hợp thành kiến thức phổ thông ứng dụng thực tế vào đời sống trại mạc, đời sống xã hội, đi từ kinh nghiệm nhân gian đến sự học hỏi về khoa học thiên văn địa lý là điều có thể phát triển, ứng dụng để tạo sự hào hứng khi thực hành và phối hợp thực nghiệm phương pháp lý giải đối với thanh – thiếu niên Gia đình Phật Tử.

Từ bậc Hướng – Sơ Thiện trở đi chúng ta học Thiên văn qua các hiện tượng vũ trụ như: Mây, mưa, sấm chớp, sét, gió, trăng, sương mù…. Để ứng dụng dự đoán thời tiết. Nếu không hiểu biết về thiên văn thường thức cơ bản thì khó thể học hỏi nhiều thêm.

  1. 1.      Các hiện tượng thời tiết:

–         Sương mù: Khi có sương mù tầm mắt ta bị giới hạn không thể nhìn thấy cảnh vật xa từ 1km đến 2 km. Hiện tượng này thường gặp vào buổi sáng hay trên vùng cao.

–         Mưa bụi: Những giọt nước nhỏ như bụi bay nhẹ nhàng mà rợp khắp trong không khí.

–         Mưa rào: Mưa ngắn lúc đầu và càng lúc càng to, giọt nước lớn.

–         Dông: Gió mạnh, mây đen vần vũ, có sấm chớp, có mưa rào hoặc không mưa.

–         Cầu vồng: Một vồng hình cầu có nhiều màu sắc, đối chiếu với mặt trời thường hiện ra sau cơn mưa.

–         Vòng mặt trời hay vòng mặt trăng: Chỉ xuất hiện khi nhìn qua đám mây dầy.

–         Quầng mặt trời hay quầng mặt trăng: Chỉ xuất hiện qua đám mây quyển tằng(Cirrostratus)

 Quầng mặt trời và quầng mặt trăng

  1. 2.      Dự báo Thời tiết qua các hiện tượng:

a)     Theo kinh nghiệm thường thức:

–         Sương mù buổi sáng: Đẹp trời.

–         Trời hồng khi hoàng hôn: Đẹp trời.

–         Trời đỏ buổi sáng: Thời tiết xấu.

–         Trời vàng khi hoàng hôn: Gió nhiều.

–         Trời vàng nhạt: Có mưa

–         Mặt trăng cạnh sáng tỏ: Trời khô và đẹp.

–         Mặt trăng mờ như bị bao phủ: Trời ẩm.

–         Mặt trăng có quầng: Sắp mưa

–         Mây từng vệt, từng sợi trắng: Có gió và mưa.

–         Mây hợp lại từng đám trắng xoắn lại với nhau có quầng chung quanh mặt trăng hay mặt trời: Khí hậu thay đổi, thời tiết xấu.

–         Mây trắng như bông, bay thấp: Đẹp trời.

–         Mây xám hay mây đen: Có mưa

–         Mây xám hay mây đen từng đám lớn: Gió lốc.

–         Mây mờ bay tán ra chung quanh không rõ hình: Có mưa, gió lớn.

–         Mây lốm đốm: Thời tiết xấu, chiều trời thay đổi.

–         Mây đi ngược chiều gió: Tiết trời chuyển động thay đổi.

–         Gió đi ngược nhau: Có bão.

b)     Dự báo thời tiết qua kinh nghiệm dân gian:

 

–         Mèo ngồi quay đuôi vào bếp liếm mặt: Trời mưa.

–         Chó đào hố chôn xương: Trời mưa.

–         Chim bay nhanh thấp, xà sát đất: Thời tiết xấu.

–         Loài ruồi muỗi hục hặc nhau, loài vật bị kích động kêu luôn miệng: Sắp có bão.

–         Chim hót, và dơi rời chỗ trú: Đẹp trời.

–         Cá nhảy tưng khỏi mặt nước hay ăn trên mặt nước: thời tiết xấu.

Và những câu ca dao dân gian:

 

–         Chuồn chuồn bay thấp trời mưa – Bay cao trời nắng, bay vừa trời râm.

–         Gió thổi heo may – chuồn chuồn bay thì bão.

–         Mười bảy nước nhảy lên bờ

–         Bìm bịp kêu nước lớn ai ơi

–         Ông tha mà bà chẳng tha – Trời hành cơn lụt hăm ba tháng mười (Huế)

–         Tháng năm chưa nằm đã sáng (ngày dài đêm ngắn}

–         Tháng mười chưa cười đã tối (ngày ngắn đêm dài)

–         Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.

–         Được mùa lúa thì úa mùa cau – Được mùa cau thì đau mùa lúa.

Ở mỗi trường hợp đều có sự giải thích hợp lý về các sự kiện biến đổi khí hậu thời tiết xin tiếp tục trình bày chi tiết ở các mục sau, các câu ca dao ViệtNamtuy có thể hát chung nhưng thực tế nhiều câu mang tính đặc thù của mỗi địa phương.

Đức Quảng ( tổng hợp)

Bài khác nên xem

Mưu Sinh Thoát Hiểm (Dây-Lạt-Nút Dây) của Phạm Văn Nhân

phuocthanh

Mưu Sinh Thoát Hiểm (Lửa)

phuocthanh

Mưu Sinh Thoát Hiểm ( Vượt Sông )

phuocthanh