Dự báo thời tiết qua các hình thể Mây:
Có thể nói quan sát các hình thể mây để biết thời tiết là môn học bắt buộc của các nhà thám hiểm, quân đội, kiểm lâm.. Riêng đối với Hướng đạo sinh hay GĐPT, ngoài việc tiên đoán thời tiết ứng dụng trong trại mạc, du khảo ra nó còn mở tầm nhìn các em hướng lên không gian để phát triển bộ môn Thiên Văn – vũ trụ.
Mây có rất nhiều hình thể kết hợp và di chuyển trên tầng khí quyển do hiệu ứng của ánh sáng, không khí, hơi nước, gió.. tạo thành. Chúng ta sẽ quan sát từ trên cao xuống thấp:
- Loại mây cao từ 6000 đến 10.000 Km: Loại mây này do những tinh thể hơi nước gặp lạnh mà hình thành phần nhiều rất sáng và mềm. Bầu trời lúc này đang rất cao báo hiệu thời tiết tốt.
– Mây Tích sợi còn gọi là Mây quyển tích(Cirrocumulus): Nhìn giống như mây bông trắng nhỏ phủ dày, từng tảng nhỏ sắp xếp thành từng tảng lớn hay những đường thẳng, dày như lông cừu dễ biến đổi thành những dạng mây khác.Báo hiệu thời tiết tốt (đẹp trời)
– Mây Lông sợi còn gọi là mây quyển (Cirrus) Từng chùm rải ra nhỏ như sợi lông tơ có hình dấu phẩy – Mép và đuôi kéo thành từng dải lớn. Thời tiết tốt
– Mây quyển tằng (Cirrostratus) Nhìn như tơ bị rối, màn mỏng rất nhẹ, màu sữa nhạt. Tạo thành quầng chung quanh mặt trời nhưng lại không che khuất được mặt trời hay mặt trăng. Thời tiết rất tốt.
- Dải mây cao trung bình từ 2500 – 6000 Km
– Mây tích cao (Altocumulus): Từng tảng hình ống trên cao nhỏ, dưới thấp lớn – Không cố định, hay thay đổi. Thời tiết tốt. Đứng đơn độc giống như lông cừu. Từng tảng màu trắng lớn có hình kính lúp, cách biệt nhau. Hướng di chuyển từ thấp đến cao. Thời tiết tốt.
– mây cao quyển (Altostratus): Giống như một tấm kiếng mờ màu xám dầu che phủ cả bầu trời. Nơi nào có mặt trời thì chỉ thấy một vầng sáng mờ mờ, có quầng lớn màu đỏ – Thời tiết tốt.
- Loại mây thấp dưới 2500m: Thường thì màu rất tối, báo hiệu trời mưa.
– Mây Tản tích còn gọi là mây mưa (Fractocumulus): Bay thấp, rời rạc thành từng mảng nhỏ, phần thấp của đám mây kéo thành từng sợi như bông gòn kéo dài, có lúc chạy sát chân trời. – Mưa lớn.
– Mây tằng tích (Stratocumulus): Từng tảng hình ống xoắn lại với nhau, màu rất tối. Nối với nhau bằng những màng không dày lắm (lúc ẩn lúc hiện trên nền trời xanh) – Thời tiết xấu.
– Mây dù thấp (Nimbus): Mây này bao trùm lên tất cả, rất dày và tối, hình dạng nhỏ, rời rạc thành từng mảng trôi lềnh bềnh ở mức thấp mang theo mưa lớn, thỉnh thoảng cũng thấy ló ra khoảng sáng.
– Mây Tằng tích (Stratus) Như một tấm trải lớn bung ra khắp bầu trời phát triển thành nhiều phiến ngang do sự tan nước của sương mù
– Mây Dù phối hợi với mây Tằng (Nimbusstratus) Màn tối che phủ cả bầu trời, không thấy mặt trời, mặt trăng: Mưa rất lớn .
- Mây phát triển theo chiều ngang: Hay thay đổi không cố định,
– Mây tích nắng (Cumulus de beau temps) Giống như tảng lông cừu, từng khối mây trắng nhạc có chiều cao khác nhau, có tia sáng hay viền rực sáng chung quanh khoảng mây tối, thường có đáy nằm ngang.
– Mây Tích lớn (Cumuluscongestus) Hình khối lớn phần trên như cây súp lơ, thay đổi liên tục. Đuôi mây kéo theo mưa rào.
– Mây Tích loạn (Cumulonimbus) Có hình dạng hàng rào lớn mọc thành từng khối cao trên bầu trời – đi kèm với sấm sét báo hiệu trận mưa lớn. Đỉnh trắng sáng, mây bay rất thấp, giữa có dạng hình khối , ở đáy có dạng từng mảng nhỏ trôi lềnh bềnh, đuôi mây kéo theo mưa giông
– Chú ý: Khi có mây tích loạn là trời sắp bão. Có thể trông thấy từ xa. Khi cơn dông bắt đầu các nơi cao dễ bị sét đánh. Nên nhớ:
– Đừng bao giờ chạy
– Không nên trú mưa dươi gốc cây hay ngôi nhà trạm, lều giữa đồng
– Chớ tụ họp đông người.
– Các vật dụng bằng kim khí nên bỏ ra xa.
Còn rất nhiều dạng mây lạ mà khoa Thiên văn đang dần khám phá nguyên nhân sự kết tụ hình thành của chúng sẽ giới thiệu vào kỳ kế tiếp.
Đức Quảng (sưu tầm và biên soạn)