KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN PL 2558

192487F63F4B4419B3B8D671B930D9E3_t

 (Xin trích kinh xưa kính trình quý bạn)

Là đệ tử của Phật an trú trong chánh pháp cần thực hành hai việc:

–       Giảng pháp như Hiền Thánh.

–       Im lặng như hiền thánh.

Trong kinh Đại Bổn Duyên (Maha Padada Suttra). Ghi rằng chư Phật ra đời có 18 điểm giống nhau đó là:

  1. Từ cung trời Đâu Suất giáng trần vào thai mẹ.
  2. Thai phụ được 4 vị thiên vương ngày đêm bảo hộ.
  3. Bồ tát thai nhi chuyên niệm thai phụ bình an.
  4. Thai phụ suốt thời kỳ mang thai hoàn toàn thanh tịnh bất nhiễm.
  5. Thai phụ giữ 5 giới không phạm.
  6. Từ hông phải thai phụ xuất sanh.
  7. Tư thế sinh con không ngồi không nằm, một tay vịn cành cây.
  8. Toàn thân Phật sơ sanh thanh tịnh bất nhiễm.
  9. Từ hông phải xuất sanh đi 7 bước có hoa sen đỡ chân, một tay chỉ trời một tay chỉ đất nói “Thiên Thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”.
  10. Long Vương phun nước ấm tắm rửa.
  11. Thân phụ mời tướng sư xem tướng: Xuất gia làm Phật – Làm chuyển luân Thánh vương.
  12. Đầy đủ 32 tướng tốt và 80 tướng phụ tốt đẹp.
  13. Xuất du ra ngoài hoàng cung 4 lần.
  14. Tọa thiền quán chiếu thập nhị nhân duyên khi chưa xuất gia còn ở tuổi thiếu niên.
  15. Sau ba lần chư thiên khuyến thỉnh mới thuyết pháp.
  16. Sơ chuyển Pháp luân đều ở vườn Lộc Uyển bằng thời Tứ Diệu Đế thành tựu ba ngôi tam bảo.
  17. Phân bố các tỳ kheo đắc pháp tung ra mười phương hóa đạo.
  18. Kể từ hạ đầu tiên TẠNG GIỚI  mới bắt đầu kiến lập.

Cô đọng trong bảy vị Phật còn có các điều.

  1. Có vợ con rồi mới xuất gia.
  2. Đản sanh, thành đạo, nhập diệt đều là ngày trăng tròn tháng tư (tháng vesak).
  3. Chứng đạo dưới gốc cây (tên cây đều có khác).

HAI MƯƠI MỐT ĐIỀU TRÊN KINH THƯỜNG GỌI: “CỔ LỆ CỦA CHƯ PHẬT LÀ NHƯ VẬY”

Thị Nguyên

Bài khác nên xem

Ý nghĩa Và Tác Dụng Của Lễ Bái

phuocthanh

Tiểu Sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông – Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm (1258-1308)

phuocthanh

Lịch sử Đức Phật Thích Ca – Kỳ 1

datthinh