Khái niệm kiến trúc Phật giáo

( Tài liệu Tu học Ngành Thiếu Bậc Sơ Thiện

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2006 – PL 2550 )

I. ĐAI CƯƠNG :

1.  Địa thế Viêt Nam :

Nước Việt Nam nằm ở ngã ba giao lưu giữa ba nền văn minh Âu, Ân, Trung Hoa.

2.  Tư tưởng dân tộc Viêt Nam :

Thâm nhuần hai nền tư tưởng mạnh nhất Châu Á, đó là học thuật Khổng Tử và triết lý Phật giáo.

3.  Nền kiến trúc Phật giáo :

Nền kiến trúc Phật giáo có từ đầu kỷ nguyên Tây lịch cùng với thời kỳ đầu tiên đạo Phật du nhập vào Việt Nam.

4.  Đc tính kiên trúc Pht giáo Việt Nam :

Chịu ảnh hưởng mạnh của nền kiến trúc Phật giáo Trung Hoa và Ấn Độ, hòa hợp với lối kiến trúc dân tộc gọi là “ Nền kiến trúc Phật giáo Việt Nam ”.

II. KIẾN TRÚC PHT GIÁO VIỆT NAM :

1.  H tư tưởng căn bản của kiến trúc Pht giáo Viêt Nam :

a.  Tư tưởng Sắc và Không :

Là hệ tư tưởng căn bản để thiết kế các ngôi chùa, tháp, tượng, cảnh trí phối hợp tạo được cái tinh thần KHÔNG man mác bao trùm không gian và thời gian như cảnh chùa Non Nước ( Quảng Nam ).

b.  Tư tưởng Thiền :

Phôi cảnh tạo sự thanh tịnh, thuần khiết, nhiều khi vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim kêu,“nước chảy làm con người lắng xuống thanh thản như chùa Chúc Thánh ( Quảng Nam ), Thiên Mụ ( Huế ).

2.  Giá trị cu trúc Pht giáo :

Tìm hiểu ba phương diện chính về giá trị cấu trúc Phật giáo : lịch sử, tinh thần, vật chất.

a.  Chùa :

Lch sử cu trúc các kiểu chùa qua các thời đi :

* Hình dáng :

–   Chữ Đinh đối với các chùa nhỏ ( T ).

–   Chữ Công đối với các chùa vừa ( I )

–   Chữ Tam ( )

–   Chùa lớn theo kiểu nội công ngoại quốc còn gọi là Tòng Lâm.

* Nội điện :

Bên trong thường chia làm ba phần :

–   Án tiền : nơi tín đồ lễ bái.

–   Tam Bảo : nơi thờ Phật.

–   Hậu điện : còn gọi là nhà Tổ, nơi thờ các vị Tổ hay Tăng Ni khai sáng chùa.

* Ngoài ra còn có những cảnh chùa có cấu trúc đặc biệt, không theo những bố cục thông thường như chùa Diên Hựu xây dựng để làm khởi nguyên.

–   Chùa Phật Tích : có dấu tích Phật ở Tiên Sơn.

–   Chùa Diên Hựu : Vua Lý Thái Tông nằm mộng, thấy Phật Quan Thế Âm ngồi tòa sen.

* Về lịch sử : mỗi ngôi chùa thường căn cứ vào hoàn cảnh. Tên chùa thường được đặt theo địa dư, Tông phái, mục đích xây dựng chùa, các danh xưng trong kinh điển, các Thánh Tăng.

Cấu trúc và giá tri các ngôi chùa :

–   Các kiểu chùa xưa, thường kiến trúc bằng danh mộc, mái lợp ngói cổ, tường gạch xây bằng vôi cát, vách tô vôi cát, trên một nền cao, thường xây chu vi nền bằng đá.

–   Các cấu trúc gỗ như cột chùa thường được kê trên một viên đá tảng, chân cột chạm một hình hoa sen. Các gốc mái chùa có hình con dao bằng sành, cột, kèo, xà bào nhẵn, rui mè đều có mộng, sườn nhà thường là các tác phẩm điêu khắc hay hoa văn.

–   Mái chùa đôi khi có kèo đôi, mái cong kiểu “ lầu dao lá mái ”, kiểu này còn gọi là chân lầu. Chân lầu giữ cho mái cong được vững, bền theo thời gian.

–   Mái ngói chùa Việt Nam làm theo kiến trúc kẻ chuyền bảy góc, nên không xòe ra quá rộng như mái chùa Nhật, Trung Hoa. Dốc mái bằng phẳng.

–   Các kiến trúc chùa hiện đại thường xây lầu ( trùng lâu ) phía trên là điện thờ, dưới thường là giảng đường. Các kiến trúc mái và hoa văn bằng ciment, thường mô phỏng theo các kiến trúc gỗ ở các chùa cổ.

–   Các kiểu mái, các điêu khắc trên sườn nhà, các hoa văn, long, lân, quy, phụng… nói lên giá trị văn hóa, văn minh của dân tộc ở thời đại xây dựng chùa. Như vậy mỗi ngôi chùa cổ đều mang lịch sử văn minh dân tộc và tôn giáo cũng như tư tưởng thời đại.

b. Tháp :

Các cấu trúc sau đây đều được coi là Tháp :

* Tam quan : Trước chùa là Tam quan có khi là cấp Tam quan, Tháp chuông, Bảo tháp trúc chính, có khi chỉ là phụ. Tam quan có thể có gác chuông, trống, điện thờ ông Tiêu Diện, Hộ Pháp.

Kiến trúc thông thường có 4 cột chính. Tam quan nghiã là : Không quan, Giả quan và Không Giả quan tức là hư vô.

* Tháp chuông : Là bộ phận quan trọng của kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Bảo tháp bắt nguồn từ Ấn Độ. Thoạt đầu là các trụ đá để kỷ niệm các Phật tích với các bia ký, ghi lại lịch sử Phật giáo.

Sau biến đổi thành một kiến trúc gọi là các tòa Phù Đồ ( stupa ) do đó có một sắc thái đặc biệt. Hay các Bảo tháp ( Pagoda ).

Bảo tháp Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của kiến trúc tháp Chàm, do đó có sắc thái đặc biệt, ngoạn mục và hùng vĩ.

III. KT LUẬN :

Các kiến trúc Phật giáo Việt Nam nói lên được :

–   Tinh thần Phật giáo.

–   Tinh thần dân tộc.

          Kiến trúc Phật giáo là cơ sở của nền văn minh dân tộc Việt Nam, là thước đo tinh thần tự chủ của dân tộc, cũng như sự hòa hợp thích nghi giữa Đạo và Đời.

 IV. CÂU HỎI :

  1. Kiến trúc Phật giáo dựa vào hệ tư tưởng căn bản nào của Phật giáo ?
  2. Nội điện của chùa thường chia làm mấy phần ?
  3. Các kiến trúc của Phật giáo Việt Nam nói lên tinh thần gì ?

 

 

Bài khác nên xem

Chương trình tu học Bậc Trung Thiện

datthinh

Em chào kính

datthinh

Chương trình tu học Bậc Tung Bay

datthinh