Đu Đủ Xanh Trị Sỏi Thận

Nhiều bệnh nhân khốn đốn vì sỏi thận, chạy đông, chạy tây không hết, thế mà cây thuốc hiệu quả nhất đang ở trong vườn nhà mình mà không biết! Đó là trái Đu đủ xanh.

 Đu đủ (Carica papaya L.) là cây ăn trái phổ biến ở nước ta.

Cây cao 2 – 10 m, thân mềm, mang nhiều thẹo, lá to; mủ trắng mau đặc. Cuống bộng; phiến xẻ chân vịt, to 60 – 80 cm. Tạp phái; phát hoa đực là chùm tụ tán dài thòng, ít gặp; hoa cái trên gié ngắn, như cô độc; lá đài 5, xanh, dính nhau ở đáy; cánh hoa 5; trắng to; tiểu nhụy 10 ở hoa đực; nuốm có nhiều tua. Phì quả to, dài 20 – 30 cm, nạt vàng hay cam, thai tòa trắc mô mang nhiều hột đen.

Trồng nhiều nơi, gốc vùng nhiệt đới châu Mỹ; ra trái quanh năm.

Mủ chứa papainase làm tan protein (làm mềm thịt, giúp tiêu hóa; ướp thịt, cá 20 phút trước khi nấu, ăn không còn gây dị ứng).

Lá, thân, vỏ trái xanh chứa heterosid sinh HCN độc nhưng nấu chín thì bay mất nên không độc. Hột chứa carpain, đắng, có tác động giống vừa digitalin vừa emetin, làm bớt sự co rút của tim, hạ huyết áp, mà không có tác động khác không tốt; dùng trợ tim và lợi tiểu. Carpain còn có tính trừ amíp, sán lãi; hột non có tính giảm thụ vì tác động làm giảm sự cử động của tinh trùng, không chui vào trứng được: chỉ chống thụ thai khi dùng, ngưng thì sẽ thụ thai trở lại; chống vi khuẩn Koch, vi khuẩn gram dương và gram âm, rất mạnh chống Staphyllococcus aureus, E. coli, Bacillus cereus và Bacillus mycoides (do một protein). Thử nghiệm in vitro ở chuột, cho thấy hột Đu đủ chống ung thư bạch huyết L 1210, P 388; làm giãn nở tử cung.

Mủ trái non trị nám da do nắng (thoa mỗi ngày). Vỏ thân trị vàng da, chống sự đông đặc của máu (như heparin) và chống phá máu (antihemolytic). Ở nhiều nơi, dùng mủ hay trái xanh thoa vú trị nứt nẻ. Thân, hay trái xắt lát phơi khô dùng như trà cho lợi sữa. Thân và lá chứa benzilisotiocianat chống u bướu. Đu đủ hạ huyết áp, lá Đu đủ (chứa carpain, colin, oxitocic có lẽ do colin) cho ra acetilotin tác động vào cơ trơn. Khi bị ngập lụt, cây Đu đủ bị chết, ta có thể chặt cây, gọt bỏ vỏ, chẻ dọc làm tư rồi xắt lát, ngâm nước muối loãng một đêm rồi vớt ra để ráo (phơi 1 nắng) rồi cho vào hũ, thêm nước có 15% muối, đun sôi đổ vào hũ vừa ngập, đậy kín, để chỗ mát, 15 ngày sau là dùng được. Ăn như dưa, cà muối.

Nạc trái, hột chứa glucotraepolin. Hột nghiền uống trị lãi (trẻ con mấy tuổi thì dùng mấy hột).

(Theo Phạm Hoàng Hộ, Ayensu, Fortin, Jain & al., As. J. Pharm. 1972, Ch. Abs. 1983, PM 1981, 94).

Trái Đu đủ chưa chín nấu canh ăn rất ngon, bổ và có tác dụng:

* Làm tan sạn thận, sỏi mật.

* Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên.

* Trị rắn độc cắn.

* Trị bệnh trường phong hạ huyết.

* Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu.

* Trục giun.

* Trị di, mộng tinh, hượt tinh.

* Trị ho gà.

Cách dùng

Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng hột mít, hay hơn. Nhưng sạn gai, giống như trái Ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ nhiều lần mà vẫn chưa hết sạn, vì chất calci ở ngay trong máu, vì một lý do nào đó, nếu không trừ được tận gốc chất calci trong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia siêu âm thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sạn bằng thuốc, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái Đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.

Trước hết đi siêu âm hoặc chụp X-quang để biết bị sỏi gì?

Rồi dùng trái Đu dủ còn xanh (trái già – chưa chín), vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể để tủ lạnh, ăn ngày hôm sau (nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn); ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẽ hết sỏi. Thỉnh thoảng nên ăn thêm 1 – 2 lần hoặc ăn canh Đu đủ xanh cũng tốt. Phụ nữ mang thai tránh dùng.

Sau 1 – 2 tháng có thể kiểm chứng, bằng cách đi siêu âm lại và bày cho người khác dùng. Người bị sỏi cần uống nhiều nước hàng ngày và tránh những thức ăn uống quá giàu calci.

DS. LÊ ĐẴNG – DS. PHAN BẢO AN

Bài khác nên xem

Ăn xà lách xoong có lợi cho sức khỏe

phuocthanh

Ba người phụ nữ vinh danh nghệ thuật ẩm thực Huế: Trương Đăng Thị Bích, Hoàng Thị Kim Cúc, Hoàng Thị Như Huy.

phuocthanh

Nhà khoa học Nhật giành giải Nobel y học

phuocthanh