Dư Âm Không Dứt (tiếp phần 2)

8:25 ngày 21/6 khi trưởng ban tổ chức tuyên bố khai mạc thì nhạc hiệu bài ca Tiếng hát Ca Lăng Tần Già trỗi lên, mọi người đồng đứng dậy vỗ tay cùng hát hòa theo nền nhạc do Hoàng Phúc – Khánh Phương(Phuong Chau Khanh Nguyen) – Đăng Khôi (Khoi Ng le Dang) phối và thu âm, đây cũng là một chi tiết chuẩn bị “quan trọng” để khuấy động không khí. Nhạc hiệu khác với bài ca chính thức ở chỗ phát ra ở các thời điểm mà sự kiện diễn tiến không cần phải nghiêm trang đứng thẳng, có thể vỗ tay, vẫy tay hay nhảy múa tùy hứng… và hơn trăm người đã vang hát trong không khí tưng bừng ngày hội mới.

BGK 289Ban Giám Khảo vòng Sơ Kết


Sau thời khắc chụp ảnh lưu niệm cùng quí thầy là bước vào vòng sơ kết của 33 thí sinh từ 11 tỉnh thành. Đáng tiếc là thiếu Huế và Đà Lạt, hai “trung tâm” văn nghệ nổi tiếng của Thừa Thiên và Cao nguyên Lâm viên. Có thể là Phật sự, lễ trại đa đoan mà gần chục tỉnh thị đã không tham dự, chưa nói đến những nơi mà không khí sinh hoạt văn nghệ rất là “yên ắng”.
Tại Cam Ranh tôi cảm nhận cả Ban hướng dẫn và Ban huynh trưởng các đơn vị Gia Đình rất tôn trọng và “triệt đễ thi hành” các chỉ thị từ Trung Ương. Hôm nay chúng tôi nhận sự thù tiếp hậu đãi của các anh chị chỉ biết cảm kích chứ không nghĩ rằng khi các anh chị lên Sài Gòn mà chúng tôi có đủ sức đối đãi lại y như vậy.
Tôi đứng ra bên ngoài để khách quan quan sát cùng lắng nghe những giọng ca các thí sinh vang lên. Kỳ này tôi đề nghị trong quy định bất cứ một trục trặc nào về phía âm thanh, nhạc công làm ảnh hưởng đến thí sinh thì phải dừng và xếp cho hát lại phía sau. Đúng như dự tính về số lượng thí sinh và thời gian phân bố, chúng ta có 33 thí sinh chính thức chia làm 2 buổi thi:
Nguyễn Trung Bình- Nguyễn Thị Nhã Phương- Nguyễn Hoàng Phượng Vỹ- Đặng Phạm Hoàng Thanh- Lê Ngọc Tường Vy- Lê Đức Thọ- Trần Huỳnh Phú- Lê Thị Quỳnh Anh- Nguyễn Hoàng Vỹ Cầm- Trần Hữu Hào- Đặng Dung- Lê Thị Phượng- Nguyễn Minh Thư- Lê Thị Thu Thanh- Bùi Thị Hoài Thương- Nguyễn Hà Việt Bảo- Phùng Thị Nghĩa- Huỳnh Thị Chung Ly- Ngô Thị Cẩm Giang- Nguyễn Thị Hồng Hạnh- Lê Thị Trà My- Nguyễn Phi Long- Trần Minh Ngọc Tuyền- Dương Thị Bích Loan- Nguyễn Đức Sinh- Phạm Thị Yến- Nguyễn Phạm Kiên Thệ- Nguyễn Viết Thành- Hồ Khánh Vân- Đặng Văn Hiếu- Nguyễn Thị Hoàng Hiếu – Nguyễn Lê Đăng Khôi- Nguyễn Anh Thy.
Thí sinh lớn tuổi nhất đến từ Đà Nẵng sinh năm 1956 và 2 thí sinh nhỏ tuổi nhất sinh năm 2000 đến từ Bà Rịa-Vũng Tàu cùng Cam Ranh.
Điều tôi vui nhất đã đến, những giọng ca điệu nghệ từ cử điệu thể hiện đến cách nhả chữ, mỉm cười tự nhiên và âm vực trầm bổng dần hiện ra đủ. Bổng dưng xuất hiện giọng nữ cao vút đến vô hạn và những giọng nam trầm hùng làm rung động những cái ly thủy tinh, những giọng ca kinh điển như xuất thân từ nhạc viện, tôi gọi là giọng ca “hiếm” để hát nhạc kịch “opera” đều có đủ.
GĐPT mình còn thiếu cái khoản này. Vậy là trong tay tôi đã có đủ các nhân tố để có thể làm nên cơn “bão lớn” cho nền văn nghệ Gia Đình Phật Tử trong tương lai. Tuy nhiên, chữ “hên” và chữ “xui” đeo bám theo các thí sinh và ban giáo khảo rất rõ ràng. Có khi thí sinh quên lời, rớt nhịp, có thí sinh hát rất hay mà chọn những ca khúc mà giám khảo “chưa biết” hay ca từ mang tính triết lý cao siêu…khó cảm nhận.
Nếu các Ủy Viên văn nghệ hay các đơn vị chủ quản để tâm nghiên cứu chọn bài ca, trong GĐPT hay Phật giáo cảm ứng sâu sắc với thính giả, nhất là ý nghĩa trong nội dung bài hát phải gần gũi, thân thiết như thể loại dân ca của Hồng Hạnh Nguyễn gây cảm tình trong vòng sơ kết vậy! Còn những giai điệu mang tính kỹ thuật cao tuy khán giả khó cảm nhận được ngay thì phải “tròn vành-rõ chữ” để lung lạc những con tim “lạnh lùng” của các giám khảo. Các giám khảo đều có thiên hướng về giai điệu và giọng hát riêng. Tôi nhớ ngày xưa cố nhạc sĩ Xuân Hồng và Diệp Minh Tuyền thường cho thấp điểm các thí sinh có giọng opera(giọng hiếm) đâu phải tại các thí sinh đó ca không đạt, nhưng khi chấm các giọng ca hay mà kỹ thuật tự nhiên thì lại có số điểm cao hơn.
Còn những yếu tố tâm lý khác mà tôi không tiện nói ra đây. Một giọng ca nhịp nhàng, chuẩn mực theo nền nhạc đã được 5 điểm rồi, tựu trung các thí sinh GĐPT phải thấu suốt căn nguyên và hiểu rõ những gì mình đang thể hiện. Các anh chị em phải phát lời ca như ve sầu gọi hè, như tiếng thủy tinh vỡ, như tiếng lòng lắng xuống… với hiệu ứng của âm thanh micro phone ở vị trí thẳng hoặc ngang , từ mạch máu buồn tim trong lúc luyến, láy, nhấn, nhá, đẩy hơi, vuốt gió, tạo ra những cao trào khi trầm lắng cũng như lúc dâng cao, đắm chìm tâm tư trong đó thì mới có thể làm thính giả rung động từ tim- chỗ này thêm 3 điểm; cộng với những cử điệu xuất thần hợp lý nữa là thêm 2 điểm trình diễn = 10.
Cuối cùng, cũng chọn được 10 giọng ca vào chung kết, kết thúc 6 giờ làm việc đúng như chương trình với những giọng ca đủ mạnh để “xưng bá” trong show diễn tối hôm đó.
Tôi ngồi xuống lâng lâng, mỉm cười nghe những tiếng“búa rìu dư luận” đang ném vào ban giám khảo vòng sơ kết. Phù!
Đức Quảng
Bản thu hoàn chỉnh của nhạc hiệu:
http://nhacgdpt.com/bai-hat/Ca-Lang-Tan-Gia/EZEF98O.html

Bài khác nên xem

Video: Môn đồ pháp quyến thọ tang Đức Trưởng Lão HT Thượng Thủ

Áo Lam

Thơ, Văn, Nhạc, Họa đón mừng “Kỷ niệm 70 năm danh xưng GĐPT”

Huệ Quang GĐPTVN

Nhạc Karaoke: Tiếng chuông khuya – Giác An

ducquang