Đôi Điều Suy Nghĩ

 Cứ như thế mà tìm kiếm, nghiên cứu, suy gẫm của một triết gia, một nhà khoa học.v.v… tự giam mình trong phòng kín, không cần biết chi đến ngày tháng đi qua. Thế nhưng các vị ấy sau một thời gian nhất định nào đó, họ lại cho ra đời một tác phẫm, một kết quả đề án khoa học để phục vụ cho kiến thức sống, một công cụ phương tiện cho việc sinh hoạt của con người mỗi lúc vươn lên tầm hiện đại hóa. Như vậy, tự giam mình trong phòng kín để được một phương thức, một công trình được phát minh, một kết quả do tư duy tri thức mà có để đem lại lợi ích cho con người hôm nay và ngày mai, trong đạo lý của Phật, hẳn cũng không khác với những cách thức trên, nếu như ý chí kiên nhẫn và sựquảng thức của nhà khoa học  hay một triết gia đã làm nên một đáp số hiệu quả không toàn thể thì cũng được chấp nhận, ca ngợi của số đông con người. Thế nhưng, với người đệ tử Phật, vị có Tín tâm, có Hạnh Trí hướng tâm tu tập theo giáo lý của Phật thì sẽ được kết quả như thế nào ? Phật dạy :

                                              “Tín tâm, sống giới hạnh

                                                Đủ danh xưng tài sản

                                                Chổ nào người ấy đến

                                                Chổ ấy được cung kính”

                                                                                       PC. 303.

Đứng trước hiện tượng giới, ta thấy mênh mông  và vô cùng, trông như một vũ điệu giữa muôn sắc màu xen lẫn nhau, chồng chất và hoán đổi nhau sinh sinh diệt diệt trong muôn trùng huyển hóa. Phật đã nhận ra hiện tượng giới ấy qua cái nhìn Như Thật Trí, minh chúng bằng những lời khai thị “Tứ Thánh Đế” cùng với 5 chất pháp không thật “Ngũ Thủ Uẩn” tại vườn Lộc Uyển cho 5 anh em Kiều Trần Như, Và từ đó, Chánh pháp được công bố vào cuộc đời nầy.

 Thế rồi từ đó, từng đoàn người đi đến, hướng tâm đến để được Phật trao cho cái pháp vị, tất cả được hòa tan trong không gian và thời gian tịch tịnh tuyệt diệu ấy để trở thành vị đệ tử  nhập vào dòng Thánh, chứng đạt Pháp nhãn với “vô lậu tâm giải thoát, vô lậu tuệ giải thoát”, bắt nguồn từ một nếp sống có hướng về chánh hạnh, chánh niệm, bởi

” Đệ tử bậc chánh giác

Không tìm cầu dục lạc…”

PC.187

Với nguồn sống ấy, về sau các Thánh Tổ nối tiếp truyền thừa, đến các nhà Luận sư, Luật sư, những học giả uyên bác triển khai những chi tiết bí yếu, mở rộng tầm nhìn vào mọi khía cạnh trong cuộc sống, trước tác nhiều tác phẫm có giá trị nghiên cứu học thuật, những phương pháp tu tập chuyển hóa, những nhận thức đúng đắn… cho đến ngày hôm nay, nếu : ” Ai dùng chánh tri kiến,

                                                                Thấy được bốn Thánh Đế

                                                                Thấy Khổ và Khổ tập

                                                                Thấy sự khổ vượt qua

                                                                Thấy đường Thánh tám ngành

                                                                Đưa đến khổ não tận”

                                                                                                          PC. 190-191

Chúng ta thấy kho tàng cao quí ấy được cất giữ hay được trưng bày giới thiệu ở những đền chùa, tu viện, thư viện Phật học, những nơi giảng dạy, nghiên cứu dịch thuật khắp nơi trong cũng như ngoài nước như hiện nay. Đó là một trong những công trình mà hằng thập kỷ qua đã được tán dương trân trọng, tôn quí.

 Điều mà cần nói đến ở đây, có phải sự tu học là để đưa đến một “Sở kiến, sở văn” như một thư viện chứa đầy ắp bao kiến thức sách vở… Nếu không loại trừ khả năng, thì kết quả của nó sẽ là một môi trường “ươm mầm” bản ngã dần đưa đến cuộc đấu tranh ý thức, chưa nói đến sự cạnh tranh về địa vị và lợi dưỡng, nó diễn biến từ một trạng thái ngấm ngầm đến hiển lộ. Nhưng nếu không có những tác phẫm trình bày rộng rãi chi tiết, giải thích từ nhân sinh và vũ trụ… thì phần lớn căn cơ trí tánh của chúng sinh ngày nay họ không đủ sức tiếp xúc với giáo lý Như Thật mà Phật và Thánh chúng đạt được.

 Với thiển nghĩ của tôi cũng không ngoài góp phần mọn nhằm phục vụ cho việc tu tập tự bản thân và cho những ai đồng cảm trên lộ trình chuyển hóa tâm linh hướng về mục đích đem lại sự lợi ích lớn cho sự gíac ngộ và giải thoát mà trước đây Phật đã dạy cho hàng đệ tử trong khi tu tập như ” … Ta không thấy một pháp nào, này các Tỷ kheo, lại đưa đến lợi ích lớn, này các Tỷ kheo, như tâm có tu tập, làm cho hiển lộ. Tâm có tu tập làm cho hiển lộ, này các Tỷ kheo, đưa đến lợi ích lớn. ” Kinh Tăng Chi I. III. 16.

 Điểm nhấn qua lời dạy trên chính là ở chổ “Tâm có tu tập hay Tâm không có tu tập” để sau đó có được sự “Hiển lộ” từ bên ngoài hành động của Thân Khẩu Ý. Trước hiện tượng nhân sinh và thế giới sinh diệt chuyền níu muôn trùng với bao phiền não nghiệp chướng buộc ràng rối beng không lối thoát, Phật lại xuất hiện với một chiếc thân mà các căn được tịnh hóa trầm hùng. Với lời dạy qua sự chứng đạt ĐẠO và QUẢ không ngoài tầm tay của con người, bởi cái ăn, mặt, nói làm, nghĩ tưởng… có đâu phải chuyện cao xa, học đòi nhiều lý lẽ biện minh nhọc nhằn mệt sức. Vì rằng: trong mọi vấn đề nói trên đều biểu hiện Có hay Không có sự tu tập, nếu  sự tu tập được dâng đầy từ bên trong của con người thì cũng chính là sự biến mãn ra mọi hành động siêu hóa bên ngoài, không cần tạo ra cái dáng vẻ hay sự nắn nót trau chuốt sáo mòn giả tạm, không tạo thành những quang kiến Thánh – Phàm để trở thành cái bóng đổ dài trên miếng đất phì nhiêu ảo tưởng của Nhân Ngã ẩn sau bởi những cảm thọ lạc thú

giữa cuộc sống thường tình. Với người đệ tử Phật cần phải thấy rằng :

 ” Ai mến kẻ bất thiện

Không thân cận bậc thiện

Thích pháp kẻ bất thiện

Chính cửa vào bại vong”

                                                         Kinh Tiểu Bộ I, 18-19.

Sự siêu vượt, siêu hóa tâm linh nào phải đâu xa lạ lắm ! hay ở một cõi linh diệu nào đâu ! Đức Phật đang ở trong ta, Phật ở khắp mọi nơi và quanh ta, khi “Màu lá đương xanh mang đầy nghĩa Phật. Mỗi ý niệm an lành, lòng Phật vẫn mênh mông”. Mỗi mỗi những hành động lau chùi, quét dọn, giặt rửa.v.v… cho đến nhìn một chiếc lá cánh hoa hay lắng nghe tiếng chim kêu, tiếng gió bên trời, dòng sông đang chảy với một trạng thái tâm tư thuần tịnh an lạc

thong dong như một đạo sĩ “thỏng tay vào chợ”. Ở đây, nếu không phải là pháp thoại nhiệm mầu, không là chơn lý thực tại diệu dụng pháp thân của Phật là gì ? Một khi tâm đã đến độ nhu nhuyển, dễ sử dụng được toát ra mọi hành động bên ngoài của các quan năng dự phần vào cuộc sống tác thành những hành động tiêu sái, cũng chính là kết quả của tâm có tu tập và hiển lộ sự tu tập ấy, được phơi bày một cách chân thật tự nhiên, không có sự gầy guộc trong chánh niệm.

 Tóm lại, Nếu như một nhà khoa học hay một triết gia đã cho ra đời một tác phẫm, công cụ đem lại lợi ích có nhiều

phương thức công nghệ hiện đại cho sự sống con người, nâng tầm sự phát triển cho môi trường sống ngày một thêm tốt đẹp hơn. Từ đó, ý thức trong cộng đồng nhân loại được mở rộng tầm nhìn từ một hiện tượng đến một hiện tượng giới. Cùng thế ấy, Đối với vị đệ tử có tư duy tu tập y tựa vào Chánh pháp, khi nhận ra quy luật vận hành của các pháp nhân duyên Sanh và Tử, Sinh hóa, Tồn tại hay Tiêu tàn, thì vị ấy không có sự sợ hải, không có sự tham muốn (dục tầm cầu), không có sự đấu tranh, cạnh tranh gian ngụy để dẫn đến nhiều phiền muộn, không có sự bất mãn thất vọng hay hận thù ác niệm. Với mọi hành động đều tĩnh giác chánh chơn, với mạch nguồn Từ lực, Tịnh lực, Trí lực tạo thành từ trường vĩ đại biến mãn mọi phương trời, nhíp hóa phàm thể của chúng sinh để trở thành sự giác ngộ và giải thoát mọi khổ đau ngay trong đời sống. Và như vậy, đây chính là một kết quả tuyệt diệu của vị đệ tử “Tâm có tu tập, làm cho hiển lộ sự tu tập…” Là một kiệt tác thồi luồn sinh khí sống tỏa rộng và tươi mát mầu nhiệm tâm linh giữa cuộc đời dâu bể nhiều biến động hôm nay.

Để kết thúc đôi điều suy nghĩ, ta đọc lại lời của một Thánh trí như sau :

                                                   “Khi đất đai

                                                    Nhận những chất thải bỏ

                                                    Chất thải bỏ biến thành đất.

                                                    Khi Niệm Phật (tu tập)

                                                    Bất kể là  ai

                                                    Người ấy được chuyển hóa

                                                    Tôn vinh ban phước cuộc đời

                                                    Chuyển hóa mọi sự

                                                    Thành những nội dung Đức Hạnh

                                                     Cao nhất…

                                                                                 Chisho.

                                                                                                  Long Xuyên, tháng 11.2012.

                                                                                                                 MẶC PHƯƠNG TỬ

Bài khác nên xem

Niềm Vui Chánh Pháp

phuocthanh

Luân Hồi

phuocthanh

Luân hồi nghiệp báo của Đại Lãn(Thích Đức Thắng)

phuocthanh