CÔNG ĐỨC BỐ THÍ

(THỊ NGUYÊN)

Có Phật hay không có Phật, vũ trụ vẫn thế, muôn loài chúng sanh vẫn hiện hữu như thế. Đức Phật không phải là đấng sáng tạo đầy tài năng và quyền phép. Đức Phật không phải là nhà hiền triết, hay một tư tưởng gia. Đức Phật không phải là một nhà khoa học sang chế ra vật nầy vật nọ. Đức Phật không phải là vị giáo chủ với những tín lý vô điều kiện, theo ngài chúng sanh sẽ được cứu rỗi.

Đức Phật giải thích sự hình thành vạn hữu trong nhân thiên, trong vũ trụ bằng các thuyết NHÂN QUẢ, DUYÊN SANH, LUÂN HỒI NGHIỆP BÁO và PHƯƠNG PHÁP THOÁT VƯỢT TỬ SANH ai ai cũng có thể làm được. Đức Phật có ra đời hay không ra đời các học thuyết ấy vẫn cứ tồn tại. Thân phận hay dòng sinh mệnh của mỗi người là do chính mình tạo ra, không ai ban phúc hay giá họa cho ta. Sang, Hèn, Quý Tiện, Trí Ngu, Vinh Nhục đều do hành nghiệp của chính ta tạo ra. Ai ăn nấy no ai tu nấy chứng. Mỗi chúng sanh hoàn toàn chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình. Hay nói cách khác mình là ông chủ đầy quyền năng với chính cuộc đời ta. Những nhà thông thái, những bậc giác ngộ là những người TRÍ GIÁC THƯỜNG MINH (Hiểu biết không sót thiếu) thuận thế vô thường mà đến đi tự tại, không bị ràng buộc chướng ngại bởi bất kỳ PHÁP GIỚI nào. Cái chân như rỗng rang như hư không dung nhiếp tất cả pháp giới ấy thuật ngữ nhà Phật gọi là chữ TÂM (Nghĩa là tận cùng kỳ sự, sự sự vô ngại. Tận cùng kỳ lý- Lý sự dung thông).

Từ đó chẳng những mỗi chúng ta có thể NHẬP mà còn VƯỢT TẦM PHÁP GIỚI, mới là bậc VÔ THƯỢNG TÔN, ba cõi chẳng ai bằng, cho nên tu theo đạo Phật là BUÔNG tất cả là BỎ tất cả.

Thì sẽ được tất cả như câu chuyện sau đây trong kinh Bản sự: Sau một thời pháp nói về pháp BỐ THÍ, bần nữ nọ hiểu sỡ dỉ ta nghèo khó là vì đã bao đời ta thủ giữ tài sản trong thế gian làm nhiều người thiếu thốn đói rách. Nay gia tài của ta vỏn vẹn có hai đồng, ta sẽ cúng dường Tam Bảo chắc chăn sau nầy ta sẽ được sung mãn. Quyết tâm của nàng làm chấn động tâm địa của vị trụ trì và làm lung lay ngai vàng của trời Đế Thích. Do vậy thầy Trụ trì đích thân thọ nhận và chúc phúc cho nàng. Trời Đế Thích dùng y trời mặc cho nàng, cải sử dung mạo nàng thành như tiên nữ, nàng vừa từ tịnh xá đi ra, gặp phái đoàn nhà vua đi vào. Vua trông thấy nàng thì sững sờ hỏi thăm gia cảnh biết nàng mồ côi nghèo khó chưa chồng nên đưa nàng về kinh. Nàng quỳ xuống tâu vua, phép Phật quá nhiệm mầu, xin vì nàng mà cúng dường ngôi Tam Bảo. Vua cho xuất kho cúng thí lớn nhưng chỉ có thầy Trị Sự chứng thí.

Vị quan tiền vệ hỏi vị Trụ trì: Cách đây chỉ một canh giờ, bần nữ nầy chỉ cúng có hai tiền mà đích thân vị Trụ trì chứng thí và chúc phúc. Nay nhà vua và cũng có phần nàng cúng nhiều như vậy mà chỉ vị Tri sự chứng thí chúc phúc có phải là mang tội khi quân chăng? Vị Trụ trì ung dung thưa:

“Hai đồng là cả một gia tài bần nữ dành dụm qua nhiều năm, nàng cúng dường với TÂM Ý rốt ráo chia sẻ với tất cả chúng sanh, và sau khi thí nàng sẽ đói. Tấm lòng ĐẠI BI ấy chấn động cả trời người, tôi không thể không đứng ra chứng thí. Bây giờ vật thí rất lớn nhưng so với tài bảo của vua nào có xứng chi, thứ hai nhà vua thí vì người đẹp chứ không vì bi tâm nên thầy Tri sự chứng thí là quá đủ”. Nghe nói thế bần nữ và nhà vua vội xuống xe thi lễ xin sám hối. Đại chúng doanh vây cảm nhận được một thời pháp lạc cung tuyên hết sức vâng làm./.

(THỊ NGUYÊN)

Bài khác nên xem

Tôn giả A NAN (Ananda)

phuocthanh

Mối Quan Hệ Thầy Trò Trong Phật Giáo

phuocthanh

Phật Hoàng Việt Nam Trần Nhân Tông

phuocthanh