( Tài liệu Huấn Luyện Huynh Trưởng Sơ Cấp – Lộc Uyển
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2001 – PL.2545 )
Sự tập họp cần nhanh chóng và có hình thức đẹp. Người điều khiển phải báo trước cho Đòan sinh biết các hiệu lệnh bằng còi, miệng, tay, đèn, chuông … để sự tập họp được nhanh chóng, các hiệu lệnh trình bày trước cho Đoàn sinh biết thật rõ ràng .
A. HÌNH THỨC TẬP HỌP :
– Các thế cá nhân.
– Các cách xếp hàng.
I. CÁC THẾ CÁ NHÂN :
1. Thế nghiêm : đứng thẳng, hai tay buông theo mình, gót chân chạm nhau, hai bàn chân mở ra một góc 60 độ.
2. Thế nghiêm có gậy : như thế nghiêm, tay phải xuôi theo thân mình, nắm lấy gậy sát theo mình ( để đầu gậy áp ngón chân út )
3. Thế nghỉ : chân phải đứng nguyên chỗ ( đang thế nghiêm ), bỏ chân trái ra khỏang 30 phân; hai tay đặt sau lưng bàn tay phải nằm trong lòng bàn tay trái, hai ngón cái đan nhau; ở trong hàng không nói chuyện ( Nữ đứng tự nhiên, hai tay vòng phía trước ).
4. Thế nghỉ tự do : như thế nghỉ thường nhưng có thể dùng chân, 2 tay buông tự do và có thể nói chuyện nho nhỏ.
5. Thế nghỉ có gậy : Đứng thế nghỉ, tay phải nắm gậy đưa thẳng ra theo vai.
6. Thế chào : Đứng thẳng như thế nghiêm, tay phải bắt ấn cát tường.
7. Thế chào có gậy : Đứng như thế nghiêm, tay trái đưa ngang qua bụng nắm lấy gậy, tay phải bắt ấn chào.
II. CÁC CÁCH SẮP HÀNG :
1. Một hàng dọc : Đứng đầu là đoàn trưởng cách 3 thước đến đội trưởng đội 1, cách đội trưởng 1 thước là các đội sinh, các đội sinh cách nhau một cánh tay, rồi đội phó 1 ở cuối. Cách đội phó 1 là đội trưởng 2, rồi đội sinh đội 2 …sau chót là đòan phó cách 3 thước ( hình 1 ).
2. Hai Ba, Bốn hàng dọc : khỏang cách cũng như một hàng dọc. Các đội ( chúng ) cách nhau bằng hai cánh tay đưa ra ( thêm bớt khỏang cách tùy địa thế ) ( hình 2 ).
3. Một hàng ngang : Đoàn trưởng đứng ở bên, khỏang cách các đội, các khỏang cách cũng giống như một hàng dọc ( hình 3 ).
4. Hình chử U : Lấy Đoàn trưởng làm mức, từ vai đi về phía hai bên và phía trước mặt Đòan trưởng, các đội đứng thành hình chủ U. Khỏang cách như hàng dọc, người điều khiển có thể cho Đoàn sinh đứng cách đều nhau bằng một cánh tay. Cách sắp hàng này có thể coi như biến đổi từ cách sắp hai hàng dọc ( hình 4 ).
5. Hình bán nguyệt : Lấy Đoàn trưởng làm trung tâm, các đội đứng thành hình nữa vòng tròn, khoảng cách như hàng dọc hay cách đều theo lệnh người điều khiển … Tương tự hình chữ U, hình bán nguyện coi như dẫn xuất từ cách sắp hai hàng dọc ( hình 5 )
6. Hình tròn : lấy Đoàn trưởng làm trung tâm, các đội theo thứ tự chạy vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, khi vòng đã thành. Đoàn sinh đứng lại theo lệnh Đoàn trưởng, khỏang cách như hàng dọc hay theo lệnh đoàn trưởng ( hình 6 ).
Lưu ý : Trong các sắp hàng, Đoàn phó thường đứng sau, Đoàn sinh đối diện với Đoàn trưởng.
B. HIỆU LỆNH TẬP HỌP :
Hiệu lệnh thường gồm 2 phần :
– Dự lệnh : lệnh ra trước để đoàn sinh chú ý chuẩn bị.
– Động lệnh : lệnh ra trước để doàn sinh thi hành ngay một động tác.
Hiệu lệnh cần phải dễ phân biệt và được giải thích rõ ràng cho mọi người trước khi đem dùng.
I. CÒI LỆNH :
Hiệu còi dùng cho Đoàn sinh chú ý chạy đến trước khi dùng thủ lệnh hay khẩu lệnh trong các buổi họp đoàn, các cuộc cắm trại, trại huấn luyện … Dùng còi thổi các tiếng dài ( tè ), ngắn ( tích ) :
1. Chú ý, im lặng : _ ( T )
2. Tập họp chung : .. .. .. ( I I I )
3. Họp đội trực : _ . _ ( K )
4. Họp đội trưởng: _ .. ( D )
5. Họp huynh trưởng: _ .. _ ( DT )
6. Gọi cấp cứu : … _ _ _ … ( SOS )
II. KHẨU LỆNH :
Lệnh ra bằng miệng, gồm 2 phần:
1. Dư lệnh : Nói trước cho Đoàn sinh biết những gì sẽ làm. Dư lệnh phải chậm rãi, rõ ràng, dễ hiểu.
2. Động lệnh : nói trước cho Đoàn sinh để thi hành ngay. Động lệnh phải rõ ràng, mạnh mẽ.
Trong các cuộc họp mặt liên đoàn hay gia đình sự tập họp có nhanh chóng hay không và đồng nhất hay không là tùy thuộc ở dư lệnh của các anh chị điều khiển nên điều quan trọng là phải cho dự lệnh trước rồi mới hô động lệnh sau.
III. THỦ LỆNH :
Lệnh ra bằng tay.
Lệnh ra bằng tay phải dùng chung với khẩu lệnh hay còi lệnh.
1. Tập họp một hàng dọc : Người điều khiển đưa tay phải thẳng ra phía trước, bàn tay cao quá đầu và ngón tay trỏ đưa lên trời ( Hình 1 )
2. Tập họp hai, ba, bốn hàng dọc : Người điều khiển đưa tay phải thẳng ra phía trước, bàn tay cao quá đầu một chút và đưa 2,3,4 ngón tay tùy theo số hàng ( hình2 ) khi đưa ra cả 5 ngón thì tất cả các đội đều tập họp hàng dọc.
3. Tập họp một hàng ngang : người điều khiển đưa tay phải thẳng ra bên ngang vai, bàn tay nắm lại ( hình 3 )
4. Tập họp hình chữu U : Người điều khiển đưa tay phải thẳng ngang vai thành góc thước thợ, bàn tay nắm lại ( hình 4 )
5. Tập họp hình bán nguyệt : Người điều khiển đưa cánh tay phải lên đầu, bàn tay nắm lại ( hình5 )
6. Tập họp hình tròn : người điều khiển vòng hai tay trước ngực khi vòng tròn đã tròn thì bỏ tay xuống cho đoàn sinh đứng lại ( hình 6 )
IV. HIỆU LỆNH BẰNG CHUÔNG, MÕ, ĐÈN :
Trong trường họp thích nghi, chuông, mõ, đèn có thể dùng để ra hiệu lệnh. Cách thức sử dụng sẽ do người điều khiển ấn định sao cho rõ ràng, dễ phân biệt.
V. CỜ HIỆU :
Dùng để treo trước phòng, trước lều hay trên gậy để biết phòng hay lều của Đội, Chúng để biết rõ Đội, Chúng đó phụ trách công việc gì.
– Cứu thương : cờ nền trắng có chữ thập đỏ.
– Trật tự : nền đỏ chữ T trắng.
– Trực : nền hồng, giữa có hình cái còi màu trắng trên một vòng tròn màu nâu sạch sẽ; nền xanh có hình cái chổi và cái cào màu trắng.
– Nhà bếp : nền trắng có hình cái bếp và ngọn lửa đỏ.
– Tường thuật : nền vàng có hình bút lông gà trắng cắm trong lọ mực đen.
– Nghi lễ : nền vàng có chữ Vạn đỏ.
Các thứ cờ trên to nhỏ tùy ý, bề rộng luôn luôn bằng 2/3 bề dài ( thường thường cỡ 20 x 30 phân).
Hình 1 : Một hàng dọc
Hình 2 : Bốn hàng dọc
Hình 3 : Một hàng ngang
Hình 4 : Hình chữ U
Hình 5 : Hình bán nguyệt
Hình 6 : Hình vòng tròn