Tình Thương Cảm Nhận – Từ Hiếu

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác.Ta đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn,ta chạy theo vật chất,tiền tài để tìm kiếm trong đó một chút danh vọng.Có những người suốt ngày sống trong những bộn bề, lo toan nhưng cũng có người suốt đời sống trong niềm an vui, hạnh phúc.Và cho dù có ra sao đi nữa thì chính những thứ ấy đã làm cho con người ta dánh mất đi một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý; một sự sẻ chia, đồng cảm sâu sắc giữa những con người với nhau, giữa những giai cấp, số phận và hoàn cảnh khác nhau…
Qua chiếc cầu Đập thuộc đường Nguyễn Cửu Phú của phường Tân Tạo quận Bình Tân, đoàn người chúng tôi dừng chân tại một ngôi chùa mang tên Bình An – nơi đã và đang cưu mang hơn 60 người già và 30 em nhỏ. Vì đây là lần thứ hai chúng tôi đến đây nên mọi thứ nơi đây cũng không quá bỡ ngỡ đối với chúng tôi.Sau khi lễ Phật,chúng tôi bắt đầu đến thăm và nói chuyện với các cụ.Hai đứa tôi được phân đến phòng số 7 – nơi đang có hai cô đang cư ngụ.
Thoạt đầu chúng tôi đều bị thu hút bởi nét mặt hiền hậu của một người cô mặc bộ đồ nâu giản dị. Cô trò chuyện với chúng tôi rất cở mở, hòa nhã, nhưng có một điều lạ là cô không hề cho chúng tôi biết tên, chúng tôi chỉ biết hiện nay cô đã 27 tuổi rồi. Không tin được!Chúng tôi không thể nào tin được,với một gương mặt đã hằn vết chân chim, làn da đã lấm tấm đồi mồi mà cô chỉ vừa 27 tuổi đời – cái tuổi quá trẻ, quá đẹp để được làm những thứ mình yêu thích,chúng tôi tự hỏi: “phải chăng những nếp nhăn ấy xuất hiện để đánh dấu cho sự buồn phiền, mệt mỏi của dòng đời đã lèo lái và xô đẩy cô đến với nơi đây?”.Cô tâm sự với chúng tôi rằng cô hay bị đau đầu lắm,có khi những cơn đau do các khớp tay, chân, sống lưng lại từng cơn “hành hạ” cô mỗi khi đêm về;một mình cô âm thầm,lặng lẽ chịu đựng tất cả những cơn đau trong khi mọi người đã say giấc nồng tự bao giờ khi màn đêm buông xuống,bao trùm vạn vật…Hoàn cảnh của cô thì đến nay vẫn là một dầu chấm hỏi to lớn dành cho chúng tôi, có lẽ cô mặc cảm, tự ti về cái xuất xứ của mình chăng? Nhưng trông mà xem, nét mặt cô vẫn rất lạc quan, yêu đời với nụ cười luôn thường trực trên môi. Chúng tôi thấy được một niềm tin đang được thắp sáng trong cô, nó đang âm ỉ , rực cháy mạnh mẽ trong cô. Cô đang mong chờ một điều gì đó, một điều ước nhỏ bé về một ngày mai tươi sáng đang chờ đợi cô chăng? Chờ đợi “cánh cửa hạnh phúc” đang hé mở đón chào cô chăng?…những giấc mơ thật đẹp….
Chia tay cô, chúng tôi bắt đầu trò chuyện với người bạn cùng phòng của cô, chúng tôi được biết cô tên là Thảo, năm nay 32 tuổi.Được biết, cô vào đây từ khi là một bé gái nhỏ xíu do không chịu được sự ngược đãi, bạo hành từ người mẹ kế,s ao chúng tôi thấy thương cô quá. Chúng tôi từng được xem các chương trình về những con người có hoàn cảnh khó khăn,bất hạnh nhưng chưa bao giờ có một cảm giác chân thật như vậy. KHÓC! Chúng tôi khóc, mắt chúng tôi cay xè, nhòe đi vì hàng lệ, giọt lệ thương cảm, xót xa cho những số phận đáng thương và chúng tôi chợt nhận ra rằng mình thật may mắn.Chúng tôi đọc được trong đôi mắt cô ẩn chứa một nỗi buồn sâu lắng, nhưng không biết sẻ chia cùng ai, một nỗi buồn thoáng trên mặt cô nhưng cũng vụt mất rất nhanh, thay thế vào đó là một nụ cười chân thành, thân thiện như tự xoa dịu chính mình.Chúng tôi không biết đó có phải là một nụ cười chân thật không hay chỉ là một chiếc áo giáp để che đi sự hụt hẫng, thiếu thốn tình thương từ tấm bé? Trước lúc chia tay cô, bất chợt cô nắm lấy tay chúng tôi, chúng tôi hơi ngạc nhiên nhưng rồi lại cảm thấy ấm lòng. Ôi!Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương của cô như có ý không muốn để chúng tôi đi. Chúng tôi vui lắm, chúng tôi vui vì biết mình có thể chia sẻ nỗi buồn cùng với cô. Chúng tôi đi nhưng không quên kèm theo một lời hứa sẽ trở lại thăm cô vào một ngày nào đó.


Và có một điều lạ là khi chúng tôi rảo bước ra bên ngoài thì đột nhiên chúng tôi dừng chân lại ngay cửa phòng số 4, ngay gần cửa có một cụ đang ngồi lặng lẽ, và dường như có một sự cảm thông nào đó thúc đẩy chúng tôi tiến lại gần cụ và bắt đầu câu chuyện.Cũng như lúc đầu khi nói chuyện với cô đầu tiên,chúng tôi cũng không hề biết tên cụ là gì mà chỉ được biết năm nay cụ đã được 84 tuổi – một con số sắp gần đất xa trời. Lúc nói chuyện với cụ lòng chúng tôi nghẹn đắng, cụ kể rằng lúc xưa cụ cũng có một người chồng nhưng do ở với nhau không có con nên người mẹ chồng kêu chồng cụ bước thêm bước nữa và cũng do vậy, cụ đau khổ chấm dứt với chồng sau đó không lâu. Rồi từ đó cụ bỏ lên Thành phố sinh sống và không may thì cụ bị bệnh trong người song cụ phải bán nhà để lo thuốc thang, từ đó cụ cũng sống rày đây mai đó để qua ngày. Rồi cuối năm 2010 cụ được người dân đưa vào chùa và ở lại cho tới bây giờ. Nói chuyện với chúng tôi, đôi lúc cụ vội nằm xuống nghỉ mệt và lâu lâu lại lấy tay xoa nhẹ cái chân bị bỏng do tai nạn giao thông cách đây không lâu. Nhìn vào đôi mắt giờ đây đã mờ của cụ,chúng tôi không khỏi xót xa khi bắt gặp một niềm tin pha lẫn nỗi niềm của cụ khi cụ nói rằng rất cần có người nói chuyện như vầy với cụ bởi vì đôi lúc cụ buồn thì cũng chỉ có một mình mà thôi.Chúng tôi thương cụ lắm,nhưng cũng không biết phải làm gì ngoài những câu thăm hỏi ân cần.Cụ còn cho biết thêm rằng cụ hay bị khó tiêu nên nhiều lúc thấy mệt do chuớng bụng, nghĩ mà thấy thương, đáng nhẽ ở cái tuổi gần đất xa trời này cụ phải được sum vầy cùng con cháu,vậy mà….giờ đây cụ chỉ biết nương tựa vào cửa Phật và lo lắng không biết thân mình sẽ thế nào khi đã nhắm mắt xuôi tay .
Chia tay cụ, chúng tôi không khỏi ngoảnh đầu lại như tìm kiếm một nụ cười nào đó không ẩn hiện một chút u phiền kể cả lo toan cho cuộc đời kém may mắn. Lòng chúng tôi không khỏi xao xuyến khi rời khỏi đây, chúng tôi có cảm giác như có một sự cảm thông gắn bó với chúng tôi cùng những con người ở nơi đây lại với nhau. Chúng tôi mong rằng trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều cuộc từ thiện khác diễn ra nơi đây để các cụ có thể một lần nữa được trài lòng mình với những con người đi từ thiện như chúng tôi đây và điều quan trọng là các cụ sẽ có thêm niềm tin để vững bước trên cuộc đời kém may mắn còn lại của mình.

Quảng Hỷ – Quảng Tú

 

Bài khác nên xem

Ngồi Buồn Nhớ Mẹ – Dương Kinh Thành

ducquang

LAN MAN VỀ MỘT CHỮ BUÔNG

Tâm Lễ

Câu chuyện nhân quả

phuocthanh