( Tài liệu Huấn Luyện Huynh Trưởng Cấp I – A Dục
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam tu chỉnh năm 2001 – PL.2545 )
I. DẪN NHẬP :
Gia Đình Phật Tử là một tổ chức giáo dục của Phật Giáo với mục đích đem giáo lý Phật đà thể nhập vào cuộc đời qua tầng lớp Thanh Thiếu Nhi. Do đó trách nhiệm và bổn phận của người Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử là phải thực hiện mục đích của tổ chức mà mình đang tự nguyện dấn thân gánh vát.
Nhưng muốn hoàn thành được trách nhiệm, người Huynh trưởng cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của con đuờng mà mình đang đi, trách nhiệm mà mình đang gánh vát. Bởi lẻ mục đích của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam trong công tác giáo dục tầng lớp Thanh Thiếu Nhi đi vào con đường Chân Thiện Mỹ không phải chỉ với một công việc thuần túy là tổ chức những lớp học, hay những buổi thuyết giảng giáo lý Phật đà, trái lại phải thực hiện đúng theo tinh thần giáo dục mà đấng Thế Tôn đã chỉ dạy, có như thế giáo lý Phật đà mới thấm sâu được vào tầng lớpThanh Thiếu nhi để đâm chồi nẩy lộc. Mà muốn thực hiện được điều này thì công tác trước tiên của người Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử ViệtNamlà phải biết VẠCH CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT.
II. NỘI DUNG :
1. Định danh :
Vạch chương trình sinh hoạt là gì ? Là lên Chương trình để cân đối quỷ thời gian (từng Tam cá nguyệt – Từng tháng – Từng tuần …) theo đề án đã được đề ra cùng với Chương trình tu học đã được tổ chức quy định nhằm mục đích ổn định, xây dựng và phát triển Đơn vi, Đoàn, Đội Chúng, cũng như thăng tiến tổ chức hầu thực hiện hoàn hão mục đích lý tưởng mà Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã đề ra theo tinh thần Nội quy và Quy chế Huynh trưởng.
2. Phương pháp vạch chương trình sinh hoạt :
Để công tác vạch chương trình đạt được hiệu quả cao nhất khi thực hiện người Huynh trưởng cần quán triệt những vấn đề sau :
- Quỷ thời gian của từng Tam cá nguyệt – từng Tháng – từng Tuần (tuỳ theo từng loại Chương trình).
- Quỷ thời gian của từng đề án, bộ môn tu học, từng bậc học.
- Phân phối hợp lý các đề án, bộ môn theo trình tự thời gian một cách hợp lý cũng như tính cách quan trọng và nhu cầu của đề tài.
- Nắm bắt được tình hình về các mặt :
– Tinh thần – Khả năng.
– Hướng phát triền.
– Tính khả thi của đề án
3. Phân loại chương trình sinh hoạt :
Chương trình sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử ViệtNamđược phân định cho từng cấp chịu trách nhiệm và tuỳ theo từng mức độ tương quan mà mỗi cấp hoạch định theo từng loại chương trình để dễ bề thực hiện :
- Cấp chịu trách nhiệm vạch chương trình sinh hoạt tổng quát :
– Cấp Trung Ương : Dựa theo đề án đã được Đại Hội Huynh trưởng toàn quốc thông qua phối hợp với Nội quy và Quy chế Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử ViệtNam.
– Cấp Ban Hướng Dẫn Tỉnh, Thị : Dựa theo đề án đã được thông qua Đại hội Huynh trưởng toàn Tỉnh, Thị xã phối hợp với Nội quy và Quy chế Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử ViệtNam.
– Cấp Đơn vi gia đình hoặc Liên đoàn : Dựa theo đề án của Ban hướng Dẫn Tỉnh , Thị phối hợp với Chương trình tu học cùng dự án của Ban huynh trưởng đơn vị.
- Cấp chịu trách nhiệm vạch chương trình sinh hoạt chi tiết :
– Cấp Đoàn : Dựa theo Chương trình sinh hoạt của Liên Đoàn trưởng phối hợp với dự án của Hội Đồng Đoàn .
– Cấp Đội Chúng : Dựa theo Chương trình sinh hoạt của Đoàn
a. Chương trình sinh hoạt tổng quát :
Căn cứ vào Đề án cùng với Chương trình Tu học, Huấn luyện của tổ chức Gia Đình Phật Tử ViệtNamđã ấn định Huynh truởng chịu trách nhiệm của các cấp liên hệ lên Chương trình sinh hoạt tổng quát. Trước khi vạch chương trình Huynh trưởng chịu trách nhiệm phải nắm vững :
- Quỷ thời gian trong năm và mỗi Tam cá nguyệt.
- Quỷ thời gian của chương trình tu học các bậc liên hệ.
- Các đề án sinh hoạt trong năm.
- Chương trình tổng quát phải vạch cho một năm tròn theo từng Tam cá nguyệt (theo năm dương lịch).
- Gồm có : 52 tuần lễ với quỷ thời gian 130 giờ :
Ví dụ : Chương trình tổng quát năm 2000 của GĐPT: X
– Đệ I/TCN : 12 tuấn lễ với 30 giờ
– Đệ II/TCN : 13 tuần lễ với 32 giờ 30
– Đệ III/TCN : 13 tuần lễ với 32 giờ 30
– Để IV/TCN : 14 tuần lễ với 35 giờ.
- Quỷ thời gian theo chương trình tu học : 58 giờ
- Quỷ thời gian sinh hoạt : 72 giờ.
Chương trình Mẫu tổng quát năm 2000 của GDPT : X
( Hình 1 )
b. Chương trình sinh hoạt chi tiết :
Trách nhiệm thực hiện chương trình này là của Huynh Trưởng Đoàn . Huynh trưởng cầm Đoàn dựa theo Chương trình tổng quát của Đơn vị hoặc của Liên đoàn phối hợp với dự án của Hội Đồng Đoàn để thực hiện Chương trình sinh hoạt chi tiết cho Đoàn mình phụ trách.
Trong trách nhiệm thực hiện chương trình sinh hoạt của Đoàn. Huynh trưởng cầm Đoàn cần lưu ý một điều quan trọng là phải nắm vững được cụ thể tình hình của Đoàn về các mặt theo trình tự thời gian :
- Tinh thần chung của Đoàn – Đội – Chúng
- Khả năng của các Đội , Chúng Trưởng và Phó.
- Khả năng sinh hoạt và tu học của Đoàn sinh.
- Hoàn cảnh thực tế của tất cả các thành viên.
Và để khỏi bị động trong khi thực hiện chương trình. Huynh trưởng cầm Đoàn cần phải vạch chương trình sinh hoạt chi tiết từng 3 tháng một theo chương trình từng Tam cá nguyệt của Đơn vị. Tuy nhiên chương trình sinh hoạt của Đoàn không phải chỉ có dựa vào chương trình tổng quát của Đơn vị với quỷ thời gian đã quy định rồi chi tiết hóa theo từng đề tài của từng bộ môn trong chương trình tu học , mà chương trình sinh hoạt của Đoàn là phải thể hiện qua văn bản kế hoạch cụ thể mà Đoàn cần phải thực hiện, phải tu học để thăng tiến tự thân mỗi một thành viên của Đoàn và cũng để hóa giải các mặt yếu kém mà Đoàn vấp phải trong thời gian trước đó hầu đưa Đội, Chúng – Đoàn phát triển mạnh về phẫm cũng như về lượng.
Mặc dù trên nguyên tắc khi vạch chương trình sinh hoạt là phải dựa trên quỷ thời gian, nhưng với chương trình sinh hoạt của Đoàn thì không nhất thiết phải dựa vào quỷ thời gian đã quy định , mà Đoàn có thể xử dụng cả quỷ thời gian ngoài quy định miễn là thực hiện hoàn hảo chương trình trong phạm vi được cho phép.
Ví dụ : Chương trình sinh hoạt chi tiết mẫu :
Đệ I/TCN năm 2000 của Đoàn ThiếuNamĐơn vị : X
( Hình 2 )
Ngoài chương trình chi tiết hàng tháng theo từng tam cá nguyệt, Huynh trưởng cầm Đoàn còn phải soạn chương trình chi tiết hàng tuần dựa theo chương trình hàng tháng, chương trình này nhằm mục đích chi tiết hóa từng đề mục cần thực hiện trong tuần để có bước chuẩn bị đầy đủ hầu hổ trợ cho đề mục sẽ thực hiện.
Ví dụ : Chương trình tuần lễ thứ 2 (16.02.2000) của Đệ I/TCN năm 2000
( Hình 3 )
Nhằm giúp cho Huynh trưởng cầm Đoàn kiểm tra chặt chẻ công việc thực hiện chương trình cũng như kết quả học tập còn phải thực hiện :
Sổ học tập gồm các phần : (Ghi theo trình tự thời gian của Chương trình tu học)
- Phần tu học (theo từng bậc) :
– Môn học + Thời gian học + Đề tài đã hướng dẫn +
Trợ huấn cụ cần có + Những đề tài chưa thực hiện được trong chương trình.
- Phần sinh hoạt :
– Đánh giá kết quả thực hiện
– Hướng triển khai tiếp theo.
- Phần chuẩn bị :
– Soạn bài
– Lên kế hoạch
III. KẾT LUẬN :
Như phần dẫn nhập đã đề cập trách nhiệm chính yếu của người Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam là phải thực hiện được mục đích của tổ chức đã đề ra, mà muốn thực hiện được mục đích chính yếu ấy là cần phải biết vạch một chương trình sinh hoạt mà trong đó phải bao gồm đủ các mặt từ TỈNH đến ĐỘNG, từ chương trình tu học đã được tổ chức ấn định , đến việc thực hiện các dự án nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại, còn phải truyền vào trong chương trình dòng máu nóng đầy nhiệt huyết và tình thương bao la không vị kỷ qua những câu chuyện dưới cờ, những buổi phụ khóa , những lần sinh hoạt dã ngoại, nhưng buổi tiếp xúc vui chơi… cho nên người Huynh trưởng phải chuẩn bị cho mình một hành trang thật đầy đủ, một lòng kiên trì nhẫn nại để theo dỏi từng bước chân đi, từng lời nói của đàn em, từng tánh xấu cũng như tốt của các em trước khi dự thảo thực hiện vạch chương trình sinh hoạt. Hãy tự mình xắn tay áo lên để nhận lãnh, tương lai của tổ chức Gia Đình Phật Tử ViệtNamđang đặt vào tay các Anh, Chị đó.