( Tài liệu Huấn Luyện Đội Chúng Trưởng – Anoma NiLiên
do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam ấn hành )
I. KHÁI NIỆM VẾ PHƯƠNG HƯỚNG :
Để xác định vị tri của một điểm trên mặt đất đối với quan sát viên, cần phải biết rõ điểm ấy ở trên phương nào đôì với mình. Để đáp ứng nhu cầu trên người ta quy định chia mặt phẳng chân trời ra làm nhiều phương phân biệt trong đó có 4 phương chính. Phương mặt trời mọc gọi là ĐÔNG (E), sau lưng của quau sát viên hướng mặt về Đông là TÂY (W), phương bên phải là NAM (S) và bên trái của quan sát viên là Bắc (N).
N : Bắc NE: Đông Bắc
S : Nam SE: Đông Nam
E : Đông NO : NW: Tây Bắc
O : W : Tây SO : SW : Tây Nam
Trên thực tế, chứng ta còn dùng những la bàn do Âu Mỹ chế tạo và sau đây chúng ta cần thông suốt những mẫu tự Pháp Anh dùng chỉ phương hướng
Nord : Bắc Sud : Nam
Est : Đông West: Tây
Ngoài ra trên thực tế người ta còn dùng bốn phương phụ nữa đó là :
NE : Đông Bắc NW : Tây Bắc
SE : Đông Nam SW : Tâỵ Nam
Vậy muốn xác định một điểm nào đó trên mặt đất diều cần nhất là ta phải biết rõ phương hướng. Có nhiều phương pháp xác định phương hướng như mặt trời, la bàn, đồng hồ…
II. CÁCH TÌM PHƯƠNG HƯỚNG :
Bằng những dụng cụ thông thường, những kinh nghiệm thực tế như trực giác chúng ta thử tìm phương hướng bằng vài phương pháp :
1. Tìm phương hương bằng kinh nghiêm đia phương :
Cách đơn giản nhất là dùng kinh nghiệm và dựa theo phong tục của địạ phương để tìm phương hướng :
+ Biển Việt Nam ( từ Bắc đến Cà Mau ) đều nằm về hướng Đông.
+ Nhà cửa ỗ vùng quê Việt Nam phân nhiều hướng về hướng Đông Nam. Những nhà cửa, khá giả, có vườn đều làm theo hưởng ấy.
+ Tất cả bà mẹ Việt Nam ở vùng quê đều biết phương nào là Đông, phương nào là Nam để hướng bàn thờ, cúng mỗi đêm Sóc, Vọng…
2. Tìm phương bằng măt trời :
Thông thường nhất mặt trời mọc phương Đông lúc 6 giờ sáng, xế ở phương Nam lúc 12 giờ trưa, lặn 18 giờ về phương Tây.
Đúng ra, đó là vị trí mặt trời mọc vào những ngày xuân phân và thu phân (21.3 và 23.9).
Mùa xuân và mùa hạ mặt trời mọc ở khoảng phương Đông Bắc lặn ở Tây Bắc. Mùa thu và đông mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam.
3. Tìm phương hướng băng đồng hồ :
Mặt đồng hồ đeo tay nằm ngang thăng bằng, Kim ngắn quay về hướng mặt trời, muốn cho đúng ta lấy một que nhỏ cắm thẳng đứng và để đồng hồ thế nào cho kim chỉ giờ trùng với bóng của que nhỏ, và mũi hướng về phía mặt trời.
Nếu tìm phương hướng vào buổi chiều, thì phân giác góc tạo bởi hướng 12 giờ đến kim ngắn chỉ hướng Nam.
Thí du : Lúc 16 giờ, phương Nam là hướng của 14 giờ. Nếu tìm lúc buổi sáng thì phân giác góc tạo bởi 12 giờ đến hướng mặt trời chỉ hướng Bắc. Thí dụ : Lúc 8 giờ phương Bắc ở 5 giờ.
4. Tìm phương hướng bằng mặt trăng :
Âm lịch mỗi tháng chia làm 3 tuần, thượng tuần từ 1 đến 10, trung tuần từ 10 đến 20 và hạ tuần từ 20 đến hết tháng. Thượng tuần còn gọi là tuần trăng lưỡi liềm, Trung tuần là tuần trăng tròn. Hạ tuần là tuần trăng khuyết. Đêm Rằm trăng tròn, đêm mồng một không có trăng hay trăng non.
Chu kỳ của mặt trăng chỉ có 28 ngày cho nên trăng lưỡi liềm 1/4 ở và đêm Mồng Tám; Trăng khuyết 1/4 rơi vào ngày 22, và 29 thì không có trăng.
Để khỏi nhầm lẫn ta cần nhớ kỹ quy tắc 3 chữ T sau đây : T:T:T có nghĩa là “ Thượng tròn trăng ”, Trăng thượng tuần bề tròn hướng về phía Tây và ngược lại.
5. Tìm phương hướng bằng sao :
Một ngôi sao trong hệ thống tinh tú không sáng lắm, không xê dịch ( nằm trên trục quay của trái đất ) và tất cả sao khác đều quay xung quanh nó BẮC ĐẨU.
Bắc Đẩu là ngôi sao đuôi của Tiểu Hùng Tinh, một nhóm sao ở Bắc cực. Tìm sao này nhờ nhiều chòm sao khác.
+ Kéo dài đoạn AB của Đại Hùng Tinh thêm 5 đoạn, cuối đoạn thứ 5 sẽ gặp sao Bắc Đẩu.
+ Mùa không nhận ra Đạí Hùng Tinh, tìm sao hiệp sĩ hay sao cầy ( Orion ) Kéo dài đường thẳng từ kiếm của HIỆP sỉ lên phía đầu là hướng của BĂC ĐẨU.
Ngoài ra,ta cũng nhờ chòm sao NAM TÀO để định hướng Nam.
6. Tìm phương hướng bằng dòng nước :
Lạc vào một rừng không tìm ra đường được thì cứ theo dòng nước sẽ về đồng bằng.
7. Tìm phương hướng bằng rêu :
Khi ở trong rừng rậm không có bóng mặt trời, không có la bàn thì ta nhìn vào những thân cây, những tảng đá phía nào có rêu nhiều là phương Bắc.
8. Tìm phương hướng bằng địa bàn :
Mọi cách tìm phương hướng đều dùng được nhưng khí muốn định thật đúng một hướng đi không gì tốt bằng địa bàn.
MÔ TẢ :
Một địa bàn thô sơ nhất đều có :
+ Một bộ phân chính là kim nam châm đặt trên một trục để tạo chuyển động xoay trên mặt nằm ngang. Kim này luôn luôn chỉ hướng Bắc, theo hướng có sơn lân tinh.
+ Hướng Bắc tùy theo vị trí trên địa cầu lệch ra ngoài hướng Bắc địa dư nhiều hay ít hoặc bên phải hoặc bên trái ( gọi là lệch Tây hay lệch Đông ) bởi ảnh hưởng của từ trường.
+ Bộ phận thứ hai là khung địa bàn thường bằng nhựa, trên đó người ta khắc 360°, hay 400 grad.
+ Bộ phận định hướng là một khung quay thường bằng một hợp chất không có từ tính, có mũi tên quay trên mặt phẳng ngang không làm xê dịch kim.
TÌM PHƯƠNG BẮC BẰNG ĐỊA BÀN
Muốn tìm phương Bắc đúng của quả đất phải biết độ lệch của kim nam chân tại vùng mình ở ( có ghi trong các bản đồ ).
Đặt địa bàn thăng bằng ngang, xoay kim địa bàn cho kim chỉ đúng vào chữ N. Quanh người cho kim chì sang độ lệch phương N chỉ là phượng Bắc đúng.
Thí dụ: Tại Thụy Sĩ độ lệch là 3° Tây. Đặt trên địa bàn nằm ngang, quay khung cho N nằm đúng với đầu sơn lân tinh của kim nam châm. Quay người cho kim chỉ số 357 ( 360 – 3 = 357 ) phương Bắc đúng là phương của N.
Tại Việt Nam độ lệch này chỉ hơn 1° nên Bắc địa dư và Bắc nam châm kể như trùng nhau và khi quay cho kim chỉ vào N. N là Bắc địa dư.
Lưu ý : Lúc dùng địa bản phải tránh xa các đồ vật bằng sắt hay có dây dẫn điện.
III. KẾT LUẬN :
Phương hướng là một trong những môn học rất cần thiết của những đoàn thể thanh niên, nên người Đội Chúng trưởng phải biết rõ những phương pháp tối thiểu khả dĩ hướng dẫn Đội tập tìm phương hướng trong những cuộc trại, thám du… Sự luyện tập sẽ làm cho chúng ta phát triển khả năng nhận xét, luận lý, ký ức, sáng kiến. Hơn nữa biết tìm phương hướng thì trong những cuộc đi chơi núi, rừng dù đường có khúc khuỷu đến đâu chăng nữa, dù có tiến sâu vào miền hoang vu, chúng ta không còn lo lạc đường về.