MỘT ĐÊM TƯỞNG NIỆM

3694230157_ddc45cf245_o
Tôi mơ ước có một đêm tưởng niệm, những người thầy, người anh, người chị đã ra đi. Nhất là trong tổ chức áo Lam, bước chân trần, chiếc mũ tứ ân, lặng lẽ quá, không kiêu sa gì cả, vô cùng dung dị giữa cuộc đời bỉ thử thị phi.
Tôi nhớ Anh Nguyên Phương Hoàng Trọng Cang, không phải thời huy hoàng anh làm Thị Trưởng mà tác giả bài ca “Cậu bé bán bánh mì” hay bài ca “Dòng A Nô Ma” ấy, một thưở ấu thơ, tôi đã đắm say. Vượt qua sông mê là đến bờ giác ngộ, hỏi thử hoàng bào gươm báu kẻ hầu ngựa trung còn giữ để làm gì? Anh yêu mẹ hiền không khác Mục Kiền Liên ngày xưa ấy, anh yêu con đường chiều nắng đổ, anh yêu âm thanh lốc cốc chiếc xe thổ mộ, anh nhắc nhở Lam viên tình yêu thương kết đoàn là suối nguồn hạnh phúc mà viết bài CHIM BỐN PHƯƠNG…
Tôi nhớ anh Tâm Bản Nguyễn Đình Luyện, sáng tác không tách rời nội điển, viết nhạc không cần đàn, nhạc cụ mà ký xuất âm thanh từ mạch nguồn trái tim. Đời một người Huynh Trưởng, xuất sanh từ những trại trường, nào dễ gì quên được “BÀI CA CUỐI LỬA – ĐÊM GIÃ TỪ”. Anh là người cầm còi đa tài cùng một thời Tâm Kiễm Bạch Hoa Mai và cây cọ đã làm nên lịch sữ, lại là một giáo viên Lý Hóa được học trò xưng tán ngợi ca.
Làm sao quên anh Quảng Hội Lê Cao Phan, người ở trước sân chùa Từ Đàm lịch sử viết bài ca “PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT” mà chúc mừng ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM thành công. Tổng Hội Phật Giáo ra đời từ đấy (1951) để cứu nguy đạo pháp trong Pháp nạn 1963. Anh ươm mầm cho sinh hoạt tinh thần bằng un đúc cuộc đời làm trưởng qua trại ca Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang. Nói đến GIÁO DỤC SINH HOẠT thì phải vui ca. Lam viên ai không nhớ: “MỘT CHÚ CHUỘC ĂN CẮP TRỨNG GÀ” hoặc giả là “CỞI NGỰA TÀU CAU”. Nén tượng vẽ tranh, dịch thơ, biên khảo, rõ ràng là một bậc tài hoa…
Một Bữu Ấn với Giác Hoàng còn đó, đoàn kinh nhạc du ca làm tinh thần đạo Phật nở hoa. Anh khuyến khích Lam Viên “ĐỪNG BỎ CUỘC”. Hãy tự thắp sáng mình bằng “NGỌN ĐUỐC TÂM MINH”. Tiếc thương thay kẻ tài hoa còn thiếu người tri kỷ, lại gặp thời vận bỉ không có người cộng sự xứng tầm nên cũng đành bó tay. Căn nhà anh lưu lại biết bao tình thân ái. Giọng ca vàng con anh còn e ấp trong nhiều trái tim Lam…
Một Nguyên Truyền không để con tim ngủ yên, đem hết tâm can phổ nhạc thơ sư ông Nhất Hạnh đi vào khắp thôn làng. Quà của HIẾU VÀ THƯỜNG đi vào thôn làng xa cùng tiếng nhạc vào tận nhà người cùng khổ, biết lắng nghe và thầu hiểu là chia sẻ được bao điều trong TIẾP HIỆN truyền trao. Rồi từ đó tiếng tăm sư ông trong thôn làng nổi lên như cồn và anh thì nằm xuống cơ hàn và từ từ ra đi. Giọng hát Nguyên Truyền dịu ngọt. Cây cọ và bàn tay Đâu La Nguyên Truyền đã đi vào thiên thu.
Cho tôi xin đa tạ còn biết bao người đã khuất rất mực tài năng mà tôi chưa từng biết mặt quen tên nên không thể đề cập đến. Một lần nữa tôi xin tạ tội thiếu sót nầy. Tiếc thương lắm thay./.
(THỊ NGUYÊN)

Bài khác nên xem

Nhạc Karaoke: Đạo Vàng – Tác giả: Vô Danh – Ký âm Đức Quảng

ducquang

THẤY VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY

nhuanphap

Hình ảnh: BHD GĐPT BÌNH ĐỊNH Kính Viếng Giác Linh Cố Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Thiện hạ Nhơn

phuocthanh