(Xã luận) Một góc nhìn

campuchia

Có một lần tôi đi thăm xứ chùa Tháp được nghe người hướng dẫn viên du lịch thuyết minh rằng. Đất nước chùa Tháp chúng tôi nghèo dù cho rằng thủ đô Nam Vang cửa ngõ giao thương Quốc tế thì nơi nào cũng vậy, bài bạc, hút xách, đĩ điếm, lường gạt móc túi, thứ chi cũng có. Nói rõ Sài Gòn lớn, văn minh giàu đẹp; ở đây nhỏ hơn nhưng cái gì cũng có, quý vị phải đề phòng. Ngân sách nguồn thu của đất nước tôi đa phần tại thủ đô này. Đây là một thành phố đa văn hóa, không nói lên được gì về bản sắc dân tộc chúng tôi. Bởi lẽ kiều dân nơi đây nhiều hơn người bản địa. Khi rời thủ đô chúng tôi tiến về các thành phố kế tiếp, anh tiếp tục thuyết minh: Đường giao thông ở đất nước chúng tôi rất nhỏ nhưng rất ít tai nạn bởi cuộc sống của dân tộc chúng tôi không có gì phải hối hả. Ngược lại cũng không lãng phí thời gian ở các quán nhậu, quán cà phê. Kẻ trung lưu đều có xe hơi. Xe ở xứ chúng tôi rất rẻ. Kẻ nghèo thì không có nhu cầu tham gia giao thông trên những lộ trình dài. Ngoài thời gian lao động người ta dành thời gian chăm sóc cho nhau trong gia đình. Lương thực thực phẩm ở đây quá rẻ vì tự cung tự cấp. Có thể nói chính quyền nhân dân chúng tôi ít khi nghĩ đến xuất khẩu. Đất nước chúng tôi có trên 85.000km2, phần lớn là đồng bằng màu mở. Dân số không quá 12 triệu. Canh tác một năm cần mẫn có thể sống đến ba năm. Gia súc gia cầm người ta thả cho chúng rong chơi mà không sợ mất cắp. Người dân chúng tôi chỉ quan tâm đến hai điều, đó là nếp sống tâm linh và nghĩa vụ đối với Hoàng gia. Hoàng gia chúng tôi sống bằng thu thuế đất. Chúng tôi quan niệm đất đai là sở hữu của Hoàng gia. Hoàng gia lấy thuế đất rất rẻ. Thế nhưng Hoàng gia rất thương dân chúng. Đất nước chúng tôi nghèo nhưng không có ai chết vì đói vì rét cả. Hoàng gia không sống bằng đồng lương hay trợ cấp của chính phủ. Ngược lại người đi đầu trong công tác cứu tế xã hội khi nào cũng là Hoàng gia.

Điều thứ hai chúng tôi quan tâm là cuộc sống tâm linh. Quý vị sẽ thấy làng nào cũng có chùa. Đất nước Việt Nam có câu rằng: MÁI CHÙA CHE CHỞ HỒN DÂN TỘC, NẾP SỐNG MUÔN ĐỜI CỦA TỔ TIÊN. Có lẽ câu này áp dụng cho xã hội chúng tôi thì đúng hơn. Nhìn mái chùa quý vị biết làng ấy giàu nghèo thế nào. Bởi dân chúng cho rằng nghĩa vụ đối với Tam bảo là vô cùng thiêng liêng. Con trai lớn lên đúng 15 tuổi là vào chùa thực tập nếp sống xuất gia, sống hạnh thanh bần mà ngày đêm lo học đạo, xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo. Còn con gái thì cưới chồng. Chồng là người cô ấy yêu tuyệt nhiên không cần giàu có. Bởi người con trai sang nhà vợ bằng đôi bàn tay không và lấy sức mình phục vụ nhà vợ trong thời gian thử thách. Người con gái Việt Nam chỉ cho con bú năm bảy tháng một năm. Người con gái Campuchia cho con bú cũng vậy nhưng kèm theo là cho chồng bú cả đời (?).

Về đất nước chúng tôi, chúng tôi không khoe khoang nhưng trước đây chưa đầy một ngàn năm phía Bắc giáp Tàu, phía đông giáp Dồ Man, phía Tây giáp Ấn Độ, phía Nam giáp biển. Dân số lúc đó không quá nửa triệu người. Thế mà chúng tôi xây nỗi Angkor Watt chu vi hơn  hai cây số, chỗ cao nhất 69 mét tương đương căn nhà 17 tầng, không có một tất thép hay cement. Hoàn toàn bằng đá tảng, mỗi tảng đá nặng khoảng hơn một tấn rưỡi được xếp chồng lên nhau và chạm khắc rất công phu, mô tả toàn bộ việc xây dựng niềm tin, nếp sống và nền văn minh sử bản địa. Lịch sử ghi chép lại, công nhân hiện có mặt trên công trường là 85 ngàn người xây trong 37 năm. Ngày nay các kỹ sư kỳ vĩ tính cũng không ra hệ thống thoát nước khu liên hợp đền đài phức tạp này.

Đất nước người ta nghèo nhưng buôn bán lịch sự nhả nhặn, không chèo kéo, không ăn uống xả rác bừa bải nơi công cộng dù nơi đó không người kiểm soát. So sánh với các di tích của ta rõ thật quá nhếch nhác.

Người hướng dẫn thông báo đất nước chúng tôi đồng tiền nào cũng dùng và tỷ xuất trao đổi du khách đều hài lòng. Anh hướng dẫn ân cần nhắc nhở ở làng thôn chúng tôi người dân rất thật thà và rất ghét kẻ gian tham. Giả dụ quý vị đánh rơi tiền bạc, không có tiền về quý vị an tâm. Quý vị chỉ đi xin trên một đoạn ngắn là dư tiền tàu xe. Bởi làng thôn ở đây không ai phải ăn xin cả. Đất nước chúng tôi không sản xuất điện. Điện ở đây hoàn toàn mua ở nước ngoài nên khá đắt đỏ. Quý vị sẽ thấy ti vi và các loại dụng cụ gia dụng điện, dân đất nước chúng tôi dường như ít có nhu cầu. Do đó ngoài thủ đô quý vị ít thấy cửa hàng điện tử.

Tinh thần BÌNH ĐẲNG và TỰ DO là hai điều chúng tôi khao khát và tuyệt đối tôn trọng vì đức Phật đã dạy như vậy. Do vậy trong những ngày du lịch trên đất nước chúng tôi quý vị hoàn toàn an tâm và thoải mái vì lực lượng an ninh công an chẳng bao giờ sách nhiễu quý vị và họ sẽ xuất hiện khi quý vị cần. Xe bán thực phẩm hàng rong khi nào cũng lãnh thêm nhiệm vụ thu gom rác. Khi dung thừa và rác rến quý vị vui lòng bỏ rác vào thùng, đất nước chúng tôi rất cảm ơn.

Phật giáo ở Campuchia là Phật giáo nguyên thủy. Nhà chùa thường thông báo lịch khất thực của quý thầy theo những lộ trình ngắn trong làng. Dân chúng biết để chuẩn bị. Cơm để riêng, thức ăn từng món bỏ vào từng bịch riêng. Khi về chùa các thầy phân loại thức ăn thích hợp mới qua đường chung. Thức ăn dân chúng dùng thế nào, quý thầy dùng thế đó không phân biệt chay mặn gì cả.

Khi đi thăm Angkor Watt hay Angkor Thom, người hướng dẫn viên buồn buồn mô tả: Nếu lấy dân chúng làm công nhân thì còn đâu người để canh tác và điều hành quốc gia? Do đó phải cất quân chinh phạt các nước láng giềng bắt tù binh về làm công nhân. Do đó cái quả dân tộc tôi phải gánh chịu. Phàm thiên hạ hay trách người, nhưng ít khi nào tự trách mình. Do vậy dân tộc chúng tôi nghèo nhưng an lạc. Đặc biệt quý vị thấy ngoài thủ đô các tỉnh thành khác không có đầu tư khu công nghiệp hay khu chế xuất, ở đâu quý vị cũng thấy tính chất tiêu sơ hiền hòa, có tính hoang giả liêu trai nhưng ngọt ngào lắng đọng tâm tư, người có một tấm lòng thấy cần phải trân quý.

Khởi đầu một ngày mới, người hướng dẫn viên của công ty King York lại lịch sự kính chào và thăm hỏi với sự quả quyết là các vị có một giấc ngủ ngon. Chúng tôi đến Biển Hồ. Quả đây là một ĐẠI TƯỚC của dân tộc Campuchia. Người hướng dẫn viên xin lỗi được trình bày. Việt kiều ở bất cứ quốc gia nào cũng có nếp sống và trình độ trên trung bình so với người dân bản địa nhưng tại Biển Hồ này, Việt kiều thuộc loại nghèo nhất thế giới, thảm hại nhất thế giới. Họ là những con người không được thừa nhận trong thế giới con người. Họ là những con người vong thân ngay trên cả thế giới này. Họ không có bất kỳ một thứ giấy tùy thân nào, nói chi đến quốc tịch. Do vậy còn nhỏ thì không được học hành. Lớn lên không thể là nông dân hay công nhân. Do vậy hết đời này đến đời khác chỉ biết bắt ốc hái rau, đi câu kéo lưới loại cá nhân, sống không nhà không cửa ngoài con thuyền bé tí như quý vị thấy. Chính quyền nước tôi muốn cho vào quốc tịch nhưng sứ quán quý vị không bằng lòng xác minh. Có một dạo quý vị đưa họ về Việt Nam nhưng rồi đất nước Việt Nam cũng không cấp hộ khẩu, họ cũng tiếp tục làm thuê làm mướn không cải thiện được cuộc sống, cuối cùng họ lại trở lại nơi này. Rõ thật chúng tôi mắt thấy những mảnh đời bất hạnh ấy.

Tôi đặt tên cho bài viết thuộc loại xã luận, nhưng không bình không luận, tiếp nhận sự kiện như là những gợi ý tiêu biểu nghiệm biết để mình phải nghĩ gì, tư duy ra sao và hành hoạt như thế nào trong đời thường, như là để trả bốn ân nặng trong cuộc đời làm người của chúng ta.

Trân trọng.

THỊ NGUYÊN

Bài khác nên xem

Nói với người xuất gia trẻ – Thích Nhật Hạnh

phuocthanh

[Video Clip] Thư chúc tết Ất Mùi của Hòa Thượng Thượng Thủ Hội Đồng Chứng Minh GĐPT Việt Nam

Người Áo Lam

BHD GĐPT Ninh Thuận tổ chức Chu niên lần thứ 66