Viết Về Nhạc Phẩm Đêm Mầu Nhiệm – Đức Quảng

Taj mm

Năm 1972 tôi có trong tay tuyển tập Thi – Nhạc – Họa mừng Phật đản, trong đó có những bài thơ bất hủ của thầy Nhất Hạnh, nhất là bài thơ Đêm Cầu Nguyện diễn bày tâm trạng dưới góc nhìn của một “Nghệ sĩ lớn” thời đó,
Nền thi ca của thời cổ đại và thời kỳ phục hưng rất trân quý những thể loại này. Khi thi sĩ viết xong một bài thơ và diễn bày tâm trạng trong sự hòa điệu của đàn sáo ứng theo. Ngày đó mới 14 tuổi tôi đã “Rợn người” khi đọc được những dòng thơ ca của thầy.
Tôi vốn có năng khiếu làm thơ từ bước lên trung học, trong lớp còn lập một hội thơ do thầy dạy văn khởi xướng, và tôi lúc nào cũng được thầy khen ngợi hay cộng thêm điểm vì những ý tưởng mới lạ và giỏi việc “Thi vị hóa” trong thơ. Nhưng từ khi đọc được những vần thơ thầy Nhất Hạnh, tôi cảm thấy mình quá bé nhỏ, quá tầm thường như một hạt bụi bám trên một dãy núi cao. Từ đó tuy hồn thơ có thể dạt dào nhưng viết ra thì thấy nó thô thiển, không rộng sâu, hàm ý thì chật hẹp nên không nuôi ý định trở thành nhà thơ nữa.
Thí dụ như thầy diễn tả trong Đêm Cầu Nguyện:
Đêm nay,
Từ cung trời Đâu Suất nhìn về
Chư Thiên thấy địa cầu quê hương tôi
Bừng sáng
Sáng hơn muôn triệu vì sao sáng
………….
Thay vì ngâm thơ tôi đã hát thành nhạc các câu này và… “Bí”. Tôi làm sao biết cung trời Đâu Suất như thế nào và tại sao ý nguyện nhất sanh bổ xứ của bồ tát Hộ Minh trong thời khắc đó lại chọn địa cầu này!
Cho đến năm 2002 tôi bị suy tim nặng phải điều trị cả năm trời, ban ngày ngồi đó nhắm mắt thì nghe tiếng lào xào như họp chợ, mở mắt thì thấy bóng người đi lại yên ắng như “Hồn ma” – Thời đó chiến sự Afghanistan đang xảy ra. Do sát nghiệp sâu dày liên tục, chiến tranh sẽ chẳng bao giờ chấm dứt cho đến khi địa cầu này bị hủy diệt. Trong mơ màng tôi viết tiếp bài thơ năm xưa dỡ dang:

“Địa cầu quê hương tôi, Địa cầu quê hương tôi bừng sáng!”
Tôi thích lập lại 2 lần địa cầu quê hương tôi để nói với tôi rằng Tôi yêu cuộc sống này như thế nào, yêu quê hương tôi nằm trong địa cầu này như thế nào!
Và nếu như khi tôi chết đi thì bài thơ này đã được dệt thành nhạc để nói với đàn em lời khuyên nhủ: “Cho suối tình thương chảy trên vạn lòng tha thiết – Để loài người học tiếng nói chân như”
Bài thơ này có 2 phần, Tôi làm thành 2 bài ca – Bài thứ nhất tôi đặt tên là Đêm Nhiệm Mầu, Nhiệm mầu vì tâm trạng trước khi “Chết” tôi đã nhìn ra ý “Sống”.
Tháng 11/2004, chưa chết. Tôi và Mai Quynh may mắn được tham dự Lễ hội hành hương Ấn Độ của Gia Đình Phật Tử Việt Nam Trên Thế Giới cùng với 115 người huynh trưởng áo lam. Dem nhiem mau 4z
Tại Bồ Đề Đạo Tràng nghe âm vang tiếng niệm của dàn ca: “Buddham Saranam Gacchami – Dharma Saranam Gacchami – Sangha Saranam Gacchami” – Con về nương tựa Phật – con về nương tựa Pháp – con về nương tựa Tăng ; giọng trầm thì rung đất, giọng cao thì vút mây nghe như tiếng chư thiên, tiếng của 1.250 vị La Hán đang tán dương đức Phật.
Tôi xin mạn phép ghép vào điệu múa chư thiên cung tiễn Hộ Minh bồ tát lên đài hóa sinh giáng phàm tế độ sinh linh muôn loại.
Vô vàn cảm tạ và tri ân.
Đức Quảng
Nghe nhạc……http://nhacgdpt.com/bai-hat/Dem-Mau-Nhiem/EZEF9ZC.html

Bài khác nên xem

Thắng Cảnh Cố Đô: Chùa Thiên Mụ

phuocthanh

Phàm làm việc gì phải xét hậu quả

phuocthanh

Thuốc nam: Lá Tía tô

phuocthanh