Triết lý cây tre

1265

(Bài viết dành cho các em Oanh Vũ và ngành Thiếu)

Thị Nguyên

Các em thân mến!

Đã kinh qua mấy ngàn năm, dân tộc ta với hơn 80% dân số sống bắng nghề nông, quần cư theo đơn vị làng xã. Để chống chọi với thiên nhiên bão lũ, với trộm cướp đạo tặc, với thú dữ người ta dùng cây tre làm rào dậu quanh vườn và quanh làng. Thân phận cây tre và thân phận con người gắn bó nhau từ thưở sơ sanh đến tuổi bạc đầu và còn theo tiển con người về thế giới bên kia.

Các em thận yêu, sống theo nông nghiệp xưa, kinh tế thu nhập kém, cuộc sống khá vất vã. Nhà ở thường làm bằng tre, từ cột kèo đòn tay vách cửa giường chỏng, cái nôi em bé nằm cũng bằng tre. Cái nón đội trên đầu, đôi guốc mang dưới chân, cái rổ cái rá, cái tủ cái bàn, cái rế cái nong cái nia, cán cuốc cán rựa cán vồ, cái gàu tát nước, cái nó cái lờ, cái nơm cái nhũi thảy cả đều làm bắng tre. Khi chết được liệm vào cái hòm cột chặt lại cũng bằng tre. (Người nông dân không dùng đinh đóng như ngày nay vì kim khắc mộc hồn người chết vĩnh viễn không ra khỏi hòm về thăm con cháu được).

Cành nhánh của cây tre rất nhỏ so với thân cây, có điều đan xen nhau bảo vệ nhau chằn chịt, loài thú chui qua đã khó huống chi là người. Ví thế bão lụt cây tre che chở cho dân làng. Giặc giả trộm cắp thì cây tre là hào luỹ chở che để dân làng chiến đấu. Bình thường lối đi trong làng có bong tre che phủ rợp mát, người lớn trẻ con đều có thể thư giãn rong chơi mặc tình không chướng ngại. Cành tre, lá tre, gốc tre lại cung cấp cho dân làng nguồn nguyên liệu chất đốt dồi dào không tốn kém.

Thân cây tre thẳng có từng long đốt cân xứng theo quá trình tăng trưởng. Cây tre vươn lên cao, cành nhánh đan xen thứ lớp nhưng đặc biệt chở che cho các thế hệ con cháu vững vàng trưởng thành không gãy đổ và cũng không làm chướng ngại sự trưởng thành của các lớp cháu con. Cây tre vươn thẳng lên nhưng cái ngọn cây tre từ khi trưởng thành đến khi già chết khi nào cũng ngó xuống, cũng nhìn lại thân phận mình, bà con mình. Nên đến khi chết cây tre không có điều gì ân hận tiếc nuối nên vẫn ngạo nghễ đứng thẳng.

Trong trường hợp không thể chống chọi cùng thiên nhiên bão tố, cả bụi trẻ, cả hàng tre, đều trốc gốc nghĩa là đồng chết tập thể chứ không chết từng cây. Cái yếu tố đoàn kết đồng cam cộng khổ nó ảnh hiện trước mắt con người như là một bài học đạo đức giàu tính hiện thực nhân bản, nhân văn. Bởi vậy nhân dân ta thường dùng thân cây tre làm đủa đưa thức ăn vào miệng nuôi dưỡng sự sống. Như là một thông điệp của các thế hệ trên trước gởi lại cho tuổi thơ hãy trân trọng và nuôi dưỡng cuộc sống bằng những tư duy trong sáng, bằng hành động thẳng ngay mới xứng đáng thọ nhận thức ăn nầy.

Trong chiến tranh, bom đạn đã cày xới quê hương ta. Lũy tre làng cũng không tránh khỏi tai họa. Nhưng có cây tre nào chết cũng chết đứng trong vòng tay ngạo nghễ của các thế hệ cha mẹ anh em và bè bạn.

Các em thân yêu! Chúng ta là dân Việt Nam, đã bao đời sống gắn liền với cây tre, hãy như cây tre, gắn bó trọn đời, không chia rẻ, không xúc phạm, không lăng nhục, không bóc lột, không phản bội, không phân biệt, yêu thương kính trọng nhau. Thì em ơi! Mỗi hơi thở, mỗi bước chân sẽ nở hoa nhân cách phẩm hạnh, cuộc đời sẽ hạnh lạc và hạnh phúc biết bao. Thân ái cùng các em.

(THỊ NGUYÊN)

Bài khác nên xem

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu

phuocthanh

Nhớ Anh (Cố Htr Quang Năng – Nguyễn Hữu Thạnh)

Áo Lam

Về: Bài thơ ” Mất Mẹ” của Xuân Tâm

ducquang