Tài Liệu: Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam mất gì khi phá sản tinh hoa của Gia Đình Phật Tử Việt Nam(phần I) của Luật Gia Đức Dũng

Kể từ hôm nay NH – PVHT xin được phép đăng tải tài liệu: “PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM MẤT GÌ KHI PHÁ SẢN TINH HOA CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM” do Luật Gia Đức Dũng viết

 Kính thưa Luật Gia Đức Dũng! Với tấm lòng ưu ái và quan tâm sâu sắc, Luật Gia đã dành trọn thời gian rất lớn tìm hiểu – nghiên cứu tường tận sứ mệnh GĐPTVN để hình thành tiểu luận. Chân thành kính xin Luật Gia cho phép chúng tôi được đăng tải trọn bộ đề tài này. Trân trọng cám ơn Luật Gia Đức Dũng rất nhiều. Kính chúc quí thể khinh an – thành đạt như ý!

Nguyên Hoàng PHAN VĂN HUY TÂM

PHẦN THỨ NHẤT

GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

 I.    DẪN NHẬP:

Ngày xưa khi nhà hiền triết Socrate đã hỏi một chàng thanh niên về các nơi dạy nghề như may áo, đóng giày, làm mũ nón… Nhà hiền triết đã được chàng thanh niên trả lời một cách rành rẽ. Nhưng, đến khi nhà hiền triết hỏi anh ta rằng “Anh có biết ở đâu dạy làm người không?” Bấy giờ anh thanh niên hết sức lúng túng, ngơ ngác và không biết chỉ ở nơi nào.

Thật vậy – làm người, thì ở trong đời có rất nhiều người, nhưng làm người mà có sự hiểu biết đích xác về con người, và sống cho có hồn người, mới là chuyện khó. Con người sinh ra trước hết là để làm người, chứ không phải để làm gì khác. Thế mà ở trong đời có rất nhiều người đã quên điều đó – và ở trong xã hội những nhà trường dạy cho con người làm người quá hiếm hoi – không những vậy, có những nhà trường đã biến con người trở thành cái máy. Suy tư, viết lách, sáng tác, nhận xét đều như cái máy chứ không phải như con người đích thực.

Ở trên đời này có nhiều người đã không chấp nhận sự có mặt của mình, hoặc không chấp nhận sự có mặt của người khác. Nếu không chấp nhận sự có mặt của mình, tức là tự mình đánh mất ý thức tự chủ, ý thức tự giác. Người đó sống cuộc sống không có tự do, sống miễn cưỡng, nô lệ cho người khác, và cuộc sống đối với họ thật nhạt nhẽo – không ý nghĩa, điều này sẽ dẫn đến hậu quả không làm chủ được cuộc đời mình, dễ tìm vui và tìm quên trong rượu chè, ma túy… Sau những cuộc vui đó, cuộc sống đối với họ đã nặng nề lại nặng nề hơn – đã chán ngán lại chán ngán hơn. Và loại người thứ hai không chấp nhận sự có mặt của người khác, tức là đánh mất ý thức sống cùng và sống với ý thức giác tha. Đánh mất ý thức sống cùng và sống với ý thức giác tha, thì con người sẽ lạc loài, cuộc sống dẫy đầy những tâm lý mặc cảm và cô đơn.

Một khía cạnh khác thuộc bản chất của con người là sự tôn vinh mình, coi mình là trung tâm điểm của vũ trụ, muốn ôm tất cả vũ trụ vào lòng, muốn chiếm hữu tất cả vật chất, yêu thích sự ca tụng, thù hằn sự chê bai. Cái ấy Đạo Phật gọi là bản ngã và vì có bản ngã nên khi được thì vui cười, mất thì đau khổ, thắng lợi thì hả hê, thất bại thì u sầu. Mà bản chất của cuộc sống này là mong manh không trọn vẹn. Hễ có hợp sẽ có tan, có thành có hủy. Hễ ngay thẳng thì chống đối – tôn quý chê bai, có làm thì có sót, giỏi thì mưu lật, dở thì khinh khi. Con người quên đi thực tế đó, cả cuộc sống luôn tìm cách vun bồi thỏa mãn bản ngã của mình. Mà nơi nào có ý niệm về ngã thì nơi ấy có sự mắt kẹt, nơi đó có sự ích kỷ, hẹp hòi, ngu dốt hờn giận và hiển nhiên nơi đó  sự có mặt của thất vọng và khổ đau. Sở dĩ con người có nhiều đau khổ là do con người có nhiều vụng dại đã gieo vãi, đã vứt xuống dòng sông tâm linh của mình quá nhiều chất độc về ngã.

Bất cứ ai ở trong đời ôm chất độc tự ngã mà sống thì người đó nghèo nhất đời. Họ nghèo về trí tuệ, họ nghèo về tình thương, họ nghèo về phước đức, họ nghèo về cách cư xử tốt đẹp, nghĩa là bất cứ cái gì thuộc về cao quý họ đều nghèo.

Tiểu luận này giới thiệu một lối sống – một cách sống được triển khai từ văn hóa Phật giáo – giúp những bạn trẻ có duyên tìm về với mục đích sống hiểu biết, yêu thương, vững chải, thảnh thơi, ung dung trong cuộc đời.

 còn tiếp

Bài khác nên xem

Văn nghệ mừng Phật Đản PL.2559 – GĐPT Tây Thiên (Cam Ranh)

Huệ Quang GĐPTVN

Trầm hương đốt – Bửu Bác

ducquang

Nhạc: Xuân Ly Hương – Đức Quảng

ducquang