Sau mỗi lần tiễn biệt

 ss34

Tôi không là thi sĩ nhưng thấy khói Lam chiều quyện toả vút lên cao rồi phủ xuống như cái nóc của căn nhà Việt Nam. Tôi thấy lòng xao xuyến cần nói viết những gì khi mỗi lần tiễn biệt anh chị mình trong những phút chia ly. Như những cánh nhạn lạc đàn, như những cánh hạt kêu sương.

Tôi đã tiễn những người anh áo Lam đã có mặt từ thời Đồng Ấu. Rồi trường kỳ kháng chiến các anh vào bưng biền với chỉ một ước mong cho dân mình thoát xích xiềng nô lệ.

Quê hương ta đó vẫn ngẫng cao đầu ngạo nghễ, nhưng dân tộc mình cúi xuống, mắt lưng tròng rơi lệ bởi tiến lùi thành những bước ê chề.

Tôi đã tiếp xúc với các anh được gọi là về vùng Tề ô nhục, nhưng tâm can thôi thúc bước lên trên đặt viên đá xây dựng nên nền đệ nhất cộng hoà.

Tôi đã tiếp xúc với các anh thẳng ngay, yêu tha thiết các em thơ mới lớn, tuổi Sen non, tuổi Oanh vũ đồng niên.

Tôi đã từng đi đưa các anh tham gia nhiều chế độ, nhưng khi lìa trần trên tuyệt lộ vẫn đông chật người đưa.

Tôi đã từng tiễn anh Văn Đình Hy vào một ngày Sài Gòn mưa tầm tả như giọt sầu rơi xuống từ ngàn trang nhật ký để lại cho bé Na.

Xin cứ sống như những gì đáng sống, thì công danh, thì sự nghiệp, thì danh dự của đời người đâu đã dễ kết nên hệ luỵ làm thiệt đến hình hài.

Hoa tháng tư rụng để đàm hoa ngát toả. Anh Tâm Liên từ giã Vạn Hạnh 2. Ngày ấy Sài Gòn thiếu đói nhưng qua bảy ngày tang lễ hơn cả chục ngàn người thăm. Ngài Trí Quang, ngài Tâm Hướng đều chấn tích niệm hương chú nguyện. Cho anh đi là chấm dứt thời vận bĩ, đoạn trừ khoát láo, ba xạo trong ngôn ngữ xã hội bang giao.

Anh để lại hơn trăm bài thơ, vượt lên trên phù vân hư ảo để Cát Tường phối âm và tiết tấu hầu âm sắc bay xa.

Cứ mỗi lần một anh chị em nằm xuống thì mười lăm hai mươi đơn vị lại hùng dũng đứng lên.

Sinh ra anh không khắc ÁC khắc TÀ khắc MA khắc QUỸ mà là khắc TỪ khi tâm địa lại đại lượng bao dung. Anh là Lý Thuyết Gia xây dựng cơ cấu. Anh là người lãnh đạo viết CƯƠNG YẾU ĐIỀU HÀNH. Anh là nhà quản trị thực thi QUY CHẾ. Anh có Tâm, anh có Tầm xuyên suốt nên gọi là NHƯ TÂM.

Nếu còn TÂM là còn tất cả. Nếu mất TÂM biển cả hoá NƯƠNG DÂU. Anh không phải là người đứng đầu của tổ chức. Nhưng anh luôn đi trước trong cuộc đời năm trược. Nên anh là Vua không ngai vàng như Nguyễn Quang Tú là vị tướng không lon lá nhưng xuất xữ phi thường với lập trường không khoan nhượng, là THẠCH TRỤ NHÀ LAM chống giữ cơ đồ hai mươi lăm năm thời hậu 1975.

Tôi là một trong 45 ACE có mặt dưới chân đài LỤC HOÀ Trại trường GĐPTVN. Ngày 19 tháng 02 năm 1995 đống tâm nhất hướng chấm dứt thời vận bĩ. Sẳn sàng luỵ mình cho tổ chức quyết sinh!

Sự cố Nguyên Thiều biến động Lương Sơn vì sao đỗ nát? Ai đem lịch sử làm canh bạc tính toán chuyện đỏ đen?

Con kính lạy trước chân dung ngài bậc đại nhơn kỳ vỹ sống một đời đạm bạc sống nhu hoà nhưng vô cùng vững chải hơn cả núi Thái Sơn. Ngài cô đơn không tả phù hữu bậc, không tiên phong không tập hậu nên làm sao chịu thấu giữa ba đào mạt pháp bảo giông! Nhắc đến Ôn luỵ nhỏ hai hàng, bởi con đây cũng chỉ là người vô tài bất trí, đến đi không tự tại, qua lại không viên dung. Ngàn lần tạ tội xin ngài thứ tha. Anh TÂM LẠC đã qua bài học Sánh So còn đó. Lục ngưu chỉ pháp có phải chăng ý hướng anh quay về?

Anh Tâm Huệ coi đời như một sân khấu hề không khác. Lúc đông vui vuốt chòm râu bạc: Phú quý hề! Danh lợi hề! Phu thê hề! Một đời qua cơn mê!

Anh Hồng Liên kinh qua nhiều bão tố bởi để Tâm kẹt vào nơi trần Cảnh nên Phan duyên vùi dập nợ Hồng Trần. Nhưng rất may anh đã kịp thời quay lại nên lên bờ cập bến vô sanh!

Gia Đình Phật Tử Việt Nam gặp nạn Phong Ba. Chưa hội tập Yết Ma đã ngang xương bị đuổi ra khỏi nhà. Thiền sư Thiện Hạnh đã từ bỏ hạnh độ tha, đã huỷ bỏ chức danh Trưởng Ban Hướng Dẫn của Huynh trưởng cấp Dũng Nguyên Ngộ Nguyễn Sĩ Thiều. Người mà ngài đệ tứ Tăng Thống đã tấn phong cấp Dũng trong biến động, ngài đệ Tam Tăng Thống quảy dép cỏ về Tây. Để trấn uy vùng địa đầu cánh Bắc, để giữ vững cương duy đạo thống trong tháng năm đạo pháp lâm nguy. Từ căn gác nhà cô Mỹ Hạnh nhìn cây cầu Đông Ba và cây Sanh già trước ngõ mà ACE Lam viên mọi miền thường ngồi đó nhấp ly cà phê và kể chuyện lam tình cho anh chị cả nghe. Tôi đã viết bài thơ Tiễn biệt.

Tôi cũng từng có mặt ở thành phố sương mù để tiển đưa nhà giáo Năng Quang. Tôi có viết bài “Sống trọn đời Lam” thế cho lời chia tay tha thiết.

Đã có lần tôi về Duy Xuyên để giã từ Huynh Chương niên trưởng rồi cùng Sáu Đen vượt lên miền thượng thăm Mỹ Sơn và viết tiêu khúc Champa.

Tôi có mặt ở vùng Đồng Tháp để chia tay Nguyễn An – Tô Văn Ren. Rồi một chiều cuối thu tôi về thành phố biển chợt thấy lòng xao xuyến bởi hương từ Cỏ May.

Thành phố Phan Rang tháp Chàm Ninh Thuận bỗng rực rỡ sắc màu hoa tươi của xứ sương mù. Cộng hai mươi hai phái đoàn trên mọi miền đất nước để tiển biệt anh Ba Thọ Thị Đề. Người anh sống gần tròn thế kỹ và hạnh đức thì tuyệt vời không thể nào chê. Trên chư tôn đức Tăng Ni tuyệt nhiên kính nễ sáu mươi năm chánh ký chỉ mỗi cụ Thị Đề. Dưới ACE Lam quần tụ doanh vây giây thân ái miên trường kết chặt. Tôi có viết “Anh đã ra đi” nói đến anh rõ “Bất khả tư nghì” dù nắp quan bây giờ có khép lại. Với anh lời ca “DÂY THÂN ÁI” ý nghĩa nhất phải là lời ca VÔ THANH và thông điệp bí yếu anh gởi cho tổ chức lúc nầy là: “TUYỆT NHIÊN VÔ TRANH”phải không anh?./.

THỊ NGUYÊN

Bài khác nên xem

Bông Hồng Cài Áo Nhất Hạnh

phuocthanh

Tuệ Sỹ – DẪN VÀO THẾ GIỚI VĂN HỌC PHẬT GIÁO

phuocthanh

Nỗi lòng của mẹ

nhuanphap